Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS Chương trình mới
HoaTieu.vn xin chia sẻ Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS - Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục thể chất THCS Chương trình mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều lớp 6, 7, 8, 9 hay nhất hiện nay để giáo viên tham khảo, ứng dụng vào giảng dạy môn GDTC theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mời thầy cô tải file Sáng Kiến Kinh Nghiệm GDTC THCS tại bài viết.
SKKN Giáo dục thể chất lớp 6, 7, 8, 9
- 1. SKKN Giáo dục thể chất 6: Một số biện pháp nhằm phát huy kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
- 2. SKKN Thể dục 7: Một số hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhày xa kiểu ngồi
- 3. SKKN Thể dục lớp 8
- 4. SKKN Thể dục 9: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền lớp 9
- 5. SKKN: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn GDTC ở trường THCS
1. SKKN Giáo dục thể chất 6: Một số biện pháp nhằm phát huy kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Tập luyện sức bền có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh trong nhà trường. Qua đó nhằm hình thành các phẩm chất ý chí và đạo đức của con người mới góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho các em.
Khi học tập rèn luyện sức bền đa số học sinh không chịu khó luyện tập hoặc luyện tập không được tích cực, không tự giác. Các em chưa hiểu được vị trí và tầm quan trọng của sức bền trong đời sống và học tập vì vậy vấn đề đặt ra là việc nhằm phát huy kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh lớp 6 trường THCS ..................... môn Giáo dục thể chất là rất cần thiết.
2. Mục tiêu
Thực hiện mục tiêu chung của hệ thống thể dục thể thao Việt Nam góp phần đào tạo thế hệ thanh thiếu niên phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Môn Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông bao gồm nhiều phân môn, trong đó Điền kinh là một phân môn cơ bản, phong phú và đa dạng gồm nhiều nội dung khác nhau như: chạy, nhảy, ném, đẩy… là nền tảng phát triển các tố chất thể lực làm cơ sở cho các môn thể thao khác.
Việc luyện tập rèn sức bền có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vì nếu không có sức bền, con người vừa mới làm việc, học tập đã cảm thấy mệt mỏi rất nhanh, như vậy sẽ không bao giờ làm được việc đạt kết quả cao. Rèn luyện sức bền giúp cơ thể có khả năng chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay luyện tập thể dục thể thao kéo dài, vì vậy nó có một vị trí vô cùng quan trọng đối với các em học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở...
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
- Đối tượng: học sinh khối 6 Trường trung học cơ sở .....................
2. SKKN Thể dục 7: Một số hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhày xa kiểu ngồi
I. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Thể dục là một bộ môn quan trọng trong việc phát triển thể chất, kỹ năng cho học sinh, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần.
Đối với các em ở lứa tuổi THCS, vấn đề nâng cao sức khỏe để phục vụ cho nhiệm vụ học tập là rất cần thiết. Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp các em phát triển cân đối về hình thái và chức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và tạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường. Hình thành và hoàn thiện cho các em những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản. Vì vậy mà vai trò của môn học thể dục ở trường THCS là vô cùng quan trọng.
Dạy học thể dục là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh để các em có những tri thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức văn hóa khoa học kỹ thuật.
Nhưng hiện nay khi dạy thể dục trong trường THCS gặp rất nhiều khó khăn vì các em xem nhẹ và không có sự đầu tư hoặc ít có sự quan tâm đến bộ môn này. Vì vậy đây cũng là vấn đề cấp bách mà các giáo viên thể dục đang gặp phải. Trong đó có nội dung nhảy xa là một môn điển hình phát triển sức nhanh cho học sinh, thuộc loại hoạt động có chu kì và có cường độ hoạt động cực đại. Nhảy xa có tác dụng tốt đến việc tăng cường các chức năng làm việc căng thẳng. Thông qua tập luyện kỹ thuật nhảy xa giúp người tập rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí vươn lên, sự linh hoạt nhanh nhẹn trong cuộc sống.
Ở trường THCS làm quen nội dung nhảy xa Để đảm bảo chất lượng môn học, chúng ta thường hướng dẫn các em luyện tập kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng và phát triển các tố chất chuyên môn thông qua các biện pháp tập luyện cụ thể như: bổ trợ kỹ thuật, kỹ thuật từng giai đoạn, các động tác phát triển thể lực, trò chơi vận động… Có thể nói các bài tập chạy nhanh có tác động rất tốt đến sự phát triển thể chất của học sinh. Nhằm đạt được hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục thể chất THCS nói riêng và hệ thống chương trình giáo dục phổ thông nói chung thì giảng dạy rèn luyện sức nhanh và mạnh có một vị trí quan trọng. Nó giúp con người không chỉ rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn mà cả tính năng động trong mọi công việc. Nhưng nhảy xa như thế nào để phát triển được sức nhanh và mạnh có thành tích tốt? Có những em đang còn nhận thức sơ sài, chưa hiểu được cơ bản về kỹ thuật nhảy xa nên các em không phát huy được khả năng của mình. Qua thực tế giảng dạy cho thấy học sinh khi tập luyện chưa chú ý nhiều đến kỹ thuật mà chỉ chú ý đến thành tích nên sự hoàn thiện về kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến thành tích khi kiểm tra nhảy xa chưa cao, từ đó sự đam mê tập luyện của các em giảm đi, có nhiều sai lầm trong tập luyện kỹ thuật nhảy xa.
