Phân phối chương trình Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo cả năm

Tải về

Phân phối chương trình KHTN 9 CTST

Phân phối chương trình môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025 - Hoatieu xin chia sẻ đến các thầy cô mẫu phân phối chương trình Khoa học tự nhiên 9 bộ sách Chân trời sáng tạo giúp các thầy cô nắm được nội dung của các tiết học môn Khoa học tự nhiên 9 đầy đủ các tuần. Với mẫu kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 9 bộ CTST dưới đây, các thầy cô có thể dễ dàng điều chỉnh lại sao cho phù hợp với nội dung dạy học tại địa phương cũng như lên kế hoạch cho việc soạn giáo án mới.

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGK KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9

Mở đầu (2% = 3 tiết) + Hoá học (31% = 43 tiết) + Vật lí (28% = 39 tiết) + Sinh học (25% = 35 tiết) + TĐBT (4% = 6 tiết) + KTĐG (10%)

Chủ đề

Bài học

Yêu cầu cần đạt (Mục tiêu)

Số tiết

Ghi chú

thuyết

Ôn

tập

MỞ ĐẦU

(3 tiết)

Bài 1. Giới thiệu một số dụng cụ hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.

– Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm

được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

3

Chủ đề 1 NĂNG LƯỢNG HỌC

(6 tiết)

Bài 2. năng

– Viết được biểu thức tính động năng của vật.

– Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.

– Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.

– Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển

hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.

3

Bài 3. Công công suất

– Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.

– Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.

– Tính được công và công suất trong một số trường hợp

đơn giản.

2

Ôn tập chủ đề 1

1

Chủ đề 2 ÁNH SÁNG

(13 tiết)

Bài 4. Khúc xạ ánh sáng

– Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).

– Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.

– Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường.

– Vận dụng được biểu thức n = sini/sinr trong một số trường hợp đơn giản.

– Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng, giải thích

được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

3

Bài 5. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

– Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.

– Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng Mặt Trời qua lăng kính.

– Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.

– Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

– Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

– Vận dụng kiến thức về màu sắc ánh sáng, giải thích

được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

3

Bài 6. Phản xạ toàn phần

– Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra

phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn.

2

Bài 7. Thấu kính. Kính lúp

– Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ.

– Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.

– Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).

– Vẽ được ảnh qua thấu kính.

– Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.

– Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.

– Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.

– Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.

4

Ôn tập chủ đề 2

1

Chủ đề 3 ĐIỆN

(10 tiết)

Bài 8. Điện trở. Định luật Ohm

– Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

– Thực hiện thí nghiệm để xây dựng được định luật Ohm: cường độ dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ

nghịch với điện trở của nó.

5

.......................

Mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
2 3.788
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm