3 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả năm 2024

Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh tiểu học để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ thực trạng lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, các biện pháp khắc phục lỗi... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

Tiếng Việt là môn học quan trọng ở bậc học tiểu học, giúp các em học sinh nắm được kiến thức tiếng việt cơ bản, từ đó làm cơ sở để đọc hiểu, học tốt các môn học khác, đồng thời giúp các em năng động, tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều học sinh tiểu học mắc lỗi sai chính tả, lỗi sai trong đặt câu, sai ngữ pháp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học môn tiếng việt mà còn ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu, học các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, ứng xử của các em. Do đó, để đạt được mục tiêu chương trình giáo dục, giáo viên dạy bộ môn tiếng việt cần có sự nghiên cứu, đầu tư kỹ lưỡng trong bài giảng và phương pháp giảng dạy, giúp học sinh tiến bộ hơn. Biện pháp thi giáo viên giỏi, sáng kiến kinh nghiệm về một số giải pháp giúp học sinh tiểu học giảm bớt lỗi chính tả được Hoatieu.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây được đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô, là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc tham khảo và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường, lớp mình. Mời các bạn tải file chi tiết để tham khảo nhé.

1. SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài :

Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh là mối quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng việt là một trong những môn quan trọng nhất giúp học sinh nắm được kiến thức Tiếng việt cơ bản, có cơ sở học tốt các môn khác, ngoài ra nó còn giúp các em năng động, sáng tạo, tự tin hơn trong khi giao tiếp.

Trong thực tế, khi giảng dạy tôi đã phát hiện có những học sinh mắc sai lỗi chính tả rất nhiều, có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài chính tả 60 chữ. Khi chấm bài Tiếng việt (Tập làm văn), tôi không hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em ở môn Tiếng việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè nhút nhát.

Do đó để đạt được mục tiêu chương trình đề ra, người giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, nội dung để khai thác. Điều quan trọng là giáo viên phải nghiên cứu đầu tư xây dựng phương pháp dạy và học, phân nhóm đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh tích cực hoạt động học tập. Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng của môn Tiếng việt ở tiểu học, xuất phát từ thực trạng dạy và học trong chương trình Tiếng việt lớp 3, qua nghiên cứu khả năng ứng dụng cụ thể, thiết thực của vấn đề vì lí do đó tôi đã cố gắng thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em mắc lỗi đến như vậy. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả”. Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, đồng thời giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp.

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:

1.Mục đích :

Căn cứ từ thực tiễn của việc dạy và học môn Tiếng việt ở lớp 3 thì để đảm bảo cho người nói và người nghe, người viết và người đọc hiểu rõ văn bản một cách thống nhất, người ta đã đưa ra hệ thống qui tắc về cách viết cho các từ của một ngôn ngữ. Như vậy Tiếng việt (chính tả) là một phân môn có tính thực hành thông qua luyện tập thực hành để hình thành cho học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên của nhà trường và kể cả ngành giáo dục hiện nay. Chính vì lẽ đó tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp các em giảm bớt lỗi chính tả, nắm chắc được các qui tắc cơ bản một cách sâu sắc, giúp các em không còn nhầm lẫn giữa các từ này với từ khác khi nói và viết. Từ đó các em yêu thích học môn Tiếng việt hơn, đồng thời tạo cho các em có lòng say mê học tập và làm việc có kế hoạch một cách cụ thể, có ý chí vượt khó vươn lên và tự tin trong học tập.

2. Các phương pháp:

Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

a. Phương pháp luyện tập thực hành :

Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn chính tả. Chỉ có thông qua con đường luyện tập thực hành thì mới hình thành được năng lực viết đúng chính tả một cách có hiệu quả.

b. Phương pháp giao tiếp :

Phương pháp này giúp học sinh khắc sâu những quy tắc chính tả một cách có ý thức. Muốn sử dụng phương pháp này cần có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh.

c. Phương pháp phân tích ngôn ngữ :

Phương pháp này giúp học sinh so sánh những từ ngữ dễ lẫn lộn khi viết. Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên phải chọn những từ ngữ dễ lẫn, tùy theo tửng địa phương, tùy theo tình hình lớp. Cách phân tích phải dễ hiểu, không sử dụng thuật ngữ khó hiểu đối với học sinh.

d. Phương pháp luyện tập theo mẫu:

Phương pháp này sử dụng trong mọi tiết học chủ yếu là trong giờ chính tả nghe đọc. Ở tiết Tiếng việt nghe - đọc, giáo viên lưu ý học sinh các tiếng dễ lẫn như : phụ âm, dấu thanh, vần. Học sinh phải tái hiện mẫu thông qua hai thao tác: Thao tác tiếp nhận mẫu bằng âm thanh và thao tác chuyển từ âm thanh qua mẫu chữ viết.

e. Phương pháp quan sát :

Đây là phương pháp mà đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị một số đồ dùng học tập và một số câu hỏi nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả.

g. Phương pháp điều tra, thống kê kết quả :

Phương pháp này nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua từng giai đoạn.

III. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm:

Học sinh lớp 3A3

IV. Phạm vi và thời gian thực hiện:

- Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy về chính tả cho học sinh lớp 3.