Ngoài ra, khi dự giờ thăm lớp của các đồng chí đồng nghiệp, tôi nhận thấy có những thiếu sót về phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhày xa kiểu ngồi ” ở trường THCS .......................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy kỹ thuật nhảy xa cho học sinh lớp 7.
Tìm ra một số phương pháp hữu hiệu giúp các em học sinh tập luyện sức bền tốc độ nhằm nâng cao thành tích trong nhảy xa.
Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua bài tập luyện nhảy xa.
Tổ chức tiết học một cách hợp lý và khoa học để tạo sự say mê, hứng thú trong hoạt động tập luyện của học sinh. Qua đó trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về nhảy xa.
Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, nâng cao thành tích, có sức khỏe đảm bảo trong việc học tập. Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính vừa sức và hấp dẫn.
3. SKKN Thể dục lớp 8
3.1. Nâng cao chất lượng tiết học thể dục lớp 8 qua việc áp dụng trò chơi vào luyện tập
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Bậc THCS là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu giáo dục toàn diện (đức, trí, thể mỹ, lao động). Môn Thể dục là một môn học hết sức quan trọng trong nhà trường, học sinh tham gia học tốt sẽ góp phần phát triển thể chất, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe để tham gia học tốt các môn học khác cũng như thực hiện tốt các mặt hoạt động mà nhà trường đề ra.
Hiện nay cho thấy do điều kiện nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về sân bãi trong giảng dạy thể dục (thiếu diện tích sân chơi, bãi tập). Tuy nhiên việc nắm được đặc điểm tâm sinh lí trẻ và vận dụng tốt các hình thức, phương pháp giảng dạy sẽ giúp học sinh học tốt môn Thể dục trong nhà trường.Trong thực tế giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khỏe học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Giáo dục thể chất góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, … , hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, biết thực hiện một số động tác cơ bản trong thể dục thể thao, trò chơi vận động …, tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ, gây cho trẻ có một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Một trong những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho học sinh lớp 8 cũng như học sinh các cấp đó là biện pháp trò chơi hoá các hình thức tập luyện .
Trò chơi không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên vị trí của mỗi phương pháp giáo dục đó là: “Phương pháp vui mà học, học mà vui” như Bác đã căn dặn chúng ta. “Trong lúc học,cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học” vì vậy trò chơi đã cuốn hút tất cả các em từ bậc tiểu học đến THPT kể cả một số thanh niên tuổi đời còn trẻ cũng rất thích vui chơi, đòi hỏi được vui chơi, giải trí mà đã chơi thì rất đam mê.
Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc tiểu học nói chung và ở khối lớp 8 nói riêng , thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng, đây là các em học sinh đang ở lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến rõ về tâm sinh lý , tư duy và hành động của các em chuyển dần từ thụ động sang chủ động.
