Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm 2024 (9 bài)

Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin chia sẻ đến quý thầy cô một số bài về Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm 2024. Mời thầy cô tải về và tham khảo.

Hội thi giáo viên dạy giỏi là hoạt động thường niên, tạo cơ hội giúp giáo viên giao lưu, học hỏi với các đồng nghiệp, cùng nhau trao đổi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Hội thi cũng hướng đến tạo động lực phấn đấu cho giáo viên tự hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Trong các hội thi giáo viên dạy giỏi môn Địa lý cấp THCS, việc trình bày giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng đến đổi mới việc dạy và học là phần không thể thiếu.

Dưới đây Hoatieu.vn xin gửi đến các thầy cô một số bài về Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS làm tài liệu cho các thầy cô tham khảo.

1. Nội dung của Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý 2024

Biện pháp dự thi giáo viên giỏi được làm theo hướng dẫn tại Thông tư 22/2019/ TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, cấu trúc của biện pháp phải đảm bảo những phần như sau:

- Phần mở đầu: Lý do chọn biện pháp:

+ Thực trạng phương pháp giảng dạy hiện nay => Từ đó nêu bật lên vai trò của biện pháp trong dạy - học. (Đối tượng của vấn đề là gì, giúp cải thiện điều gì?)

+ Rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.

+ Tên đề tài ngắn gọn, đơn giản

- Nội dung các biện pháp:

+ Trình bày rõ ràng, cụ thể, chi tiết các nội dung của biện pháp.

+ Kết quả thực hiện các biện pháp trong thực tế: Kết quả thu được sau khi áp dụng biện pháp, có số liệu, dẫn chứng thực tế so sánh trước và sau khi áp dụng biện pháp.

- Kết luận biện pháp:

+ Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng biện pháp: ưu điểm và hạn chế; phương hướng phát huy tối đa ưu điểm, giảm tối đa hạn chế => Đây chính là bài học cần rút ra.

+ Những kiến nghị, đề xuất để ứng dụng tốt hơn biện pháp trong thực tế (nếu có)

Nội dung của biện pháp: Trong phần nội dung, giáo viên có thể nêu 1 hoặc nhiều biện pháp giáo dục do chính giáo viên đúc rút kinh nghiệm, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Sáng kiến đó phải phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học tại các nhà trường, như: giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới trong tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, dạy học lý thuyết gắn liền với áp dụng thực tế... Tất cả đều hướng tới lấy người học làm trung tâm, phát triển phẩm chất, năng lực người học.

- Các biện pháp trình bày trong hội thi giáo viên giỏi phải được áp dụng thực tế, có kết quả thực hiện đầy đủ, minh chứng xác thực về việc giúp học sinh có sự cải thiện rõ rệt thông qua áp dụng biện pháp trong công tác giảng dạy để người đọc/ban giám khảo có cơ sở chấm điểm, đánh giá biện pháp.

Thời gian trình bày biện pháp trong hội thi giáo viên giỏi: Giáo viên lựa chọn hình thức trình bày biện pháp trước ban giám khảo không quá 20 phút, khuyến khích GV sử dụng Powerpoint để minh họa phần thuyết trình.

2. Mẫu báo cáo biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy 2024

A - Trang bìa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO/PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO....................................

TRƯỜNG................................................................................

Mã số:..........................

(Do ban tổ chức ghi)

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

..........................................................................................................................................

(Ghi đầy đủ tên gọi của biện pháp bằng chữ in hoa đậm)

Người thực hiện:.......................................................................................

Tiết thực hành dự thi: (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết hoạt động trải nghiệm hoặc tiết hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in

Mô hình
Đĩa CD (DVD)
Phim ảnh
Hiện vật khác

Năm học:...........................................

B - Mục lục

C- Thông tin chung về báo cáo biện pháp

1. Tên báo cáo biện pháp: ……………………………………….……….

2. Tác giả:

- Họ và tên: ……………………….……… Nam (nữ): …………………..

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………...............

- Chức vụ, đơn vị công tác: ………………………………………............

- Lớp chủ nhiệm:...................................................................................

- Điện thoại: ……………….. Email: …………………………..................

D - Triển khai các phần nội dung biện pháp:

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn biện pháp

2. Phạm vi và đối tượng thực hiện

3. Mục đích của biện pháp

PHẦN NỘI DUNG

1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.

2. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

PHẦN KẾT LUẬN

1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp.

2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn.

3. Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS - Số 1

Một số biện pháp tích hợp chương trình giáo dục môi trường vào tiết học địa lí ở THCS

I.Lý do chọn đề tài

Trong thực tế giảng dạy, hầu hết học sinh cũng như các bậc phụ huynh chỉ coi trọng các môn tự nhiên: Toán, Lí…và thường xem môn Địa lí là một môn phụ nên thời gian các em giành cho môn học này là rất ít và cũng không thích tìm tòi thông tin, nghiên cứu về bộ nôn này, các em cho rằng chỉ cần học thuộc bài là đủ. Về phía phụ huynh cũng không được mĩ mãn khi con ,em minh tham gia thi học sinh giỏi môn địa lí .Đó là một nhận định rất sai lầm ở các em và phụ huynh.

Chính thông qua môn Địa lí các em mới hiểu được một cách sâu sắc bản chất vế Thành phần cấu tạo của môi trường, Đất, Nước, Không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần môi trường; khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Địa lí.

Qua 15 năm giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS tôi nhận thấy Địa lí là một môn khoa học nghiên cứu các thành phần tự nhiên, nhân văn, kinh tế -xã hội từ khối lớp 6 đến khối lớp 9 số bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ tương đối cao. Do đó Địa lí là môn học có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường rất thiết thực.

Môi trường đang trở thành vấn đề gay gắt của toán cầu, khi con người đang ngày phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu cùng song hành với sự phát triển kinh tế . Sản xuất không nghừng phát triển, các nước đã và đang phấn đấu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu sống của con người ngày một cao dẫn đến rác thải ra môi trường ngày một nhiều, cụ thể chỉ trong một khuôn viên nhỏ trường chúng tôi học sinh có nhu cầu ăn quà vật quá nhiều dẫn đến các loại bao bì của bánh kẹo vứt bừa bải, giữa sân trường. Đó chính là vấn đề gay gắt cho toàn xã hội nói chung và trường chúng tôi nói riêng.

Trước yêu cầu mới của GD-ĐT với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã đốc thúc tôi trong việc làm thế nào để môi trường chúng ta luôn trong sạch, với lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tích hợp chương trình giáo dục môi trường vào tiết học địa lí ở THCS”

II. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Đối với các khối lớp THCS kiến thức về môi trường rất đa dạng và phong phú, được phân bố ở nhiều bài học khác nhau.Nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lồng ghép: vừa dạy kiến thức, vừa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.Vì vậy phải cố gắng xắp xếp và chọn lựa theo từng lĩnh vực cụ thể, bài nào có nội dung liên quan đến các nhóm vấn đề môi trường, nội dung thuộc dạng nào, nội dung bài trùng hợp với nội dung giáo dục môi trường hay nội dung bài có liên quan trực tiếp đến nội dung giáo dục môi trường. Vì thế trong các giờ học trên lớp, để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục môi trường thông qua mỗi bài học chúng ta có thể thực hiện nhiều phương pháp, tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần và tùy theo từng đối tượng học sinh để giáo viên lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

Địa lí là môn khoa học nghiên cứu các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường, về kinh tế - xã hội … nên số bài có nội dung Địa lí trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ cao vì thế tôi không thể đưa hết nội dung chương trình vào đề tài của mình được mà tôi chỉ lấy một số ví dụ cụ thể sau:

- Kiến thức được lồng ghép trong một số bài ở một số lớp cụ thể:

  • Phần thứ nhất: trong chương trình Địa lí lớp 6: Khi dạy bài: BÀI 12 phần 2 . Núi lửa và động đất:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi : Tác động của nội lực có ảnh hưởng gì tới môi trường (tro bụi của núi lữa khi phun làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, làm môi trường bị ô nhiểm nặng….)

  • Phần thứ hai: Trong chương trình địa lí lớp 7- Ví dụ : Bài 17 : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.

Bài này có hai vấn đề về môi trường :

- Ô nhiễm nước.

- Ô nhiễm không khí.

Vấn đề 1: Ô nhiễm môi trường nước;

Chọn phương pháp thảo luận nhóm kết hợp quan sát tranh ảnh để giảng dạy và lồng ghép giáo dục cho các em , vì nội dung phần này gần gũi với các em hơn, các em có nhiều kiến thức về vấn đề này, đó chính là điều kiện thuận lợi để các em trao đổi, bàn bạc, phân tích, nhận xét và đi đến kết luận đúng.

Khi thảo luận giáo viên cần lưu ý với các em:

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm

- Yêu cầu các nhóm quan sát ảnh ô nhiểm môi trường :

- Sau đó trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường nước ở đới ôn hòa? (GV liên hệ ở Việt nam: Cà Mau, Năm Căn.)

