SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6 (Chương trình mới) 2024

Sau đây là trọn bộ nội dung file Word Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử - Địa lý lớp 6: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6 được Hoatieu.vn chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo và tải về.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Lịch sử và Địa lý đang là vấn đề bức thiết hiện nay. Bởi môn học này không chỉ có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học viên các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; nó còn tạo tiền đề giúp học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công dân có ích. Trong chương trình giáo dục hiện nay, Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Qua đó, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, khám phá thế giới, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

Nhìn chung, việc dạy và học lịch sử và địa lý phải đổi mới toàn diện về: nội dung, mục tiêu, phương pháp, phương tiện... Để đảm bảo đạt được những mục đích của môn học, mang đén kiến thức, giá trị lợi ích của bộ môn này mang lại cho học sinh, giáo viên trước hết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động hoạt động của học sinh. có thể thấy đề tài có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Mời các bạn tải file Word Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 từ nút tải của bài viết nhé.

Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử - Địa lý lớp 6

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 bao gồm những nội dung chính sau:

1. Tên sáng kiến:

Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử&Địa lý lớp 6 (phân môn Địa lý )

2. Mô tả bản chất của sáng kiến:

Dạy và học là hai hoạt động sư phạm nhằm mục đích hình thành các đơn vị kiến thức và kỹ năng cho người học. Mục tiêu đó đạt được hay không phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy học và sự hoạt động tích cực của thầy và trò.

Hiện nay, các phương pháp dạy học tích cực đã và đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các môn học, trong đó có môn Địa lý. Muốn dạy học tích cực, điều khó khăn nhất cần giải quyết đó chính là phải tạo được sự chủ động, tích cực của người học. Bởi người dạy và các cá nhân khác không thể “học thay” hay bắt buộc được bản thân người học nhồi nhét nội dung kiến thức của bài học. Thay vào đó, sẽ là việc khơi dậy, gợi mở tạo tâm thế và hứng thú cho người học, khiến người học tự giác, chủ động đi tìm và lĩnh hội các tri thức của bộ môn.

Muốn tổ chức hoạt động dạy học như vậy, giáo viên cần chuẩn bị trước cho học sinh những tình huống học tập, hệ thống câu hỏi để học sinh tự đặt mình vào các tình huống đó, tự quan sát, suy nghĩ, tra cứu, làm thí nghiệm, đặt giả thuyết, phán đoán, làm thử, tự giải quyết vấn đề để tìm ra kiến thức mới, tham gia làm việc hợp tác theo nhóm, tự học thông qua việc tham khảo thông tin từ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, các phương tiện thông tin và từ thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

Đặc biệt để áp ứng yêu cầu cần đạt của phân môn Địa lý trong bộ môn Lịch sử Địa lý lớp 6 thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018 học sinh cần thực sự hoạt động, thực hành trong các giờ học. Qua đó, các em mới bộc lộ năng lực, phẩm chất, điểm mạnh, điểm yếu, nhận ra sở thích, sở trường của bản thân, từng bước định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời giáo viên có căn cứ để giúp học sinh cải thiện năng lực học tập.

Địa lý là một môn học rất quan trọng đối với học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. Việc học Địa lý giúp học sinh có kiến thức về ranh giới tự nhiên, hiểu về điều kiện tự nhiên ở nước ta và các nước khác trên thế giới, hiểu được các hiện tượng thiên nhiên, có kinh nghiệm trong đời sống về thời vụ, thời tiết để sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp… Đặc biệt môn học này giúp học sinh trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết quan tâm về môi trường, giáo dục cho các em biết bảo vệ môi trường.

Để đảm bảo được những mục đích, yêu cầu, để đạt được những kiến thức, giá trị lợi ích của bộ môn này mang lại cho học sinh, người giáo viên trước hết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động hoạt động của học sinh. Việc tạo ra một môi trường học tập sinh động và thú vị đóng một vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập môn Địa lý tại trường. Vậy làm thế nào để học sinh say mê hứng thú trong các giờ học Địa lý, là một giáo viên Địa lý chúng ta có thể mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, luôn làm mới mẻ, kích thích học sinh ham học hay không? Làm thế nào để mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp học sinh luôn ấn tượng về màu sắc hình ảnh và âm thanh sinh động của nó, từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài học khi được khơi gợi?

