Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: hoà bình, yêu thương, đoàn kết

Tìm từ trái nghĩa với các từ: hoà bình, yêu thương, đoàn kết - Giải bài tập Tuần 4: Luyện từ và câu - Từ trái nghĩa Trang 43 Tiếng Việt lớp 5, Chủ điểm: Cánh chim hòa bình. Sau đây, HoaTieu.vn xin đưa ra hướng dẫn trả lời chi tiết cho bài tập từ trái nghĩa trên. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Chơi trò chơi: Thi tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

  • a. hoà bình
  • b. yêu thương
  • c. đoàn kết
Tìm từ trái nghĩa với các từ: hoà bình, yêu thương, đoàn kết
Tìm từ trái nghĩa với các từ: hoà bình, yêu thương, đoàn kết

1. Từ trái nghĩa với hòa bình

1.1. Từ trái nghĩa với hòa bình

Các từ trái nghĩa với hòa bình là: chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn, chiến loạn, tình trạng hỗn loạn, không yên bình.

1.2. Từ đồng nghĩa với Hòa bình

Tham khảo bài viết:

1.3. Hòa bình là gì?

Hòa bình là trạng thái yên bình, không có chiến tranh.

Hoà bình được hiểu là một trạng thái lý tưởng của tự do, hạnh phúc, yên bình giữa các quốc gia trên thế giới. Hay còn được hiểu là trạng thái không xảy ra chiến tranh, cướp, bóc lột như trong lịch sử của nước ta có các cuộc chiến chống Mỹ.

2. Từ trái nghĩa với yêu thương

2.1. Từ trái nghĩa với yêu thương là gì?

Các từ trái nghĩa với yêu thươngthù hận, thù ghét, căm ghét, ghét bỏ, căm thù, chán ghét, ghét cay ghét đắng...

2.2. Yêu thương là gì?

Tình yêu thương là một khái niệm chỉ phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau. Còn được hiểu là sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, gắn bó lẫn nhau để cùng sống và tồn tại. Là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ thành tâm, thành ý.

Tình yêu thương được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể là một lời nói, cử chỉ quan tâm, ân cần hay hành động to lớn. Tất cả xuất phát từ tình thương, từ chữ Tâm trong mỗi con người, chứa đựng cả tình yêu và tình thương.

3. Từ trái nghĩa với đoàn kết

3.1. Từ trái nghĩa với Đoàn kết là gì?

Các từ trái nghĩa với Đoàn kết là: chia rẽ, xung khắc, chia bè kết phái, bè phái...

3.2. Đoàn kết là gì?

Đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó.

4. Từ trái nghĩa với giữ gìn

4.1. Từ trái nghĩa với giữ gìn

Trái nghĩa với giữ gìn là: phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại

4.2. Giữ gìn là gì?

Giữ gìn hiểu theo nghĩa chung nhất là giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, hoặc tổn hại

5. Từ trái nghĩa là gì? Phân loại, ví dụ cụ thể

 Từ trái nghĩa

a. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ đương liên, chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh các khái niệm. Có rất nhiều từ trái nghĩa, ví dụ như : cao - thấp, trái - phải, trắng - đen,...Diễn tả các sự vật sự việc khác nhau chính là đem đến sự so sánh rõ rệt và sắc nét nhất cho người đọc, người nghe.

b. Phân loại từ trái nghĩa

- Từ trái nghĩa hoàn toàn:

Loại từ này cũng rất dễ để xác định trong một câu có sử dụng nó cụ thể với những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ : dài - ngắn; cap - thấp; xinh đẹp - xấu xí; to - nhỏ; sớm - muộn; yêu - ghét; may mắn - xui xẻo; nhanh - chậm;...

- Từ trái nghĩa không hoàn toàn:

Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ - khổng lồ; thấp - cao;...

6. Bài tập về từ trái nghĩa lớp 5 có đáp án

1. Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:

Chết vinh còn hơn sống nhục.

Trả lời:

Các từ trái nghĩa với nhau có trong câu tục ngữ trên là:

Sống/chết

Vinh/nhục

2. Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

Trả lời:

Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam - thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.

3. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a) Gạn đục khơi trong.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

c) Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Trả lời:

a) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: gạn – khơi, đục – trong

b) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: đen – sáng

c) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: rách – lành, dở - hay

4. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

a) Hẹp nhà …. bụng.

b) Xấu người … nết.

c) Trên kính … nhường.

Trả lời:

Các từ được điền vào chỗ trống như sau:

a) Hẹp nhà rộng bụng.

b) Xấu người đẹp nết.

c) Trên kính dưới nhường

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Tiếng Việt 5 - Lớp 5 chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
17 5.317
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm