5 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức mới nhất (đầy đủ ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách mới có ma trận đề thi chi tiết cùng với gợi ý đáp án sẽ là tài liệu ôn tập Ngữ văn 8 học kì 1 bổ ích cho các em. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Văn 8 Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và băng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được các biện pháp tu từ.

- Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó

Thông hiểu:

- Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng.

- Hiểu được thông điệp văn bản muốn gửi gắm

Vận dụng:

- Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với bản thân

3 TN

5 TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài văn nghị luận văn học – phân tích một tác phẩm văn học.

- Xác định được vấn đề nghị luận: Giá trị nội dung/nghệ thuật của tác phẩm văn học

- Sắp xếp đúng bố cục của bài văn nghị luận.

Thông hiểu:

- Hiểu, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đặc biệt chú ý các yếu tố tiếng cười trào phúng trong thơ

Vận dụng:

- Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học thuộc thể loại thơ trào phúng

Vận dụng cao:

- Sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo khi lập luận.

- Có sáng tạo riêng trong cách diễn đạt, lập luận làm cho lời văn hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.

1TL*

Tổng

3 TN

5 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

2. Đề thi học kì 1 Văn 8 sách Kết nối - đề 1

Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 - 8

“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.

Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.

(Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Tản văn

D. Truyện ngắn

Câu 2. Luận đề trong văn bản trên là gì ?

A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt

B. Trong cuộc sống có người tài giỏi và có người yếu kém

C. Giá trị của vịt và thiên nga

D. Mỗi người phải chuyên cần cố gắng từng ngày

Câu 3. Đoạn văn thứ 3 được triển khai theo cách nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Phối hợp

Câu 4. Nghĩa của thành ngữ “ độc nhất vô nhị” là:

A. tâm địa độc ác là duy nhất

B. sự khác biệt là độc nhất

C. sự riêng biệt độc đáo là duy nhất

D. duy nhất, độc đáo, chỉ có một không có hai

Câu 5. Trong các nhóm từ sau , đâu là nhóm từ Hán Việt?

A. tài năng, vô dụng, thông minh, vượt qua

B. tài năng, chuyên cần, vô dụng, bẩm sinh

C. tài năng, vô dụng, thông minh, ấm áp

D. tài năng, vô dụng, thông minh, cà vạt

Câu 6. Điều kì diệu mà tác giả nói tới trong văn bản trên là gì?

A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả

B. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga

C.Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một

D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon

Câu 7. Phần in đậm trong văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Ẩn dụ

B. Đảo ngữ

C. Điệp ngữ

D. So sánh

Câu 8. Câu văn “ Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.” có vai trò gì trong đoạn văn?

A. Lí lẽ

B. Dẫn chứng

C. Vừa là lí lẽ vừa là dẫn chứng

D. Luận điểm

Trả lời các câu hỏi sau

Câu 9. Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua văn bản ?

Câu 10. Vấn đề mà văn bản đề cập đến có ý nghĩa như thế nào với em?

Phần II: Viết (4 điểm).

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng mà em thích nhất.

3. Đáp đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 KNTT - đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

- Nêu đúng thông điệp mà văn bản muốn gửi:

Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó

1,0

10

HS nêu được

Em nhận ra giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì?Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào? Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn?

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài phân tích tác phẩm VH

- Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.

- Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận văn học.

- Trình bày, phân tích rõ các khía cạnh của vấn đề

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề:

0,25

c. - Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận để viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.

- Trình bày được quan điểm, ý kiến (tán thành) của người viết về giá trị đặc sắc của TPVH.

0,5

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có).

2. Thân bài

Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày thân bài theo một hệ thống ý tương đương.

- Phương án 1:

· Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng)

· Ý 2: Câu thơ thứ… (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng)

· Ý…

- Phương án 2:

· Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (đối tượng trào phúng, lí do khiến đối tượng bị phê phán…)

· Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng…)

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo:

- Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

4. Đề thi học kì 1 Văn 8 sách Kết nối - đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì ?

Người thợ may đáp :

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu)

Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.

Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6 (0.5 điểm): Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

D. Cả A và B

Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?
A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.

B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.

C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

Câu 8 (0.5 điểm): Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.

C. Hay nịnh nọt cấp trên.

D. Khinh ghét người nghèo khổ.

Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

5. Đáp án đề thi học kì 1 Văn 8 sách Kết nối - đề 2

Xem trong file tải về.

6. Đề thi học kì 1 Văn 8 sách Kết nối - đề 3

I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản:

BÀN VỀ PHÉP HỌC

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ1, nền chính học đã bị thất truyền2. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường3. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.

Phép dạy, nhất định theo Chu Tử4. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử5. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.

Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.

(La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

(1) Đến giờ: là thời điểm Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung bản tấu vào tháng 8/1791.

(2) Thất truyền: bị mất đi, không được truyền lại cho đời sau.

(3) Tam cương, ngũ thường: chỉ ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là vua tôi, cha con, chồng vợ và các đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của con người.

(4) Chu Tử: Chu Hi, nhà nho nổi tiếng, đồng thời là nhà triết học, giáo dục học thời Nam Tống.

(5) Tứ thư, ngũ kinh, chư sử: những quyển sách kinh điển của Nho giáo, những cuốn sách sử nổi tiếng thời xưa.

Lựa chọn phương án đúng nhất (3,0 điểm):

Câu 1. Văn bản được viết theo thể loại nào?

A. Văn bản thông tin

B. Truyện ngụ ngôn

C. Văn bản nghị luận

D. Truyện lịch sử

Câu 2. Trong đoạn mở đầu, tác giả khẳng định mục đích của việc học chân chính là gì?