+ Câu 2: Ô nhiễm môi trường như vậy gây ra hậu quả gì?

+ Câu 3: Biện pháp khắc phục?

+ Câu 4: Bản thân em làm gì góp phần bảo vệ môi trườngnước ở địa phương?

=> HS tiến hành trao đổi, phân tích,bàn bạc để tìm ra nhóm nguyên nhân, hậu quả, biện pháp. Trong quá trình thảo luận giáo viên lưu ý uốn nắn những lệch lạc điều chỉnh cho các em đi đúng hướng, chú ý phát hiện các điểm đã thống nhất và các điểm chưa thống nhất và còn tranh luận chưa đi đến kết quả của từng nhóm, giáo viên không giải đáp ngay mà chỉ giúp học sinh hướng đi hoặc nguồn huy động dữ kiện, tư liệu cần thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề.

- Có thể kết luận nội dung bằng sơ đồ sau:

Nguyên nhân=>Hậu quả<=>Biện pháp khắc phục<=>Liên hệ bản thân

- Các chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, ….

- Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng.

- Chất thải trong sinh hoạt.

- Làm nhiễm bẩn nguồn nước sông, hồ, nước ngầm.

- Gây chết ngạt sinh vật sống trong nước.

- Cần xử lý nước thải, rác thải hợp lý,…

- Không xả rác bừa bãi ra các ao, hồ, dòng sông, nơi công cộng,…

- Tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện tốt.

- Hoặc cũng là vấn đề ô nhiễm môi trường nước, giáo viên có thể chọn phương pháp nghiên cứu để giảng dạy và lồng ghép giáo dục cho các em. Giáo viên đưa ra vấn đề để học sinh nghiên cứu trước tiết học:

+ Nguồn nước nơi em sinh sống có bị ô nhiễm không? Vì sao lại bị ô nhiễm? Những bằng chứng nào có thể kết luận được nguồn nước nơi em đang sống bị ô nhiễm? Nguyên nhân ô nhiễm? Hậu quả sẽ ra sao? Cần làm gì để ngăn chặn sự ô nhiễm? Ai làm được?

=> Giáo viên nhận các thông tin từ học sinh đã nghiên cứu được, tiến hành thu thập các dữ liệu sau đó phân loại, phân tích, tổng hợp, xác định một số vấn đề cần quan tâm: hiện tượng rác thải, chất thải, nước thải trong sinh hoạt,….có thể bản thân từng em học sinh tuyên truyền vận động người thân của mình không được xả rác bừa bãi hoặc kiến nghị với chính quyền địa phương để làm tốt vấn đề này.

Vấn đề 2 : Ô nhiễm môi trường không khí.

Đây là vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay, không chỉ riêng nước ta mà ngay cả thế giới. Chúng ta có thể chọn những phương pháp sau: thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm để giảng dạy và lồng ghép giáo dục vấn đề này.

* Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

1- Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit ?

2- Hậu quả của Hiệu ứng nhà kính và mưa axit?

+ Học sinh dựa vào kiến thức sgk, tiến hành trao đổi, phân tích, bàn bạc rồi tìm ra nguyên nhân và hậu quả và hoàn thành sơ đồ sau

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit

=>Hậu quả

- Chất đốt được sử dụng quá mức.

- Khí thải của hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.

- Mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn công trình xây dựng, gây bệnh đường hô hấp cho người.

- Hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, băng tuyết hai cực tan ra, mực nước đại dương tăng lên, làm ngập nhiều vùng thấp ven biển.

- Giáo viên tiếp tục dùng phương pháp đàm thoại và gợi mở để dẫn dắt nội dung kiến thức và lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh: Ô nhiễm không khí đã thể hiện rõ như vậy. Đứng trước thực trạng này cả thế giới hay nước ta hoặc bản thân em cần phải có biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm?

GV: lưu ý cho học sinh đây cũng là một việc làm có ích: một phần làm cho ngôi trường xanh, xạch, đẹp, phần nữa các em đã góp phân chăm bảo vệ môi trường.

Một số nước trên thế giới có nền công nghiệp phát triển đã thống nhất ký Nghị định thư KIOTvào năm 1997 “nhằm cắt giảm lượng khí thải hàng năm”, (trong đó Hoa Kỳ là nước có lượng khí thải độc bình quân đầu người cao nhất thế giới chiếm ¼ lượng khí thải độc hại toàn cầu, mà vẫn không chịu ký Nghị định thư KIOTO). Nhưng đến tháng 12 năm 2009 một số nước trên thế giới lại ký Hiệp ước “ cắt giảm lượng khí thải” thay cho Nghị định thư KIOTO trước kia, Việt Nam cũng được phép tham gia.