- Thời điểm bắt đầu: Đầu năm học 2022 - 2023

- Thời điểm kết thúc: Cuối năm học 2022 - 2023

B. PHẦN NỘI DUNG:

I. Cơ sở lí luận:

Để giúp giáo viên tiểu học hiểu rõ hơn về cơ sở của việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung ở môn Tiếng việt, đồng thời giúp giáo viên biết được định hướng của việc lựa chọn và tận dụng các phương pháp dạy học đối với môn Tiếng việt. Tôi xin trình bày tóm tắt các vấn đề sau:

Nhận thức của các em còn mang tính đại thể. Các em nhận thức một vấn đề có tổ chức, nhận thức thường gắn với hành động. Các em thường hay hình dung vấn đề nào đó bằng trực quan, sinh động dễ gây ấn tượng.Vì vậy muốn truyền thụ kiến thức cho các em chúng ta nên áp dụng trực quan sinh động để gây sự chú ý thì các em nhanh chóng tiếp thu.Tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng đồ dùng trực quan vì hình ảnh, màu sắc quá sinh động dễ dẫn đến các em chú ý sai lệch vấn đề, dẫn đến phản tác dụng và làm cho các em quên nhiệm vụ chính của mình. Hơn nữa sử dụng đồ dùng trực quan quá nhiều sẽ làm giảm đi trí tưởng tượng của các em.

Nên tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động vì khi tham gia hoạt động tích cực các em có điểu kiện để tiếp thu bằng các tri giác như : tai- nghe, mắt-nhìn, miệng – nói, tay thao tác sẽ dẫn đến các em tiếp thu và khắc sâu hơn kiến thức đó hơn.

Việc học sinh ghi nhớ tốt là điều kiện cần thiết nhất để các em nhanh chóng nắm được một số qui tắc, thủ thuật và các mẹo vặt khi viết chính tả một cách khoa học chứ không phải máy móc.

II. Cơ sở thực tiễn:

1/ Thuận lợi:

2/ Khó khăn:

III. Thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi:

1. Kết quả thống kê lỗi:

Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:

a. Về thanh điệu:

Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học sinh không phân biệt 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến.

Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, …

b. Về âm đầu:

- Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:

+ c/k: Céo cờ…

+ g/gh: Con gẹ , gê sợ…

+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc…

+ ch/tr: Bóng truyền, chiến chanh…

+ s/x: Cây xả , xa mạc…

+ v/d/gi: Giao động, giải lụa , giòng giống , dui dẻ…

- Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, v/d/gi là phổ biến hơn cả

c. Về âm chính:

- Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:

+ ai/ay/ây: Bàn tai, đi cầy, dậy học…

+ ao/au/âu: Hôm sao, mầu đỏ…

+ iu/êu/iêu: chìu chuộng, cây niu…

+ oi/ôi/ơi: nôi gương, xoi nếp…

+ ăm/âm: con tầm, sưu tằm, bụi bậm…

+ im/iêm/êm/em: tim thuốc, lúa chim, cái kềm…

+ ăp/âp: gập gỡ, trùng lấp…

+ ip/iêp/êp/ep: số kíp, liên típ, thệp cưới…

+ ui/uôi: chín mùi, đầu đui, tủi tác…

+ um/uôm: nhụm áo, ao chum…

+ ưu/ ươu: ốc bưu, con khứu

............................

Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo

2. Powerpoint thuyết trình Một số biện pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả Lớp 3

Powerpoint thuyết trình Một số biện pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả Lớp 3

Powerpoint thuyết trình Một số biện pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả Lớp 3

3. Mẫu sáng kiến kinh nghiệm 1: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ có vốn từ vô cùng phong phú. Mỗi từ đều mang tính biểu tượng rất cao. Để phát huy được cái hay, cái trong sáng của Tiếng Việt thì phải đọc thông, viết thạo.

Lứa tuổi học sinh tiểu học là tuổi đang bắt đầu tiếp thu, nhận thức cái mới, đây là lứa tuổi dễ dạy, dễ uốn nắn nhất. Để có thành tựu rực rỡ cho mai sau thì nền tảng cơ sở phải vững chắc, vì vậy việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinh từ cấp Tiểu học là rất quan trọng.

Từ thực tế qua nhiều năm theo dõi trong khối và trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy học sinh viết sai lỗi chính tả khá phổ biến không chỉ riêng lớp 3A tôi đang phụ trách mà hiện tượng học sinh viết sai chính tả ở các lớp khác cũng rất nhiều.

Do đó tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3 ” .

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của học sinh tiểu học khi viết chính tả.Tìm ra biện pháp, phương pháp thích hợp để dạy học sinh.

- Khảo sát thực tế lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh, nguyên nhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.

3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp khắc phục lỗi chính tả.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3A, trường Tiểu học .........., năm học 2022 - 2023.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp hổ trợ

II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

Chính tả là phân môn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác.

Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng chính tả” trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn nhiều khó khăn.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học chính tả ở tiểu học. Công văn số 5842/BGD ĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ giáo dục về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và chuẩn kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học chính tả, những kiến thức có trong bài học, tham khảo sách hướng dẫn và một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình tiếng Việt ở tiểu học. Bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy môn chính tả trong thời gian qua.