Dựa trên kinh nghiệm đứng lớp, giảng dạy bộ môn Địa lý tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ trong nhiều năm qua, bản thân tôi nhận thấy cần thay đổi một số hoạt động trong các phần của tiết học, tích hợp các nội dung chương trình vào trong các hoạt động ngoại khóa, nhằm tạo hứng thú hơn trong việc tiếp thu kiến thức của bộ môn Địa lý này. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử&Địa lý 6 (phân môn Địa lý )”

3. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, người giáo viên phải biết vận dụng và tổ chức việc dạy học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh đảm bảo theo chương trình giáo dục phổ thông mới là phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Quá trình dạy học Địa lý, để giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức, giá trị lợi ích của bộ môn này mang lại, người giáo viên trước hết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Làm thế nào để mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp học sinh luôn ấn tượng về màu sắc hình ảnh và âm thanh sinh động của nó, từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài học khi được khơi gợi?

Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lý tại Trường THCS.................., trong những năm qua bản thân tôi được phân công giảng dạy ở tất cả các khối lớp học từ khối lớp 6 đến khối lớp 9. Khi giảng dạy mỗi một khối lớp bản thân tôi đều gặp những khó khăn nhất định. Đặc biệt là khối lớp 6 mới vào học lớp đầu cấp còn nhút nhát, chưa quen với nề nếp học tập, với bạn bè, với lớp, với trường nên còn nhiều bỡ ngỡ; chưa chú ý vào việc học, nhiều em học sinh còn coi nhẹ bộ môn Địa lý và việc học của các em còn lơ là, chưa tích cực hoạt động sôi nổi, ít giơ tay phát biểu chưa đam mê môn học này, các em chưa có ý thức trong học tập, nhất là trong việc chủ động tự học, hợp tác với các bạn và chưa tự tin với khả năng của bản thân. Nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động, học sinh khó nhớ lâu và khó khắc sâu kiến thức trong tâm trí của mình. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, và kết quả học tập sẽ không cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo học sinh thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh bằng cách thiết kế tạo ra các tình huống có vấn đề, định hình các hoạt động có trong bài học/chủ đề tiếp theo; lôi cuốn tất cả học sinh đều tham gia tích cực hoạt động nhóm; khai thác kiến thức nền của học sinh và đặc biệt học sinh được thực sự hoạt động, thực hành phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân.

Chính vì nguyên nhân trên mà bản thân tôi đã mạnh dạn đề ra những giải pháp để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh như: Thiết kế “Hồ sơ bài học”, phương pháp “Bàn tay nặn bột ’’, Kỹ thuật KWL, phương pháp trò chơi …

4. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại

Hiện tại, đổi mới giáo dục là một vấn đề không còn xa lạ. Chương trình Giáo dục Phổ thông mới nhằm hình thành những phẩm chất và phát triển năng lực cho người học. Thực tế đó đòi hỏi các thầy giáo, cô giáo cần phải không ngừng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để từ đó có thể tạo ra một giờ giảng sinh động, ấn tượng và chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả nhất.

Từ những thực trạng trong quá trình dạy học và sự tìm tòi học hỏi của bản thân về kiến thức môn Địa lý trong nhiều năm, bản thân thấy rằng cần phải nghĩ ra nhiều phương pháp dạy học mới hơn để kích thích sự ham học hỏi, chủ động sáng tạo của học sinh, thu hút sự chú ý ham thích môn học của học sinh trong giờ học Địa lý.

Các giải pháp bao gồm:

- Giải pháp 1: Sử dụng Hồ sơ bài học.

- Giải pháp 2: Phương pháp bàn tay nặn bột.

- Giải pháp 3: Kĩ thuật KWL.

- Giải pháp 4: Phương pháp trò chơi .

5. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến

Qua thời gian áp dụng sáng kiến này, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với môn học, tích cực giơ tay phát biểu sôi nổi, phát huy cao tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Hầu hết học sinh đều rất thích sử dụng phương pháp mới trong từng tiết học, học sinh yêu thích và tự tin hơn trong tiết học. Đa số các em đều ý thức tự học ở nhà và bộc lộ năng lực, phẩm chất, điểm mạnh, điểm yếu, nhận ra sở thích, sở trường của bản thân. Các em dễ dàng hiểu và nắm bắt các kiến thức Địa lý trong chương trình, trong các tiết học nhanh hơn.

Bên cạnh đó, qua khảo sát điều tra sự ham thích, hứng thú học tập môn Lịch sử Địa lý 6 (phân môn Địa lý) của học sinh khối lớp 6 đem lại kết quả khả quan.

..............................

Để xem chi tiết SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6 (Chương trình mới) 2024 file word, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 1.133
0 Bình luận
Sắp xếp theo