  • Thứ 3: Trong chương trình Địa lí lớp 8: Khi dạy bài 38 Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

- Giáo viên giúp học sinh nhận thức được vai trò của rừng, và biết được rừng nước ta đang bị giảm sút nhanh chóng, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh của việc mất rừng và một số câu hỏi để khai thác kiên thức.

Quan sát các bức ảnh dưới đây hãy cho biết nguyên nhân làm cho diện tích dừng bị giảm sút?

+ Khi rừng mất đi dẫn đến hậu quả gì?

+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng?

+ Là học sinh các em phải làm gì để bảo vệ rừng cũng chính là để bảo vệ môi trường sạch đẹp?

- Giáo viên lấy một số ví dụ thực tế trong trường học của mình:

+ Quan sát bức ảnh và cho biết: Nếu tình trạng này cứ xảy ra mãi vấn đề gì sẽ diễn ra?

+ Tại sao các tổ chức Đoàn, Đội triển khai cho các lớp trồng và chăm sóc các bồn hoa, vườn thuốc nam?

Thông thường Giáo viên không mạnh dạn chọn phương pháp để lồng ghép việc giáo dục môi trường vào giảng dạy kiến thức. Giáo viên rất ngại không chủ động được thời gian, đối tượng học sinh,…mà Giáo viên chỉ giảng dạy kiến thức là chủ yếu rồi lồng ghép thuyết trình cho học sinh vấn đề giáo dục môi trường. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi nhận xét thấy nếu như vậy hiệu quả sẽ không cao. Học sinh không nhớ được nhiều kiến thức về môi trường và cũng không hiểu rõ bản thân mình nên làm gì và làm được những gì để góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

Kết quả khảo nghiệm.

- Tạo hứng thú và lòng say mê học tập của các em đối với bộ môn.

- Phát huy được tính ham tìm tòi, kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy của học sinh.

- Học sinh có ý thức rất tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Có tinh thần tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh khuôn viên trường học.

Kết quả khảo nghiệm như sau: Chúng tôi phối kết hợp với tổ chức Đoàn, Đội tổ chức cho các khối lớp thi nội dung : Ngôi trường em xanh- sach- đẹp. (chương trình này được duy trì từ đầu năm học đến nay)

Chúng tôi đưa ra một số câu hỏi cho cả 4 khối lớp:

+ Câu hỏi 1: Trường em có được xem là ngôi trường Xanh- sạch – đẹp không? Tại sao?

* Trước khi chưa đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy học kết quả thu được:

Khối lớpTỷ lệ
690%
793%
895%
990%

=> Qua kết quả khảo nghiệm học sinh trả lời thế cũng đúng thôi, tôi có một số dẫn chứng như sau:

Vì: Qua các hình ảnh trên cho thấy nhiều lớp chưa làm tốt chăm sóc cây xanh, chưa tưới nước thường xuyên, vứt rác không đúng nơi quy định, không bỏ gọn vào thùng rác, vệ sinh lớp chưa sạch sẽ, nhiều em còn vẽ bậy trên tường.

* Sau khi áp dụng chương trình giáo dục môi trường vào tiết học địa lí. Kết quả thu được như sau:

Khối lớpTỷ lệ
6100%
7100%
8100%
9100%

Nguyên nhân cụ thể: Vì các lớp và cá nhân học sinh đã có ý thức vệ sinh lớp hoc sạch sẽ, chăm sóc vườn hoa cây cảnh trong sân tường.

+ Câu 2: Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh và kí cam kết giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp?

=> Kết quả 100% học sinh thống nhất cao và hứa sẽ tham gia tích cực.

Cụ thể các khối lớp đã thường xuyên vệ sinh trường lớp sạch sẽ không còn xã rác bừa bãi giữa sân trường, chăm sóc và bảo vệ bồn hoa, cây cảnh của trường, lớp . Quyết tâm xây dựng ngôi trường xanh- sạch - đẹp

III. Kết luận:

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình lồng nghép chương trình giáo dục môi trường vào dạy học địa lí. Nội dung để lồng ghép giáo dục môi trường trong chương trình địa lí rất nhiều nhưng trên đây tôi chỉ lấy một số nội dung ở một số bài của một số khối lớp. tôi thấy việc dạy học kết hợp như trên đưa lại kết quả đúng theo ý muốn.

Thông qua vài năm giảng dạy môn địa lý, áp dụng việc lồng ghép giáo dục môi trường vào trong tiết dạy, học sinh đã hình thành thói quen vận dụng kiến thức về môi trường vào thực tế bằng những việc làm cụ thể như: giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, không xả rác bừa bãi, bảo vệ nguồn nước, cây xanh và tuyên truyền mọi người góp phần bảo vệ sự trong sạch của môi trường. Thực hiện tốt việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.

Cụ thể học sinh trường THCS Lê quý Đôn đang tích cực chăm sóc Bồn hao, cây cảnh và vườn thuốc nam xanh đẹp, quyết tâm xây dựng ngôi trường xanh, sạch, đẹp.

4. Giải pháp thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS - Bài 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TRANH ẢNH, BẢN ĐỒ, CÁC HÌNH ẢNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 6 THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

A - Phần mở đầu

I/ Đặt vấn đề:

Từ thực tế giảng dạy môn lịch sử và địa lý 6 tại trường THCS ................cho thấy trong tiết học nếu giáo viên sử dụng đầy đủ các đồ dùng trực quan nhất là các hình ảnh,bản đồ thì học sinh dễ tiếp thu bài, lĩnh hội kiến thức có hiệu quả, biết vận dụng khai thác kiến thức địa lý từ bản đồ có hệ thống,... Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, đặc biệt là rèn luyện kĩ năng sử dụng các hình ảnh, bản đồ cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng, nhóm Địa Lí của chúng tôi đã chọn chuyên đề: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử địa lý 6 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

II/ Cơ sở lý luận:

Từ kiến thức đại cương ở lớp 5, bước sang lớp 6 các em lần lượt làm quen với các hiện tượng tự nhiên trên Trái đất. Vì vậy, việc sử dụng bản đồ, các hình ảnh trực quan có ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu được trong giảng dạy lịch và sử Địa lý. Từ bản đồ,các hình ảnh trực quan học sinh có thể nhìn một cách bao quát những hiện tượng tự nhiên, những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những khu vực lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.

Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, các hình ảnh trực quan cho học sinh ở bộ môn lịch sử và địa lý nói chung, địa lý 6 nói riêng là một việc làm thường xuyên của mọi giáo viên giảng dạy địa lý ở bậc THCS, nhưng hiệu quả đạt được cao hay thấp là tùy thuộc vào kinh nghiệm – phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên.

Nhằm góp phần nâng cao năng lực tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành bản đồ, các hình ảnh trực quan ở học sinh một cách có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chuyên đề nhóm Địa Lí của chúng tôi đã dựa trên quan điểm của Địa lý học hiện đại, những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS do Bộ Giáo Dục và đào tạo ấn hành, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí THCS để làm cơ sở lý luận chung cho việc nghiên cứu.

III/ Cơ sở thực tiễn:

Từ thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử và địa lí ở Trường THCS Tiên Yên, chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng sử dụng các hình ảnh các loại lược đồ và bản đồ ở bộ môn lịch sử địa lí nói chung, địa lí 6 nói riêng gặp những khó khăn và thuận lợi sau:

1/ Khó khăn:

- Năng lực học tập của từng đối tượng học sinh chưa đều, phần lớn học sinh ( trung bình và yếu) còn lúng túng trong việc đọc và xác định các địa danh trên bản đồ,các hiện tượng địa lí, lược đồ.

- Một số em chay lười chưa chịu khó làm các bài tập sau mỗi bài học do giáo viên giao về nhà...

2/ Thuận lợi:

-Được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn như việc chỉ đạo áp dụng đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo dục lồng ghép, khai thác nội dung kiến thức, các loại tranh ảnh, bản đồ, lược đồ qua mạng Internet, dạy học bằng thiết bị điện tử là một việc làm thiết thực giúp học sinh tích cực, hứng thú học tập bộ môn địa lí.

- Cơ sở vật chất của trường phục vụ cho việc dạy học bằng thiết bị điện tử rất thuận lợi: Mỗi giáo viên đều có 1 máy tính xách tay, các phòng học đều có tivi, máy chiếu…

B - Nội dung:

I - Nội dung nghiên cứu:

1/ Vai trò của các hình ảnh trực quan, bản đồ trong dạy học Địa lý:

Các hình ảnh trực quan, bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua các hình ảnh trực quan,bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những hiện tượng,vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.