3.1. Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả môn Đá Cầu cho học sinh lớp 8
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đã và đang rất quan tâm bởi lẽ “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” – trẻ em là tương lai của đất nước.Muốn có được những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay, chúng ta cần phải đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ cả trí lực và thể lực tốt, phẩm chất đạo đức tốt, …Và nhiệm vụ giáo dục học sinh toàn diện luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và coi trọng, trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường là nơi triển khai, hiện thực hóa mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục. Ở nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm những nhân tài mai sau của đất nước, đó cũng chính là chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về công tác TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội. Với Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã ghi rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu để chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI”. Và ngày 29/ 04/ 1993 Bộ Giáo dục và đào tạo ra quyết định số 931/ RLTT v/v: Ban hành qui chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp "GDTC được thực hiện trong nhà trường từ Mầm non đến Đại học góp phần đào tạo những công dân toàn diện. GDTC là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Vì vậy, vấn đề GDTC là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu để đất nước có lớp người trẻ “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” là mục đích của toàn Đảng, toàn dân ta. Đá cầu là môn thể thao dân tộc, có một quá trình phát triển rất sớm gắn liền với lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và là môn thể thao được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận, đặc biệt là thế hệ trẻ rất ưa thích và tích cực tập luyện. Tại nghị quyết trung ương V (khóa VIII) về phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các môn thể thao dân tộc phát triển trong đó có môn đá cầu. Nhờ đó, môn đá cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, là môn trọng điểm và cơ bản của thể thao nước ta, giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống GDTC ở các trường Đại học, Cao đẳng, và phổ thông.v.v...Tập luyện đá cầu có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh, sinh viên trong các trường, nhằm hình thành phẩm chất, ý chí và đạo đức của con người mới... Đặc biệt còn là một loại hình hoạt động rất phong phú, đa dạng, gần gũi với những hoạt động sinh hoạt trong đời sống của con người. Là một giáo viên dạy môn Thể dục của nhà trường, hàng ngày được quan sát, dạy dỗ các học sinh, luôn thôi thúc tôi làm thế nào để học sinh có hứng thú và học tập tốt nội dung đá cầu để tham gia các giải thi đấu. Đồng thời để lựa chọn học sinh vào đội tuyển môn đá cầu tham gia thi đấu cấp huyện …Với kinh nghiệm được đúc kết và yêu cầu cấp bách như trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả môn Đá Cầu cho học sinh lớp 8”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh lớp 8 tập luyện môn Đá cầu có chất lượng hơn.
Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tập luyện môn Đá Cầu, học sinh hứng thú tham gia tập luyện hơn, qua đó giúp cho các em học Đá Cầu đạt hiệu quả tốt hơn.
Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả của môn đá cầu đối với học sinh lớp 8 trường THCS ......................................
Đối tượng thực nghiệm: “ Học sinh lớp 8A trường THCS ......................................”.
III. Phạm vi và thời gian thực hiện.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Một số bài tập bổ trợ cho môn Đá Cầu đối với học sinh lớp 8 trong giờ học môn Đá Cầu.
- Phạm vi: lớp 8A Trường THCS .......................................
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023.
IV.Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu:
Để tiến hành phương pháp này chúng tôi đã chắt lọc từ các tài liệu có liên quan đến đề tài như: Văn kiện của Đảng và nhà nước, Giáo trình đá cầu, Sinh lí học TDTT, Phương pháp thống kê trong TDTT.v.v... nhằm tìm hiểu tình hình phát triển thể dục thể thao nói chung và môn Đá Cầu nói riêng ở các nước và trên thế giới hiện nay. Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
4.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
...........
4. SKKN Thể dục 9: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền lớp 9
PHẦN II: NỘI DUNG
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định con người là vốn quý nhất của xã hội, là nguồn lực to lớn nhất và quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời cũng khẳng định sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, để tạo ra tài sản trí tuệ vật chất cho xã hội.
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta đã dạy “Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Nghe lời dạy của Người trong sự nghiệp giáo dục, xác định nền tảng hết sức quan trọng nhằm phát triển nguồn lực con người cho đất nước đó là công tác giáo dục thể chất trong mỗi nhà trường. Bởi vì thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhất là việc phát triển thể chất cho các em học sinh bậc trung học cơ sở. Ở lứa tuổi này các em đang có sự chuyển biến mạnh về tâm sinh lí, giới tính và thể chất. Chính vì thế rất cần có sự giáo dục, định hướng cho sự phát triển tâm sinh lí và thể chất cho các em. Trong đó việc định hướng và giáo dục thể chất cho các em là một trong những nhiệm vụ giáo dục hết sức quan trọng.
Qua nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất tôi nhận thấy việc giáo dục sức bền cho học sinh bậc THCS gặp nhiều khó khăn như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ môn học, sức ì của học sinh, thái độ của học sinh còn coi môn Thể dục là môn phụ, phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến phát triển thể chất cho con em mình... Do đó đã thôi thúc tôi trăn trở phải làm thế nào để rèn ý thức tự giác cho các em học sinh của mình trong việc rèn luyện thân thể. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh lớp 9 sức ì lớn, nhưng thể chất phát triển mạnh mẽ hơn so với các khối học khác. Chính vì vậy bằng những kiến thức đã học trong trường chuyên nghiệp và những kinh nghiệm đã tích lũy được tôi viết lên sáng kiến kinh nghiệm:“Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy học chạy bền lớp 9”. Mong đây cũng là một tư liệu tham khảo để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học chạy bền, nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy chạy bền lớp 9.
..............................
5. SKKN: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn GDTC ở trường THCS
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng góp phần rèn luyện thể lực cho học sinh, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em đảm bảo sức khỏe cho hoạt động học tập và phát triển thể lực, góp phần đào tạo con người toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.Nghị quyết số 08/NQ-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 đã nhấn mạnh “Thực hiên tốt giáo dục thể dục thể chất theo chương trình nội khóa; phát triển thể lực toàn diện và kỹ nảng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao.