2. Thực trạng

2.1 Thuận lợi - khó khăn

Thuận lợi:

- Trong những năm học vừa qua đã được Ban giám hiệu phân công dạy các khối lớp ở tiểu học, nhận thấy việc giảng dạy ở các khối lớp thì đối tượng học sinh của từng khối cũng khác nhau. Nhưng chính nhờ sự quan tâm hổ trợ nhiệt tình của ban giám hiệu, chuyên môn trường, sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp và lòng say mê dạy học của bản thân đã là nguồn động lực to lớn để cố gắng học hỏi, tìm tòi và ra sức phấn đấu rèn luyện sao cho ngày càng đem đến cho các em nhiều kiến thức mới, nhiều điều bổ ích giúp cho các em trang bị cho mình thật nhiều, thật nhiều kiến thức hình thành dần nhân cách một con người mới để bước vào cuộc sống mới sau này.

Khó khăn:

- Cha mẹ của học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng của phân môn chính tả. Nên học sinh lười rèn viết ở nhà mà cha mẹ các em cũng không rầy la, nhắc nhở. Các buổi họp phụ huynh giáo viên trao đổi việc học của con em mình về vấn đề viết chính tả thì phụ huynh không có ý kiến gì thậm chí có một số phụ huynh không đá động đến về phân môn chính tả mà chỉ quan tâm đến môn Toán. Nhưng thực ra nó rất quan trọng, nếu viết không đúng chính tả thì ảnh hưởng rất nhiều đến các môn học khác.

2.2 Thành công - hạn chế

Thành công:

- Sau khi áp dụng đề tài, tôi đã thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt qua từng bài viết. Học sinh hào hứng sôi nổi say mê học tập.

Hạn chế:

- Bên cạnh đó vẫn còn các em chưa có ý thức tự rèn viết các tiếng, từ có âm, vần khó nên khi viết một bài chính tả các em hay bị mắc lỗi nhưng lại không chịu sửa lỗi. Cho dù giáo viên yêu cầu em nào viết sai từ nào thì về nhà viết lại cho đúng từ đó nhiều lần.Bài sau giáo viên kiểm tra rồi yêu cầu các em phát âm lại cho chuẩn, nhằm mục đích sau này gặp lại chữ đó các em sẽ không viết sai nữa . Tuy đã thực hiện như vậy nhưng nhiều bài sau vẫn còn một số học sinh chưa khắc phục được.

2.3 Mặt mạnh - mặt yếu

- Nắm được cách viết đúng các từ có âm đầu, vần và thanh ; khắc phục lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Do học sinh ở vùng nông thôn nên việc phát âm của các em sai chính tả nhiều vì vậy khi viết các em cũng khó phân biệt được. Nếu như em nào chăm chỉ học, xem trước bài thật kỹ để nhớ thì viết tương đối đúng chính tả còn lại đa số các em viết không đúng quy tắc chính tả.

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

- Do trình độ nhiều phụ huynh chưa cao, vì vậy chưa nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết, nên chưa quan tâm đến việc rèn viết đúng chính tả ở nhà cho con em mình.

- Do công việc bận rộn của phụ huynh đa số là nông dân, thời gian đi làm nhiều hơn ở nhà, nên việc quan tâm chăm sóc con cái chưa được nhiều dẫn đến việc học của học sinh chưa tiến bộ.

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương: vì đối tượng học sinh của tôi đa số là các em đều dân Quảng Nam. Ở các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học và rèn luyện viết chính tả, khi viết các em còn lơ là, không tập trung vào bài viết, lâu ngày thành thói quen cẩu thả " viết quen tay". Do các em không nắm được nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong Tiếng Việt, không nắm được vị trí phân bổ giữa các kí hiệu. Do các em chưa hiểu nghĩa của từ, chưa nhớ đầy đủ các quy tắc chính tả vì quá trình học chính tả có liên quan mật thiết với quá trình trí nhớ. Những lỗi chính tả do không nhớ đầy đủ các quy tắc chính tả như lẫn lộn các phụ âm đầu, các nguyên âm,... Nhiều em còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em ít có điều kiện học tập, rèn luyện và đọc thêm sách báo nên vốn từ ngữ của các em ít được mở rộng.

3.Giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

- Giúp học sinh viết đúng chính tả. Nắm được các quy tắc viết đúng tiếng trong từ.

- Giúp học sinh tự sửa được các lỗi thường mắc do cách phát âm của địa phương.

- Rèn luyện cho học sinh viết chữ rõ ràng, đều nét, đúng mẫu chữ, bảo đảm tốc độ viết, đúng như quy định.

3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Biện pháp 1: Luyện phát âm

Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương, sinh ra và lớn lên trong môi trường phát âm như vậy nên các em cũng có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả.

* Ví dụ: ăn cơm - en cơm; hoa sen - hoa xen; cái vung - cái dung; cái kéo - cái kếu; đồng bào - đồng bồ, Giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng chính tả.

Biện pháp 2: Phân tích so sánh và giải nghĩa từ

Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả: với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.

* Ví dụ : Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh – TV3 -Tập 1, tr.4

Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau đến xẻ thịt chim”.Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn như:

+ rèn ≠ rằn. Giúp học sinh hiểu nghĩa rèn trong câu là làm cho con dao sắc bén còn rằn là rằn ri. Nếu học sinh khó hiểu có thể cho học sinh đặt câu để hiểu rõ hơn (Mẹ tôi rèn chiếc dao này thật bén – Cu Tuấn mặc bộ đồ rằn đỏ).