Về mặt kiến thức hình ảnh trực quan,bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các hiện tượng,đối tượng địa lí trên bề mật Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những ước hiệu, ký hiệu trên bản đồ là những nội dung địa lý quan trọng, đã trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ.

Về mặt phương pháp, hình ảnh trực quan,bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lý. Để khai thác được tri thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải nắm được các kiến thức về bản đồ.

2/ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hình ảnh trực quan bản đồ, lược đồ địa lí theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:

a/Các mức độ nhận thức trong việc sử dụng hình ảnh trực quan, lược đồ, bản đồ:

b/ Cách khai thác kiến thức từ hình ảnh trực quan, bản đồ trong chương trình Lịch sử và Địa lý 6:

3/ Một số biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học lịch sử-địa lý 6:

a/ Kĩ năng hiểu bản đồ:

b/ Kĩ năng đọc và vận dụng các hình ảnh trực quan, bản đồ:

4/ Một số cách làm việc có hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng hình ảnh trực quan,bản đồ cho học sinh:

* Muốn dạy phần lịch sử và địa lí 6 đạt hiệu quả, trước hết người giáo viên phải nắm được mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, về kĩ năng phải làm cho học sinh:

* Cách ghi nhớ các đối tượng địa lý trên bản đồ:

* Cách lập bản đồ có nêu đặc trưng các đối tượng được nghiên cứu trên cơ sở đọc bản đồ:

* Cách mô tả hoang mạc có thể thực hiện theo trình tự sau:

C- Kết luận:

Chuyên đề về: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử và địa lý 6 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, mà nhóm Lịch sử và Địa Lí chúng tôi đã thực hiện ở trường THCS Tiên Yên cho thấy sự làm việc với các hình ảnh trực quan,bản đồ, học sinh sẽ rèn luyện được kỹ năng sử dụng các hình ảnh trực quan, bản đồ không chỉ trong học tập, nghiên cứu mà còn trong cuộc sống... Giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội được kiến thức địa lý có hiệu quả, có hệ thống, từ đó biết thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý, nhất là các mối liên hệ giữa chúng với nhau. Trong quá trình giảng dạy Lịch sử và Địa lý người GV phải biết vận dụng các phương pháp tối ưu, cụ thể cho từng bài học một cách cụ thể. Đối với phương pháp sử dụng các hình ảnh trực quan, bản đồ, GV phải coi vừa là đối tượng giảng dạy học tập, vừa là nguồn kiến thức địa lý quan trọng có như thế mới nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy.

Mời bạn đọc tải tài liệu đầu đủ để tham khảo.

5. Giải pháp phát triển năng lực của học sinh theo định hướng STEM môn Lịch sử và Địa lý lớp 6

Giải pháp phát triển năng lực của học sinh theo định hướng STEM môn Lịch sử và Địa lý lớp 6

Giải pháp phát triển năng lực của học sinh theo định hướng STEM môn Lịch sử và Địa lý lớp 6

Giải pháp phát triển năng lực của học sinh theo định hướng STEM môn Lịch sử và Địa lý lớp 6

6. Giải pháp dự thi giáo viên giỏi môn Lịch sử - Địa lý THCS số 5

Tên giải pháp: “Ứng dụng bảo tàng 3D để giảng dạy môn Lịch sử- Địa lý THCS”

A - ĐẶT VẤN ĐỀ:

Thực tế việc dạy học Lịch sử tại đơn vị chủ yếu vận dụng phương pháp truyền thống truyền đạt thông tin một chiều, ngại đổi mới, sử dụng trang thiết bị và phương tiện dạy học cho có chưa phát huy tính tích cực, sợ tốn nhiều thời gian nên chủ yếu dựa vào kênh chữ, thầy hỏi thì trò dựa vào sách giáo khoa trả lời nguyên văn chưa có sự sáng tạo tư duy, giáo viên chưa chú ý khai thác kênh hình, bản đồ hoặc đưa thêm tư liệu minh họa cho bài dạy Lịch sử, ít tạo điều kiện cho học sinh khai thác kiến thức....

Bên cạnh đó ở trường Trung học cơ sở hầu hết học sinh chưa có sự say mê học môn Lịch sử. Khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp và tìm hiểu nguyên nhân, bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử còn hạn chế nhiều...

...

Chính vì vậy, việc làm chủ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục đang là một đòi hỏi cấp thiết vì nếu không chúng ta sẽ bị tụt hậu so với thế giới. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục và đào tạo là một đột phá về phương pháp giảng dạy, cách thức tiếp cận mới cho người học và người dạy, thay vì học chay, lí thuyết suông sẽ chuyển sang học thực hành, trải nghiệm thực tế qua mô phỏng. Việc sử dụng Bảo tàng ảo có nhiều ưu thế trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Việc sử dụng Bảo tàng ảo giải quyết được bài toán về kinh phí, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lí, giúp giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình sử dụng phương tiệntrực quan tại lớp học. Do vậy, sử dụng Bảo tàng ảo trong dạy học Lịch sử là một biện pháp quan trọng để cụ thể hóa kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

B - Nội dung

II.  Tổng quan về Bảo tàng thực tế ảo ở Việt Nam:

1. Khái niệm về bảo tàng ảo:

Dạy học trực quan được coi là nguyên tắc vàng trong dạy học ở trường phổ thông. Vì thế, các bộ môn đều khai thác những đồ dùng, phương tiện dạy học nhằm hình thành ở học sinh con đường nhận thức hiệu quả nhất. Trong khi các bộ môn khoa học tự nhiên chủ yếu tìm đến phòng thí nghiệm làm nơi nghiên cứu, thực hành thì bộ môn Lịch sử chỉ có thể tìm đến những di tích, hiện vật, bảo tàng, tài liệu.

Trong đó, Bảo tàng chính là nơi học tập hữu ích, thực tế cho việc học tập Lịch sử ở trường phổ thông. Ngày nay, dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông, nền giáo dục nói chung đã có những chuyển biến sâu sắc. Môi trường giáo dục và thiết bị dạy học có nhiều biến đổi; xuất hiện nhiều mô hình đào tạo mới trong đó có việc sử dụng Bảo tàng ảo vào dạy học Lịch sử, làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn Lịch sử hơn. Bảo tàng ảo là một thuật ngữ mới xuất hiện trong những năm gần đây. Nó mang ý nghĩa về một loại hình bảo tàng được số hoá, ghi lại bằng kĩ thuật số và được tiếp cận thông qua thông tin điện tử. Bảo tàng ảo chính là nơi bảo quản và trưng bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử dưới dạng kĩ thuật số nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, du lịch và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

2. Những đặc trưng cơ bản của bảo tàng ảo:

- Tính số hoá:

- Tính đa phương tiện:

- Tính kết nối:

- Tính hiện đại:

3. Ý nghĩa của việc sử dụng Bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử ở trường THCS:

Việc sử dụng Bảo tàng ảo có nhiều ưu thế trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường THCS. Sử dụng loại hình này giải quyết được bài toán về kinh phí, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lí, giúp giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình tham quan bảo tàng tại lớp học hay ngoài lớp với nhiều hình thức khác nhau.

Do vậy, sử dụng Bảo tàng ảo trong dạy học Lịch sử là một biện pháp quan trọng để cụ thể hóa kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

4. Một số Bảo tàng ảo có thể được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THCS:

...

III. Cách thực hiện ứng dựng bảo tàng ảo trong dạy học môn Lịch sử:

1. Cách thức sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh tương tác với Bảo tàng ảo, kết hợp với trình bày miệng.

Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi về những nét cơ bản nhất của di tích. Trên cơ sở đó, giúp học sinh có biểu tượng đầy đủ về di tích.

Bước 3: Giáo viên nhận xét, khắc sâu biểu tượng cho học sinh, đồng thời liên hệ để giáo dục ý thức trân trọng những thành tựu văn hóa lịch sử mà cha ông ta để lại.

Bước 4: Đánh giá hiệu quả Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, dữ liệu cho thiết kế bảo tàng ảo được thực hiện chủ yếu bằng việc số hóa dữ liệu và hình ảnh của bảo tàng thực.

...

Mời bạn đọc tải file Word, PDF đầy đủ về tham khảo

7. Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9

Phần 1 - Đặt vấn đề:

Phần 2 - Giải quyết vấn đề

1. Thực trạng:

Nêu thực trạng giảng dạy môn học thực tế tại trường/địa phương.

+ Ưu điểm

+ Hạn chế

+ Nguyên nhân hạn chế

=> Từ những thực trạng trên, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục hạn chế những tồn tại với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao dạy và học môn Địa lý, đặc biệt là môn Địa lý 9 mà tôi trực tiếp giảng dạy trong những năm qua.

2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy

- Biện pháp 1: Đổi mới cách soạn bài.

- Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tích cực, chủ động học tập của học sinh.

- Biện pháp 3: Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá.

- Biện pháp 4: Thường xuyên yêu cầu học sinh sưu tầm thông tin, tranh ảnh để minh hoạ cho bài học.