Để giảng dạy môn thể dục đạt kết quả cao thì chúng ta phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó việc tạo cho học sinh sự hứng thú có tính tự giác tích cực, điều đó nắm vai trò quan trọng trong việc dạy và học. Tâm lý học đã nghiên cứu thấy rằng “hoạt động của con người luôn xuất phát từ 1 mục đích nhất định và khi mục đích đó trở thành nhu cầu hứng thú của cá nhân thì kết quả hoạt động sẽ cao hơn” có người còn ví rằng: Hứng thú là chiếc dù nhỏ mở ra trước tiên, tạo điều kiện bật tung vòm dù chính bao bọc các năng khiếu có thể nói hứng thú kích thích tính tích cực của con người để giáo dục một nhân cách toàn diện. Nhà trường chúng ta không thể không coi trọng vấn đề giáo dục, xây dựng và bồi dưỡng sự hứng thú tính tự giác tích cực cho học sinh vậy làm thế nào cho học sinh say mê hứng thú tự giác tích cực trong học tập? Đó là vấn dề quan tâm hàng đầu của những người làm công tác giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học Và với sự thay đổi quan điểm, quán triệt mạnh mẽ của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy, công nghệ thông tin được ứng dụng rất nhiều vào các môn học khác nhất là trong giai đoạn hiện nay dịch covid vẫn đang diễn biến hết sức phạp lên việc giảng dạy bằng công nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong các tiết học và đã mang lại hiệu quả cao . Vậy tại sao môn học thể dục lại không sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết học? Là do môn học thể dục được giảng dạy ngoài trời nên không thể kết hợp với trình chiếu hay là do chúng ta chưa có biện pháp phối hợp hiệu quả giữa các phương pháp dạy học khác để giúp các em có hứng thú hơn khi học môn thể dục.. Xuất phát từ những lý do nêu trên đã thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường THCS”.
II. Mục đích:
- Để giáo viên thể chất biết phương pháp kết hợp giảng dạy ngoài trời với trình chiếu PowerPoint.
- Tâm lý học sinh thoải mái góp phần nâng cao kết quả học tập của môn thể dục.
- Phát huy tính năng của nhà thể chất để cho học sinh học tập và rèn luyện.
- Tạo không khí sôi nổi khi học môn thể dục trong toàn nhà trường.
- Chọn các vận động viên tài năng để tham gia thi đấu các cấp.
III. Phạm vi, thời gian thực hiện
- Phạm vi : Lớp 9A Trường THCS ...................
- Thời gian: từ tháng 9 năm 20... đến tháng 2 năm 20...
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, tổng hợp các giữ liệu, chứng minh bằng bài giảng cụ thể:
Tiến hành điều tra khảo sát chất lượng học sinh thông qua các cuộc
phỏng vấn trực tiếp, qua theo dõi hoạt động, thái độ của các em khi học môn thể dục .
Xây dựng kế hoạch bài dạy, nắm chắc chương trình, nội dung bài học,
thiết kế các slide,sưu tầm những tranh ảnh, clip phù hợp với từng nội dung bài học..
- Giúp cho giáo viên thể chất biết phương pháp kết hợp giảng dạy ngoài trời với trình chiếu PowerPoint.
- Tâm lý học sinh thoải mái góp phần nâng cao kết quả học tập của môn thể dục.
- Phát huy tính năng của nhà thể chất để cho học sinh học tập và rèn luyện.
Thực hiện giờ dạy trên lớp, thực nghiệm mời tổ nhóm, chuyên môn dự gi
lấy ý kiến đồng nghiệp và học sinh để chỉnh sửa, tiếp tục thử nghiệm để hoàn thành bài dạy.
..........................
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục thể chất THCS các khối lớp 6, 7, 8, 9 được HoaTieu.vn sưu tầm và chia sẻ đến thầy cô giáo. Do mỗi bản SKKN đều có dung lượng rất dài nên HoaTieu.vn chỉ trình bày minh họa một số nội dung. Để xem trọn bộ SKKN môn Thể dục cấp 2, thầy cô vui lòng nhấn vào nút Tải về trong bài viết. Chúc quý thầy cô sẽ hoàn thiện cho mình bản SKNN có nội dung sáng tạo, hiệu quả trong giảng dạy và đạt điểm cao nhé!
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
SKKN Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
-
Top 2 Sáng kiến Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học môn Toán lớp 4
-
Top 15 Biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên THCS
-
SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6 (Chương trình mới) 2024
-
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
-
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
-
Top 13 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn THPT sách mới
-
SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN: Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học
SKKN: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS 2024
SKKN: Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
SKKN: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2