+ sắc ≠ sắt: sắc là sắc bén còn sắt là thanh sắt (vật kim loại).

+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.

Qua phần bài tập: Điền vào chỗ trống vần an hay ang?

- đ..... hoàng.

- đ.... ông.

- s... loáng.
Học sinh tiến hành làm bài tập, sau đó giáo viên sửa bài và cho học sinh phân tích từ:

- đàng hoàng ≠ đàn (tiếng đàn)

- đàn ông ≠ đàng (đường)

- sáng loáng ≠ sán (sán: giun, lãi) nghĩa khác là tiến đến gần.

* Dạy bài: Nghe – viết: Ông ngoại - (TV3 - Tập 1, tr.34) – Chép đoạn 3

Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, trong đời đi học của tôi sau này”.

Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:

- Lặng = L + ăng + thanh nặng

- Lặn = L + ăn + thanh nặng

So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” còn tiếng “lặn” có âm cuối là “n”.

Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.

Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.

* Dạy Chính tả (Tập chép): Chị em - (TV3 – Tập1, tr.27)

Học sinh viết: Để chị trải chiếu, buông màn cho em.

Học sinh đọc “buôn màn” nhưng phải viết đúng là “buông màn”, do đó học sinh cần hiểu “buông” có nghĩa là thả màn xuống, còn “buôn” là buôn bán vì vậy phải viết là “buông màn”.

Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú giải từ mới ở phân môn Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.

Biện pháp 3: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả

Ngay từ lớp Một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như các âm đầu : k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với : a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. Giáo viên còn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau:

Phân biệt âm đầu s/x : Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s (sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả, sim, sậy, ; sáo, sên, sâu, sán, sóc, sói, sư tử,).

Phân biệt âm đầu tr/ch : Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch (chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,; chó, chuột, châu chấu, chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,).

Biện pháp 4: Luyện viết đúng chính tả qua các bài tập

Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp Ba trong HKI là các dạng bài: Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm tiếng; Bài tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn. Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt hai từ trong từng cặp từ).
Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phân tích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngoài nhiệm vụ trên giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ.

+ Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinh điền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm:

* Ví dụ: Bài tập 2 a) – TV3, Tập 1, tr. 22

Điền vào chỗ trống tr hay ch ?

- Cuộn òn, ân thật, chậm ễ

* Bài tập 3a) –TV3, Tập 1, tr.48

Điền vào chỗ trống s hay x?

Giàu đôi con mắt, đôi tay
Tay .....iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu, cho ....áng mà tin cuộc đời.

* Dạy Chính tả (Nghe – viết) : Ông ngoại (đoạn 3) - TV3, Tập 1, tr. 35

Nội dung viết: Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường.

Một số học sinh viết sai lỗi “da” viết là “gia”, cũng có em viết là “ra”. Tôi phân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các nghĩa có liên quan tới “da thịt”, trong “da diết”; còn gia viết là gi trong các trường hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà” (ví dụ: gia đình), chỉ người có học vấn, chuyên môn (ví dụ: chuyên gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,) Sau phần bài viết tôi tự ra bài tập để các em hiểu thêm. Nội dung bài tập như sau:

* Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?

- a vào; a dẻ;a đình.

- a rả; a thịt, tham a.

* Điền vào chỗ trống en hay eng ? (BT 2b – TV 3, tập 1, tr. 41)

Tháp Mười đẹp nhất bông s....
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây ch.... đá, lá ch...... hoa .

* Điền vào chỗ trông iên hay iêng ? (Bài tập 2b – TV3, Tập 1, tr. 56)

Trên trời có g... nước trong.
Con k...... chẳng lọt, con ong chẳng vào.

* Điền vào chỗ trống en hay oen ? (Bài tập 2 – TV3, Tập 1, tr. 60)

- nhanh nh..#., nh.. miệng cười, sắt h.gỉ, h.... nhát.

+ Bài tập tìm từ:

Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ cùng nghĩa, trái nghĩa:

* Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 52

Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:

- Cùng nghĩa với chăm chỉ : ..

- Trái nghĩa với gần : ..

- (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : ..

* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1 tr. 31

Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:

- Cơ thể của người: ..

- Cùng nghĩa với nghe lời: ..

- Dụng cụ đo trọng lượng (sức nặng) : ..

+ Bài tập tìm tiếng :

* Bài tập 2b) - TV3,Tập 1, tr. 18

Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:

- gắn, gắng

- nặn, nặng

- khăn, khăng

Giúp học sinh ghép đúng:

- gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,

- gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,

- nặn: nặn tượng, nặn óc nghĩ, nhào nặn,.

- nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng cân,

- khăn: khăn tay, khăn quàng, cái khăn,

- khăng: khăng khăng, khăng khít,

+ Bài tập giải câu đố:

* Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, tr. 22

Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:

Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng

(Là cái gì?)

Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ xảo chính tả, cần đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.

+ Bài tập lựa chọn:

* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1, tr. 132

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:

- (bão, bảo) : Mọi người .. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn ..

- (vẽ, vẻ) : Em .. mấy bạn ..mặt tươi vui đang trò chuyện.

- (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé uống .. rồi ..soạn đi làm.

+ Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt):

Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặt câu để phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ.

* Bài tập 3b) - TV3, Tập 2, trang 48 (Tuần 23).

Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:

+ trút – trúc; lụt – lục

* Ví dụ: + trút: Trời mưa như trút nước.

+ trúc: Bố em có cây sáo trúc.

+ lụt: Năm nay ở nước ta có nhiều lũ lụt.

+ lục: Bé lục tung đồ đạt trong nhà.

Giáo viên còn sửa chữa lỗi sai trong vở bài tập Luyện từ và câu và nhất là phân môn Tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn sai âm, vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ không hoàn hảo và người đọc sẽ không hiểu ý bài văn viết gì.

Qua mỗi bài tập, giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kĩ năng cần rèn luyện.

- Giáo viên tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê trong mỗi giờ học chính tả.

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

Để thực hiện các giải pháp, biện pháp này thì cần có những điều kiện sau:

- Đầu năm học kiểm tra phát hiện lỗi chính tả, thống kê, phân loại lỗi, tìm nguyên nhân gây lỗi ở học sinh. Lập kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học.

- Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả trong một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kì.

- Cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, ... tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, ... từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.

- Căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của lớp, của mỗi học sinh mà có phương pháp dạy cho phù hợp. Theo dõi sự tiến bộ của học sinh từng ngày để điều chỉnh cách dạy cho hiệu quả.

3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này làm tiền đề cho biện pháp kia. Nếu học sinh phát âm đúng thì học sinh sẽ biết phân biệt và hiểu được nghĩa của từ, ghi nhớ được mẹo Luật chính tả thì các sẽ viết đúng chính tả và vận dụng làm các bài tập hiệu quả.

3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

- Kết quả khảo nghiệm:

Khảo sátTSHSKhông sai1-2 lỗi3-4 lỗi5-6 lỗiTrên 6 lỗi
Đầu năm
Cuối kì 1
Cuối năm

- Giá trị khoa học: Áp dụng cho khối 3 trong trường tiểu học ...........

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Từ ngày phát động phong trào rèn viết đúng chính tả. Học sinh ở lớp chăm chú và học tích cực hơn. Không còn tình trạng các em viết ẩu, trình bày cẩu thả, viết chữ không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả nữa. Tính cẩn thận và sự cố gắng học hỏi của các em có nhiều tiến bộ, thể hiện rõ trên từng trang vở. Có em đã sửa được tính cẩu thả khi viết chính tả và đặt dấu thanh đúng hơn, không còn đánh dấu tuỳ tiện như trước đây. Bước đầu kết quả tuy chưa tuyệt đối song có nhiều khả quan hơn. Với cách thức tiến hành từng bước như trên áp dụng vào thực tế ở lớp thì kết quả đạt được.

Kết quả trên cho thấy sự rèn luyện và nổ lực của các em rất lớn. Các bậc phụ huynh tỏ ra rất vui và hài lòng khi nghe giáo viên thông báo kết quả rèn luyện của con em mình qua từng kỳ họp. Từ đó về nhà họ đã khích lệ con mình nổ lực hơn.

III. PHẦN KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Với nhu cầu cấp thiết hiện nay là chữ viết của giáo viên và học sinh cần đúng chính tả, rõ ràng. Vì thế việc rèn chính tả để tạo nên chữ viết đẹp, đúng nghĩa là một sự cần thiết nên tất cả giáo viên , học sinh và phụ huynh ai cũng có ý thức rèn chính tả cho mình, thì sẽ không còn tình trạng học sinh bị khống chế bởi điểm chính tả của môn Tiếng Việt.

Từ đó môn Tiếng Việt sẽ được học sinh thích học hơn và giáo viên cũng không ngán ngẫm khi chấm môn Tiếng Việt (viết) nữa.

Qua biện pháp áp dụng đối với học sinh ở lớp và kết quả đạt được như trên. Bản thân mong rằng để rèn viết chính tả cho các em ở những năm học tiếp theo giáo viên cần ghi nhớ bài học là:

Trong quá trình rèn chính tả cho các em là giáo viên phải phát âm chuẩn. Vì việc gì cũng bắt đầu từ người thầy hay có thể nói thầy là trung tâm điều khiển hoạt động của học sinh . Thầy điều khiển tốt thì chắc chắn học sinh sẽ hoạt động tốt và hiệu quả cao.

Viết chính tả cũng vậy, giáo viên cần phát âm chuẩn, rõ ràng thì các em sẽ viết tốt hơn. Điều đáng chú ý là giáo viên và học sinh phải kiên trì, có kiên trì mới thành công.

Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt cho các tiết dạy để có sự hướng dẫn thích hợp đối với từng đối tượng học sinh của lớp mình. Đồng thời tạo cho các em hứng thú trong học tập.

Giáo viên giúp các em nắm vững các quy tắc chính tả, để việc viết chính tả của các em đạt được kết quả cao hơn.

2. Kiến nghị

- Ban giám hiệu chỉ đạo cho Cán bộ thư viện mua sắm đầy đủ sách tham khảo, tài liệu, từ điển (Chính tả) Tiếng Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng.

Rất mong sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, để đề tài của tôi được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

2. Mẫu sáng kiến kinh nghiệm 2: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Tiểu học

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Tiểu học
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Tiểu học

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa.

Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất tình cảm và các kĩ năng cơ bản.

Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới.

Ở tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh. kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới. Phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết. Dạy tốt chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cần đạt tới. Đó là kĩ năng viết đúng, muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ.

Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thnh kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng việt có hiệu quả. Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói “Nét chữ nết người - Văn hay chữ tốt”. Quả thật khi viết chữ đã không tốt thì văn không thể hay được.

Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt môn chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu môn tiếng Việt ở trường tiểu học.

Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác, Chính tả là những chuẩn mực của một ngôn ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là làm phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết và người đọc thống nhất những điều đã viết.

Trong thực tế hiện nay, thói quen và kĩ năng viết đúng Chính tả của học sinh tiểu học chưa tốt. Đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế. Các em ít được rèn luyện về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo.

Một trong những nguyên nhân đưa đến thực trạng học sinh sai chính tả hiện nay là do các em đọc như thế nào viết như thế ấy.

Các em chưa nắm vững quy tắc ngữ âm của chữ quốc ngữ và ít được biết đến một số mẹo luật chính tả cơ bản.

Riêng với giáo viên việc dạy chính tả chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa qua bài viết nhưng chưa chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ vùng miền đang ở. Hơn nữa việc nắm các lỗi chính tả cần dạy cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức đã dẫn đến hạn chế kết quả giảng dạy của phân môn chính tả hiện nay.

Từ thực tế, qua hai năm theo đi trong khối và trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở lớp ... trường TH ..............., huyện ........., tỉnh ..........”. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chính tả ở trường Tiểu học.

2. Mục đích nghiên cứu:

2.1. Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên nhân của các lỗi đó để tìm ra biện php khắc phục.

2.2. Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học.

2.3. Soạn giáo án theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh địa phương.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1. Khách thể:

Lỗi chính tả học sinh thường mắc ở trường Tiểu học .......

3.2. Đối tượng

Việc dạy và học chính tả của học sinh khối lớp .... trường Tiểu học .........

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc nâng cao chất lượng toàn diện mà còn phải quan tâm đến chữ viết của học sinh. Chữ viết có đẹp, đúng chính tả thì mới hấp dẫn được người đọc. Chữ viết có đúng thì người đọc mới dễ dàng hiểu rõ nội dung của bài văn mà mình muốn diễn đạt. Do đó dạy môn chính tả trong trường Tiểu học là rất quan trọng mà giáo viên cần phải quan tâm.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Qua nhiều năm dạy lớp 3 tôi nhận thấy được những mặt tồn tại của học sinh khi viết chính tả là: chữ viết không cẩn thận, sai rất nhiều lỗi chính tả, những chữ rất đơn giản và gặp thường xuyên mà có em vẫn viết sai các tiếng có âm đầu tr/ch; s/x;d/gi; th/kh; ng/ngh; g/gh. Sở dĩ các em thướng viết sai là do không nắm vững quy tắc viết chính tả hoặc do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương. Vậy muốn học sinh viết đúng chính tả, trước tiên giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu nghĩa các từ khó, phân tích kĩ những từ học sinh thường viết sai trên lớp, có như thế thì mới khắc phục lỗi chính tả cho các em.

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây dựng nhóm phương pháp như sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến đề tài.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra.

+ Phương pháp quan sát.

+ Phương pháp trò chuyện.

+ Phương pháp thu thập thông tin.

- Nhóm phương pháp hỗ trợ.

+Thống kê

6. Giả thuyết khoa học:

Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả của học sinh thường mắc phải được chú trọng thì việc vận dụng các nguyên tắc, biện pháp, phương pháp dạy học về phân môn chính tả sẽ thuận lợi và giúp cho học sinh khắc phục được các lỗi thường mắc, giúp giáo viên đạt kết quả cao trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết đúng cho học sinh tiểu học.

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lí luận.

1. Cơ sở tâm lí học:

Dạy chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ tiếng Việt theo các chuẩn chính tả và làm bài tập, qua đó rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.

Có thể dạy Chính tả theo hai cách: có ý thức và không có ý thức

+ Cách không có ý thức: (phương pháp máy móc, cơ giới)

Dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, dựa trên sự lặp lại không cần biết lí do, quy luật của hành động.

Phương pháp này củng cố trí nhớ một cách máy móc, không thúc đẩy sự phát triển của tư duy.

+ Cách có ý thức: (phương pháp dạy học có tính tự giác).

Bắt đầu từ việc nhận thức quy tắc, mẹo luật chính tả. Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả. Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức. Đó là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao.

2. Cơ sở thực tiễn

Số bài, thời lượng học:

Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết. Cả năm học sinh được học 62 tiết chính tả.

Chương trình của phân môn chính tả ở khối lớp ...... gồm các dạng sau:

* Chính tả đoạn, bài:

Học sinh nhìn – viết (tập chép) hoặc nghe – viết một đoạn hay một bài có độ dài trên dưới 60 chữ (tiếng). Phần lớn các bài chính tả này được trích từ bài tập đọc vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc.

* Chính tả âm, vần:

Nội dung cụ thể của chính tả âm, vần là luyện viết các tiếng có âm vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ (c /k, g/gh, ng/ngh, ia/ya, i/y,…)

Hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi, an/ang, ac/ at, dấu hỏi, dấu ngã)

Các bài tập luyện viết những tiếng dễ viết sai do cách phát âm địa phương bao giờ cũng là loại bài tập lựa chọn, dành cho một vùng phương ngữ nhất định. Giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp hoặc mỗi học sinh mà chọn bài tập thích hợp cho các em.

Nhìn chung phần lớn các bài viết đều có số lượng chữ viết tương đối phù hợp với học sinh lớp ......

Sau mỗi bài viết đều có phần luyện tập để rèn luyện, củng cố cho học sinh viết đúng chính tả.

Khi nghiên cứu sách giáo viên, tôi thấy có gợi ý gồm một số từ viết đúng được sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên chọn thêm các từ khác cho phù hợp với phương ngữ, hoặc trong các bài tập phân biệt có thể chọn hình thức phân biệt cho phù hợp với ngôn ngữ từng vùng miền.

Chương II: Nội dung nghiên cứu

1. Thực trạng của việc dạy và học:

1.1. Dạy chính tả của giáo viên

Qua các tiết dự giờ tham khảo, hầu hết các tiết dạy chính tả chưa được giáo viên đầu tư cao mà chủ yếu dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên là chính.

Một số giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ vùng miền đang ở, không xác định rõ các lỗi chính tả cơ bản của học sinh trong lớp nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm, giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả qua bài viết hoặc qua bài tập. Hơn nữa việc phát âm của giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về học và viết chính tả của học sinh.

Bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng phổ biến hiện nay là: Nhiều giáo viên chưa nghiên cứu kĩ về chính tả cho bản thân mình và cho học sinh trong giờ dạy các môn học khác. Hầu hết giáo viên chỉ phát âm đúng trong giờ tập đọc, chính tả còn các môn khác phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương. Ta vẫn biết rằng việc phát âm không đúng chuẩn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chính tả.

Ví dụ:

Phát âm “con tầm” mà thực chất là “con tằm”.

Phát âm “mái tốc’’ mà thực chất là “mái tóc”.

Phát âm “mầu sắc’’ mà thực chất là “màu sắc’’.

Chính vì thế, nếu ta không hiểu nghĩa từ thì khó mà viết đúng. Việc phát âm chưa chuẩn ấy luôn diễn ra trước học sinh trong lớp, trong trường và ngoài xã hội.

1.2. Học chính tả của học sinh.

Mấy năm gần đây các trường tiểu học trong huyện ................... nói chung và trường Tiểu học ............ nói riêng, phong trào chữ viết đã được chú trọng và ngày càng nâng cao.

Tuy nhiên, qua khảo sát bài viết của học sinh khối lớp ...... còn hạn chế. Nhiều em chưa nắm vững các quy tắc, mẹo luật chính tả, có em phát âm sai dẫn đến bài viết sai nhiều lỗi chính tả.

Mặt khác một số em do thiếu cẩn thận nên để thừa hoặc thiếu một số nét, thiếu dấu dẫn đến sai lỗi chính tả (chủ yếu thiếu dấu thanh do học sinh dân tộc phát âm không chuẩn đặc biệt là dân tộc S’tiêng.

4. Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả

4.1. Về phía giáo viên

1. Các lỗi cơ bản

1.1 Kiểm tra phân loại trình độ chữ viết chính tả của các em lớp mình ngay từ đầu năm, nắm rõ về trình độ chữ viết của từng em, biết được những lỗi chính tả mà từng em hay mắc phải.

1.2 Linh hoạt trong phương pháp giảng dạy tạo hứng thú và lòng say mê luyện viết ở các em . Sử dụng phương tiện day học hợp lý đầy đủ khoa học

1.3 Đối với những em học sinh trung bình yếu và chậm, cần dành nhiều thời gian để hướng dẫn chỉ bảo những em học sinh này. Cần động viên khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện cho các em tham gia học tập tích cực.

1.4 Điều đặc biệt lưu ý là trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn phải là người đọc đúng, viết chuẩn.Trong quá trình đọc cho học sinh viết bài cần đọc to, rõ ràng, chính xác, đọc lại nhiều lần ở những từ, tiếng khó.

1.5 Trong quá trình học sinh viết bài giáo viên phải luôn luôn theo dõi, uốn nắn học sinh ngay, đặc biệt chú ý những lỗi sai cơ bản của địa phương như: b/v; t/th; l/đ, và một số lỗi chính tả khác học sinh hay viết sai như: ch/tr; r/d/gi; s/x;...

GV phải là người nắm được những lỗi sai cơ bản của từng em hay mẵc phải, sau đó ghi tổng hợp lại những lỗi này và hướng dẫn học sinh luyện viết đúng chính tả trong các giờ chính tả- trong các buổi học thêm - và viết mẫu cho các em, yêu cầu các em về nhầ tập viết lại những từ đó nhiều lần để ghi nhớ.

1.6 Việc chấm chữa bài phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong giờ chính tả và sau mỗi lần chấm giáo viên phải tổng hợp lại những lỗi mà học sinh vừa viết sai để hướng dẫn học sinh phát âm lại, đồng thời cho học sinh luyện viết lại ngay trên bảng con hoặc bảng lớp để các em sửa sai và ghi nhớ luôn.

1.7 Giao bài tập chính tả, bài luyện viết về nhà.Yêu cầu mỗi em có một quyển vở luyện viết riêng ở nhà, giáo viên giao bài luyện viết về nhà và kiểm tra học sinh thường xuyên. Sau mỗi lần đánh giá cần tuyên dương sự tiến bộ của học sinh.

