Viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về bài thơ Nhớ mùa thu Hà Nội

"Nhớ mùa thu Hà Nội" là bài hát do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác vào năm 1985. Bài hát đưa người nghe đến với những dãy nhà cổ kính trầm mặc bên những hàng cây nhuốm sắc màu thời gian và một hương vị riêng có của không gian Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ mùa thu Hà Nội hay và ý nghĩa trong bài viết sau đây.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ mùa thu Hà Nội

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 300 chữ chia sẻ cảm xúc về bài thơ Nhớ mùa thu Hà Nội

Gợi ý

- Bài thơ là những dòng cảm xúc và nỗi nhớ thiết tha về một Hà Nội cổ kính, nên thơ vào độ thu về.

- Về cấu trúc, bài thơ có năm khổ không đều nhau về số dòng, số chữ. Mỗi khổ biểu đạt một khía cạnh nội dung, cảm xúc; nhưng tất cả thể hiện nỗi nhớ của Trịnh Công Sơn về mùa thu và con người Hà Nội. Hai dòng đầu là nỗi nhớ về một Hà Nội mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính mang dấu ấn của đất Kinh kỳ xưa. Khổ hai là nỗi nhớ của tác giả về hương hoa sữa, hương cốm mới – những nét rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Khổ ba là hình ảnh Hồ Tây trong một buổi chiều thu huyền ảo, khói sương. Khổ bốn và năm là tình yêu và nỗi nhớ của tác giả về con người Thủ đô trong nỗi niềm riêng “nhớ đến một người”.

- Bài thơ với ngôn từ và hình ảnh gợi cảm, mượt mà, đã diễn tả tài tình thần thái của mảnh đất kinh kỳ. Đó là một Hà Nội thật lãng mạn, mộng mơ khi mùa thu về cùng với nét trầm tư, cổ kính của “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu” mà không nơi nào có được. Qua bài thơ, người đọc bắt gặp hồn thiêng núi sông ngàn năm, đồng thời vẽ nên một bức tranh mùa thu tuyệt vời, mê đắm lòng người qua hình ảnh “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”.

- Nếu khổ đầu Trịnh Công Sơn hoài niệm vẻ đẹp ấn tượng nhất, dễ nhận thấy nhất của mùa thu Hà Nội qua màu đỏ của lá bàng, màu vàng của hàng cây cơm nguội, thì sang khổ hai tác giả lại tập trung vào cái tinh vi, vô hình nhưng lại sống động của mùi hoa sữa và hương cốm thơm mỗi độ thu về. Trong khoảnh khắc giao mùa ấy, nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội được tác giả khám phá và đưa vào ca từ các hình ảnh vô cùng mới mẻ, ấn tượng. Từng ngọn gió mùa thu thơm nồng nàn hoa sữa, từng bàn tay nhỏ nhắn thơm hương cốm xanh, ngay cả những bước chân người đi trên hè phố cũng bất giác vương vương thơm mùi cốm sữa. Xa Hà Nội, nhưng những gì thuộc về Hà Nội vẫn không rời, cứ vấn vương như một nỗi niềm: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/Mùa hoa sữa về, thơm từng ngọn gió/Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ/Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”.

- Trong khổ ba, hình ảnh Hồ Tây vào buổi chiều thu hiện lên huyền ảo và nên thơ như một bức tranh thủy mặc được nhà danh họa vừa phác vẽ xong. Mặt nước hồ lay động dưới ánh chiều vàng như thể đang xuyến xao, rung cảm theo tiếng mời gọi của bờ xa. Màu sương mờ lãng đãng, giăng giăng như niềm nhớ thương da diết; từng bầy sâm cầm tránh rét đang bay về hướng mặt trời tìm hơi ấm cuối thu.

- Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh đặc trưng của Hà nội, các phép điệp ngữ, điệp cấu trúc, ngôn ngữ gợi cảm... trong lời thơ gợi lên tình cảm lưu luyến, bâng khuâng và cả nỗi nhớ thiết tha trong tâm hồn tác giả.

- Bài thơ làm chúng ta ngỡ ngàng khi nhận được tín hiệu tình yêu thiết tha, bỏng cháy của Trịnh Công Sơn dành cho con người nơi đây. Bắt đầu là tình yêu đối với một người khi “đi giữa mọi người”. Nỗi nhớ ở đây vừa hiện hữu, cụ thể về “một người” nhưng lại hoàn toàn vô hình, vô danh tính. Chính nét khơi gợi nhiều mông lung ấy đã được sự chia sẻ, đồng cảm của nhiều bạn đọc yêu thơ, các thế hệ yêu nhạc Trịnh Công Sơn, yêu mùa thu Hà Nội.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ mùa thu Hà Nội

Bài thơ Nhớ mùa thu Hà Nội là những dòng cảm xúc và nỗi nhớ thiết tha về một Hà Nội cổ kính, nên thơ vào độ thu về.

Hai dòng đầu là nỗi nhớ về một Hà Nội mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính mang dấu ấn của đất Kinh kỳ xưa. Khổ hai là nỗi nhớ của tác giả về hương hoa sữa, hương cốm mới – những nét rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Khổ ba là hình ảnh Hồ Tây trong một buổi chiều thu huyền ảo, khói sương. Khổ bốn và năm là tình yêu và nỗi nhớ của tác giả về con người Thủ đô trong nỗi niềm riêng “nhớ đến một người”.

Bài thơ với ngôn từ và hình ảnh gợi cảm, mượt mà, đã diễn tả tài tình thần thái của mảnh đất kinh kỳ. Đó là một Hà Nội thật lãng mạn, mộng mơ khi mùa thu về cùng với nét trầm tư, cổ kính của “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu” mà không nơi nào có được. Qua bài thơ, người đọc bắt gặp hồn thiêng núi sông ngàn năm, đồng thời vẽ nên một bức tranh mùa thu tuyệt vời, mê đắm lòng người qua hình ảnh “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”.

Trong khoảnh khắc giao mùa ấy, nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội được tác giả khám phá và đưa vào ca từ các hình ảnh vô cùng mới mẻ, ấn tượng. Từng ngọn gió mùa thu thơm nồng nàn hoa sữa, từng bàn tay nhỏ nhắn thơm hương cốm xanh, ngay cả những bước chân người đi trên hè phố cũng bất giác vương vương thơm mùi cốm sữa. Xa Hà Nội, nhưng những gì thuộc về Hà Nội vẫn không rời, cứ vấn vương như một nỗi niềm: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/Mùa hoa sữa về, thơm từng ngọn gió/Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ/Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”.

Bài thơ làm chúng ta ngỡ ngàng khi nhận được tín hiệu tình yêu thiết tha, bỏng cháy của Trịnh Công Sơn dành cho con người nơi đây. Bắt đầu là tình yêu đối với một người khi “đi giữa mọi người”. Nỗi nhớ ở đây vừa hiện hữu, cụ thể về “một người” nhưng lại hoàn toàn vô hình, vô danh tính. Chính nét khơi gợi nhiều mông lung ấy đã được sự chia sẻ, đồng cảm của nhiều bạn đọc yêu thơ, các thế hệ yêu nhạc Trịnh Công Sơn, yêu mùa thu Hà Nội.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.365
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm