SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS

SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS giúp quý thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh môn Âm nhạc. Sau đây là nội dung chi tiết.

Lưu ý: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS gồm 5 mẫu, có thể sử dụng cho các lớp 6, 7, 8, 9. Mời thầy cô tải file về máy để xem trọn bộ SKKN.

SKKN môn Âm nhạc THCS

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Âm nhạc là phương tiện giáo dục tích cực góp phần hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm luôn tự tin và có cái nhìn đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng cho những tiết học ở những môn học khác.

Từ xưa đến nay Âm nhạc là vốn văn hóa lâu đời mang đậm đà bản sắc dân tộc, khi âm nhạc tồn tại thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc là động lực thúc đẩy khả năng sáng tạo của mỗi con người. Yếu tố đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển âm nhạc dân gian đa dạng và phong phú, qua việc học âm nhạc ở trường THCS, môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.

Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học Âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc.

Yêu cầu “ Coi trọng đúng mức” giáo dục thẩm mĩ, giáo dục âm nhạc là mặt giáo dục đến nay vẫn còn yếu và thiếu, đòi hỏi chúng ta hơn lúc nào hết, lúc này phải đặt mạnh vấn đề không chỉ là triển khai rộng khắp mà là tổ chức học tập môn âm nhạc một cách có kết quả ở trường phổ thông, nhất là ở trường THCS làm cho âm nhạc đích thực đi vào các em, làm cho các em yêu thích, và hơn nữa, còn tham gia tích cực vào việc sáng tạo nên những cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, bằng âm nhạc và qua âm nhạc.

Hiện nay, bên cạnh những tiến bộ ở ngoài xã hội và trong nhà trường, cũng còn kèm theo những cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp. Chúng đan xen, tồn tại, đấu tranh va chạm hàng ngày. Có lúc cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp còn có nhiều lấn lướt. Riêng mặt thẩm mĩ, cũng có không ít những biểu hiện về thị hiếu thấp kém, lố lăng, thiếu văn hoá, phản thẩm mĩ, không hay, không đẹp. Điều đó, nếu không quan tâm, có nguy cơ dẫn đến một hiện tượng tâm lí là sự thờ ơ, tê liệt những tình cảm thẩm mĩ, đạo đức, quen và không còn có khả năng phản ứng nhạy bén trước cái hay, cái dở, và dần dần không còn thấy chính cái đó là cái không hay, là cái dở nữa.

Chính bệnh “tê liệt” tình cảm thẩm mĩ – đạo đức này (trong đó có sự tê liệt tình cảm say mê, ham thích những cái hay, cái đẹp âm nhạc) là bệnh cần trước tiên được chữa trong việc giáo dục đào tạo con người.

Học sinh ở trường THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống. Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Mục đích giáo dục âm nhạc, bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáo dục cụ thể, là sự phản ảnh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục - dạy học. Kết quả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân cách cần hình thành, kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh, thông qua môn học âm nhạc. Có ba mức độ từ thấp lên cao biểu hiện của học tập tích cực là: bắt chước - tìm tòi - sáng tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc, nếu giáo viên không tạo điều kiện để HS học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình. Môn âm nhạc ở THCS gồm các phân môn là: Học hát, tập đọc nhạc, nhạc lí và âm nhạc thường thức. Vậy phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của học sinh?

Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứu một đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bày những kinh nghiệm trong mấy năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộ môn âm nhạc, việc đi vào tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn âm nhạc là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học - “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS”

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính sáng tạo của HS.

Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở, là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải xác định tốt những nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc Học hát; Nhạc lí- Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức được thể hiện trong sách giáo khoa (SGK ).

- Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống .

- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện cân bằng và hài hoà.

- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình.

- Giúp học sinh hát đúng, đọc đúng, hiểu đúng về âm nhạc ở THCS nói riêng và Âm nhạc nói chung. Bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một số kiến thức mang tính văn hoá âm nhạc.

- Với trọng trách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường THCS, bản thân cố gắng vận dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Bên cạnh đó, bản thân luôn bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa. Chương trình sách giáo khoa về cơ bản là phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối lớp. Nếu giáo viên là người hiểu rõ mục tiêu môn học, biết cách tổ chức tiết dạy và có phương pháp phù hợp với từng tiết dạy thì nội dung bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn. Ngược lại, nếu giáo viên chưa nắm được mục tiêu môn học, coi môn học hoàn toàn là môn năng khiếu thì sẽ dẫn đến tình trạng dạy môn học này như dạy trong các trường năng khiếu (chuyên nghiệp), yêu cầu quá cao về các kĩ năng thực hành, biến nội dung các bài học trở nên quá phức tạp và điều tất yếu là dẫn đến quá tải.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng HS. Học sinh phải lĩnh hội hết tất cả và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.

- Khi thực hiện chương trình về bộ môn Âm nhạc, trước hết giáo viên cần nắm vững mục tiêu của môn học, đó là giáo dục thẩm mĩ, để giúp học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và sáng tạo cái đẹp nói chung, chứ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức và kĩ năng về âm nhạc. Điều mà giáo viên đặc biệt lưu tâm, đặc biệt chú ý đó là giáo dục cho học sinh những tri thức cần thiết về cái hay, cái đẹp, giáo dục thị khiếu thẩm mĩ lành mạnh, rèn luyện cho học sinh có hiểu biết và thể hiện tính thẩm mĩ trong cuộc sống thông qua việc học môn âm nhạc. Như Các-Mác đã nói : “Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo qui luật của cái đẹp”

Qua quá trình giảng dạy 8 năm, bản thân tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm bổ ích về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc trong chương trình Âm nhạc THCS ở trường THCS Đào Mỹ để các thầy, cô đọc tham khảo và vận dụng.

IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là học sinh ở trường Trung học cơ sở Đào Mỹ.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Nghiên cứu qua nội dung SGK, SGV

- Nghiên cứu qua nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS môn Âm nhạc.

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế:

- Nghiên cứu qua việc giảng dạy thực tế ở các trường THCS Đào Mỹ

- Qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

* Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:

- Xem đĩa dạy mẫu của Bộ Giáo dục.

- Dạy tiết thể nghiệm có đồng nghiệp dự giờ rút kinh nghiệm .

VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Với mục đích của SKKN, những điểm mới và điểm khác của SKKN so với những giải pháp cũ trước đây, đề tài tôi lựa chọn với mong muốn đóng góp vào việc đưa ra Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS” sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng học tập và HS thêm yêu thích môn Âm nhạc.

Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính sáng tạo của HS.

Ứng dụng tốt CNTT và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp vào các tiết học tạo hứng thú học tập cho HS.

Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở, là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải xác định tốt những nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua các tiết học theo chủ đề trong sách giáo khoa (SGK ).

- Qua việc hướng dẫn học hát, giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống .

- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện cân bằng và hài hoà.

- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình.

- Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một số kiến thức mang tính văn hoá âm nhạc.

- Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường THCS, bản thân cố gắng vận dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Bên cạnh đó, bản thân luôn bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa ở bộ môn âm nhạc. Chương trình sách giáo khoa về cơ bản là phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối lớp.

Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứu một đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bày những kinh nghiệm trong những năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộ môn âm nhạc, việc đi vào tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn âm nhạc là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

........................

Để xem đầy đủ nội dung, mời các bạn tải file về.

5 mẫu SKKN môn Âm nhạc THCS được HoaTieu.vn sưu tầm và chọn lọc có các nội dung sau:

  • Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường THCS;
  • Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh THCS trong giờ học Âm nhạc;
  • Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường THCS, thực trạng và giải pháp theo chương trình GDPT mới.
  • Một số đề xuất giúp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Âm nhạc thường thức.
  • Phương pháp hướng dẫn học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể trong phân môn Hát – Âm nhạc lớp 6.
  • Cải thiện kỹ năng đọc tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô có thêm nguồn tư liệu tham khảo phong phú, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời xây dựng nên những SKKN có nội dung chất lượng.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
13 4.641
0 Bình luận
Sắp xếp theo