1.8 Phương pháp phân tích so sánh.

Trong quá trình dạy với những tiếng khó học sinh thường hay viết sai giáo viên nên phân tích cấu tạo riêng, rồi có thể so sánh với những tiếng dể lẫn lộn, nhấn mạnh những đặc điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.

Ví dụ: HS hay nhầm: muốn/muống

GV có thể yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: Hai tiếng này khác nhau ở âm cuối n/ng

+ Muống = m + uông + thanh sắc

+ Muốn = m + uôn + thanh sắc

1.9 Biện pháp giải nghĩa từ

Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong các tiết tập đọc, tập làm văn, luyện từ và câu, chính tả

Giải nghĩa từ nhằm giúp các em hiểu rõ, ghi nhớ và khắc sâu từ đó.

Có nhiều cách giải nghĩa từ : Cho học sinh đọc chú giải, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc sử dụng vật thật mô hình thật hay tranh ảnh.

Ví dụ : Khi các em hay mắc lỗi sai khi viết các âm chính như : ắt/ắc; an/ang; ết/ếch...trong các từ: giặt quần áo; cây bàng; chênh chếnh...thì GV có thể giải nghĩa rõ các từ này để học sinh ghi nhớ và không viết sai thành: giặc quần áo; cây bàn; chênh chết...

2. Về lỗi viết hoa

- Luôn nhắc học sinh phải ghi nhớ viết hoa các tên riêng tên người, tên đất, sông núi, tên cơ quan tổ chức.

- Cần hướng dẫn học sinh viết hoc cụ thể cho từng loại tên riêng; Như viết hoa tên người Việt; địa danh Việt; dân tộc thiểu số; tên người; tên nước ngoài.

Ví dụ: Tên riêng Đinh Tuấn Dũng

Tên sông núi: sông Lam, sông Hồng...

Tên cơ quan: Phòng Giáo Dục Than Uyên...

Tên người nước ngoài: I- ta- li-a; Pa-xcan...

- ở lớp tôi đầu năm một số em học sinh còn có thói quen không viết hoa tên riêng của mình ở phần tên đệm; tôi đã phải bắt các em tập viết nhiều lần tên mình để các em tạo thành thói quen và ghi nhớ.

2.1 Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả

Là những hiện tượng chính tả mang tính quy luật phổ biến

Ví dụ: - Về âm đầu: gh/ ngh/ k chỉ kết hợp với các nguyên âm: i/e/ê/ie/iê.

- Âm đầu c/k: Nhấn mạnh để HS ghi nhớ âm c không bao giờ ghép với âm i; ê đứng đằng sau nó. Nên không bao giờ được viết: ciếm, ciến, cìm, cết ( trái)...

- Để phân biệt ch/tr ta có thể chỉ cho học sinh một số mẹo như: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật nhỏ đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chén, chày. Con vật thì có: Chuột, chó, chào mào, châu chấu, chìa vôi, chèo bẻo...

2.2 Điều rất quan trọng mà GV cần lưu ý nữa đó là cần phải sử dụng phương pháp nêu gương thường xuyên trong quá trình giảng dạy. Cụ thể đó là: Sau khi chấm, chữa các bài chính tả cần phải nêu gương những em được điểm giỏi để những em còn bị điểm kém lấy đó làm gương học tập; và khi những em học sinh yếu này có tiến bộ thì GV cũng cần phải tuyên dương động viên khuyến khích các em ngay.

2.3 Ngoài ra GV có thể giáo dục để học sinh thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng, đẹp thông qua các môn học khác: Ví dụ Khi chấm điểm môn Toán của hai học sinh, một em làm bài đúng, trình bày sạch đẹp được điểm 10; còn em kia làm đúng nhưng trình bày còn bẩn, lại viết sai lỗi chính tả GV có thể trừ điểm trình bày của các em từ 1-2 điểm để các em thấy được hậu qủa của việc viết xấu, sai và có ý thức trình bày đúng, đẹp hơn ở lần sau.

4.2. Về phía học sinh

- Để tạo hứng thú cho học sinh đối với môn chính tả GVCN có thể hướng dẫn các em bọc, dán nhãn vở sao cho đẹp, cũng nhằm mục đích nâng cao ý thức giữ gìn sách vở của các em.

- Điều đặc biệt quan trọng cần ở các em trong việc rèn luyện chữ viết đó là các em phải thực sự kiên trì, quyết tâm, các em phải thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả.

- Ngoài ra các em cần học thuộc lòng các quy tắc chính tả cơ bản mà thầy cô giáo đã hướng dẫn.

- Tạo thói quen học tập, thói quen luyện viết ở nhà, làm các bài tập chính tả, các bài luyện viết thầy cô giao.

- Luôn luôn có ý thức khắc phục các lỗi sai mà thầy cô giáo đã chỉ ra bằng cách luyện viết thật nhiều lần từ đó để ghi nhớ.

- Bên cạnh đó những em còn viết xấu, sai chính tả nhiều cần phải học hỏi những bạn thường xuyên viết chữ đúng, đẹp trong lớp bằng cách mượn vở để tham khảo hoặc luyện viết theo.

Trên đây là các mẫu Sáng kiến kinh nghiệm về Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả hay nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
3 13.082
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu 3 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả năm 2024