- Biện pháp 5: Khuyến khích học sinh trang bị sổ tay địa lý để ghi lại những nội dung nỗi bật trong bài học hoặc thông qua các thông tin thu thập được.

- Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và học bài ở nhà

(Phân tích từng biện pháp)

Phần 3 - Kết luận

8. Giải pháp giảng dạy dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS 2024

Giải pháp giảng dạy dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS

Giải pháp giảng dạy dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS

9. Mẫu bài thuyết trình Powerpoint Biện pháp dự thi giáo viên giỏi

Các bạn tải về để xem mẫu PPT tham khảo chi tiết minh họa.

10. Sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học môn Địa lí 6

I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Trong các môn khoa học xã hội có thể nói Địa lý là môn học rất cần sự trợ giúp của kênh hình. Trong bộ môn nghiên cứu “trăm sông nghìn núi” này kênh hình có hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ sách giáo khoa đến màn hình Power Point không chỉ giúp HS nhận thức được sự vật hiện tượng địa lý một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác, phát hiện ra những kiến thức Địa lý mới mẻ còn ẩn giấu trong kênh hình. Theo đó, kênh hình tác động trực tiếp vào thị giác nên có sức lưu giữ hình ảnh cao. Bằng chứng từ một kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức.

Để phù hợp với đặc trưng môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì việc dạy và học Địa lí trong nhà trường phổ thông nói chung phân môn Địa lí lớp 6 nói riêng muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như vậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn đạt hiệu quả cao.

Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí đã có nhiều thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó, số lượng kênh hình chiếm tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng số liệu... và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuận lợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiện thức của sách giáo khoa việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí.

Vì những lí do trên, năm học 20...-20... bản thân tôi trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy của mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học Phân môn Địa lí 6”.

2. Mục tiêu

- Giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất phân môn Địa lí 6.

- Kích thích hứng thú học tập, khám phá bộ môn Địa lí cho học sinh.

3. Đối tượng và phương pháp thực hiện

II. NỘI DUNG

1.Cơ sở lý luận

2. Thực trạng

- Tình hình giảng dạy địa lí hiện nay

- Hiện trạng về phương tiện dạy học ở nhà trường

3.Các biện pháp thực hiện

- Biện pháp 1: Những nguyên tắc bắt buộc khi khai thác kênh hình

+ Nguyên tắc sử dụng đúng lúc:

+ Nguyên tắc sử dụng đúng chỗ:

+ Nguyên tắc sử dụng đủ cường độ:

- Biện pháp 2: Phương pháp tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình

+ Khai thác kiến thức trên bản đồ:

+ Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý:

+ Khai thác kiến thức từ các biểu đồ:

+ Khai thác kiến thức từ các lược đồ:

+ Khai thác kiến thức từ bảng thống kê.

- Biện pháp 3: Các bước hướng dẫn khai thác kênh hình

+ Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh vẽ, hình ảnh để có tư duy về nội dung. Giáo viên nêu câu hỏi và nêu vấn đề tổ chức hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.

+ Bước 2. Học sinh trình bày câu trả lời để hiểu nội dung hình vẽ mô tả. HS khác nhận xét phần trình bày của bạn (có thể đặt câu hỏi thêm)

+ Bước 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và hoàn thiện câu trả lời.

(Nêu ví dụ cụ thể đối với 1 bài học cụ thể)

- Biện pháp 4: Chuẩn bị các điều kiện dạy học

4. Thực nghiệm sư phạm

(Kết quả trước và sau khi sử dụng biện pháp)

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp

2. Phương hướng khắc phục các hạn chế

- Trang bị thêm bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, băng hình…

- GV tích cực tự làm đồ dùng dạy học và đồ dùng đó có thể sử dụng nhiều lần.

3. Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp

- Sáng kiến kinh nghiệm này mới đề cập tới một số hình ảnh của các bài. Còn một số hình khác chưa đề cập tới để phản ánh được toàn bộ nội dung bài học, mục học.

Sáng kiến kinh nghiệm này có thể vận dụng vào việc khai thác hiệu quả các kênh hình môn Địa lý lớp 7, 8, 9.

Trong quá trình giảng dạy tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này trong những năm học tiếp theo. Giải pháp trên rất khả thi nên có thể áp dụng cho nhiều năm học và các trường THCS.

=> Nêu đều xuất, kiến nghị

Mời bạn đọc tải tài liệu đầy đủ để tham khảo.

Trên đây là một số Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm 2024. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 2.287
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm 2024 (9 bài)