A. Học để biết rõ đạo

B. Học để làm quan

C. Học hòng cầu danh lợi

D. Học lấy hình thức

Câu 3. Theo văn bản, nền chính học bị thất truyền dẫn đến hậu quả gì?

A. Nước mất, nhà tan. Nhân dân đói khổ, cơ cực.

B. Nước mất, nhà tan. Chúa ưa nịnh, thần kém cỏi.

C. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Triều đình rối loạn.

D. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan.

Câu 4. Phép học nào được nhắc đến trong văn bản?

A. Chỉ tập trung rèn thực hành.

B. Học từ tiểu học rồi tiến lên.

C. Học từ kiến thức cao xuống thấp.

D. Chỉ tập trung ghi nhớ lý thuyết.

Câu 5. Câu thành ngữ hoặc tục ngữ nào có ý nghĩa tương đồng với lời khuyên theo điều học mà làm?

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở

B. Học đi đôi với hành

C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

D. Học một biết mười

Câu 6. Luận đề của văn bản là:

A. Bàn về mục đích và phương pháp học tập đúng đắn.

B. Bàn về tác dụng khi đạo học thành đối với đất nước.

C. Bàn về hậu quả khi nền chính học bị thất truyền.

D. Bàn về ý định mở trường dạy học ở khắp mọi nơi.

Thực hiện các yêu cầu (3,0 điểm):

Câu 7. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.

Câu 8. (1,0 điểm) Tìm trong câu văn in đậm 02 từ Hán Việt và giải nghĩa 01 từ trong đó.

Câu 9. (1,0 điểm) Em hãy nêu ngắn gọn 01 thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân sau khi đọc văn bản.

II. Phần Viết (4,0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận về vai trò của thế hệ trẻ với tương lai của đất nước.

7. Đáp án đề thi học kì 1 Văn 8 sách Kết nối - đề 3

Phần/Câu

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

6,0

Lựa chọn đáp án đúng nhất

1

2

3

4

5

6

C

A

D

B

B

A

Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm.

3,0

Thực hiện các yêu cầu

Câu 7

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: Từ không được lặp lại bốn lần.

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Nhấn mạnh ý nghĩa của việc mài ngọc và việc học. Viên ngọc thô sơ qua mài giũa mới thành vật quí. Cũng như con người phải trải qua học tập mới hiểu rõ đạo, biết cách ứng xử để trở thành người tốt, nhân tài cho đất nước.

HS có thể diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương đạt điểm tối đa.

0,5

0,5

Câu 8

- Hai từ Hán Việt: Thiên hạ, thịnh trị…

- Giải nghĩa (HS chọn 01 từ để giải nghĩa).

Ví dụ:

+ Thiên hạ: Tất cả những gì dưới trời, ở đây chỉ mọi người.

+ Thịnh trị: Yên ổn, tốt đẹp.

HS có thể diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương đạt điểm tối đa.

0,5

0,5

Câu 9

Một bài học ý nghĩa nhất cho bản thân.

HS có thể trình bày 01 bài học theo gợi ý sau:

- Muốn đạt hiệu quả cao nhất phải có cách học đúng đắn.

- Trước khi học, cần xác định mục đích học tập đúng đắn.

- Mỗi người cần cố gắng học tập để xây dựng và phát triển đất nước.

HS nêu được 01 bài học và có thể diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương đạt điểm tối đa.

1,0

Phần Viết.

4,0

I. Yêu cầu chung

- Xác định đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề đời sống.

- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

- Nêu được vấn đề nghị luận, trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết.

- Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

II. Yêu cầu cụ thể

1. Mở bài:

Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: vai trò của thế hệ trẻ với tương lai của đất nước.

0,5

2. Thân bài:

* Giải thích ngắn gọn vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh thiếu niên, thường được quan tâm trang bị kiến thức, sức khoẻ, rèn luyện đạo đức chuẩn bị làm chủ cuộc đời, gia đình, đất nước…

* Vì sao lại có ý kiến như vậy? (Lí lẽ, bằng chứng)

Tuổi trẻ là nguồn nhân lực dồi dào, có sức khoẻ, tri thức, có tinh thần hăng hái, nhiệt huyết, ước mơ, hoài bão, dám nghĩ dám làm… chiến đấu bảo vệ, giữ vững nền độc lập; làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp, phát triển…

* Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng)

- Trong chiến tranh: Tuổi trẻ hăng hái lên đường ra chiến trường, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ Tổ quốc, giữ yên bờ cõi …

- Trong thời bình: Thanh niên chiếm đa số trong lực lượng mang trí tuệ, sức khoẻ, sức sáng tạo tiên phong trong mọi lĩnh vực để bảo vệ, dựng xây đất nước giàu mạnh…

Hs có thể lấy bằng chứng minh họa trong thực tế, hoặc lịch sử, văn học, lấy 01 bằng chứng làm sáng tỏ nhiều lí lẽ phù hợp.

* Liên hệ, mở rộng vấn đề. (Lí lẽ, bằng chứng

Nhà trường, gia đình, xã hội quan tâm tạo điều kiện cho tuổi trẻ học tập…, bản thân người trẻ ý thức được mục đích học tập để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho quê hương, đất nước. Phê phán thói lười biếng, ỷ lại…

3,0

0,25

0,75

1,25

0,75

3. Kết bài:

Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

0,5

Tổng

10,0

Lưu ý: Khi chấm, GV không cho điểm hình thức riêng. Nếu bài làm trình bày cẩu thả, chữ quá xấu, sai từ 05 lỗi chính tả trở lên có thể trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm.

............................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 47.113
0 Bình luận
Sắp xếp theo