Sáng kiến kinh nghiệm Khoa học tự nhiên 6: biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học

Tải SKKN Khoa học tự nhiên lớp 6

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn KHTN lớp 6 được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là trọn bộ nội dung file word sáng kiến kinh nghiệm môn KHTN 6 chủ đề: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn KHTN 6. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN 6

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu.

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận

1.1. Các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong trường THCS

1.1.1. Phương pháp dạy học là gì?

1.1.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực

1.2. Thiết bị, đồ dùng dạy học Khoa học tự nhiên 6.

1.2.1. Khái niệm về thiết bị dạy học:

1.2.2. Vài trò của thiết bị, đồ dùng dạy học khoa học tự nhiên 6 .

2. Thực trạng việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong môn khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS

3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong môn khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS

3.1. Giáo viên cần phải hiểu được mục đích của việc sử dụng đồ dùng dạy học là gì?

3.2. Yêu cầu về sự chuẩn bị của giáo viên.

3.3. Giáo viên cần hiểu và phân loại thiết bị, đồ dùng dạy học và phân loại thí nghiệm.

3.3.1. Thí nghiệm biểu diễn:

3.3.2. Đối với loại bài trong đó có thí nghiệm thực hành của học sinh.

3.4. Yêu cầu đối với người phụ trách thiết bị, đồ dùng dạy học:

4. Thực nghiệm sư phạm áp dụng các biện pháp đã nêu vào tiến trình dạy đổi mới phương pháp dạy học.

5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

5.1 . Phương pháp tiến hành:

5.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá

5.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm sư phạm ở khối 6

5.3.1.Đánh giá định tính :

5.3.2 Đánh giá định lượng

6. Bài học kinh nghiệm:

7. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:

PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Năm học 2021-2022 là một năm học đáng nhớ, đánh dấu sự thay đổi lớn trong giáo dục THCS với việc thay sách giáo khoa lớp 6. Đối với tất cả các môn học nói chung và môn khoa học tự nhiên nói riêng, việc dạy học theo lối truyền thụ một chiều đã buộc học sinh chấp nhận kiến thức một cách lý thuyết suông, thụ động, không gắn kết được với thực tiễn, học sinh không hình thành kỹ năng thì các kiến thức đó sẽ thật khô cứng và nhàm chán.

Trong dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 6 giúp học sinh không những mở rộng vốn tri thức nào đó mà còn giúp họ hình thành năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, trong các giờ dạy học khoa học tự nhiên 6 nói riêng và môn khoa học thực nghiệm nói chung cần phải có thiết bị, đồ dùng dạy học để giúp học sinh khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọng tự tìm ra câu trả lời cho một vấn đề đã nêu, cảm giác hài lòng khi đã nỗ lực khám phá để giải quyết thành công vấn đề nảy sinh để rồi từ đó kích thích sự phát triển năng lực tư duy, lòng say mê khám phá khoa học của học sinh.

Đối với trường trung học cơ sở ....., thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa cho các lớp 6 với bộ môn Khoa học tự nhiên thay thế cho môn Lý, Sinh và có thêm kiến thức bộ môn Hóa trong chương trình cũ đòi hỏi giáo viên phải thay đổi tư duy khi soạn bài và lên lớp để bám sát yêu cầu của chương trình sách giáo khoa tổng thể 2018. Để thay đổi được phương pháp giảng dạy môn khoa học tự nhiên 6 thì việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học mới cùng với tận dụng đồ dung hiện có là điều vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng các thiết bị đó như thế nào cho hiệu quả và làm thế nào để các em có thể tự tiến hành các thí nghiệm, từ đó các em tự tìm ra kiến thức của bài học và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống, đó chính là vấn đề mà mỗi giáo viên dạy khoa học tự nhiên đều phải quan tâm.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học nhằm đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn KHTN 6”.

2. Mục đích nghiên cứu.

- Nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng trong môn khoa học tự nhiên 6 để tiếp tục góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Nghiên cứu việc sử dụng thiết bị, đồ dùng trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở .......

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Nghiên cứu về dạy học có sử dụng thiết bị, đồ dùng trong thí nghiệm .

Phân tích lí do thực hiện đề tài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học nhằm đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn KHTN 6”.

Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình đó soạn thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học khi giảng dạy chương trình khoa học tự nhiên 6 nhằm đổi mới phương pháp và phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

5. Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường trung học cơ sở, sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên và một số môn khác có liên quan.

- Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu tình hình dạy học Khoa học tự nhiên 6.

(sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh; dự giờ môn Khoa học tự nhiên để quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh để thu thập làm cơ sở lí luận của đề tài). Vận dụng lí luận vào tổ chức hoạt động dạy học khoa học tự nhiên 6.

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận

1.1. Các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong trường THCS

1.1.1. Phương pháp dạy học là gì?

Trong đề tài này, phương pháp dạy học được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.

Phương pháp dạy học có ba bình diện:

- Bình diện vĩ mô là quan điểm về phương pháp dạy học. Ví dụ: Dạy học hướng vào người học, dạy học phát huy tính tích cực của HS,…

- Bình diện trung gian là phương pháp dạy học cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trò chơi, … Ở bình diện này khái niệm phương pháp dạy học được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể.

- Bình diện vi mô là kĩ thuật dạy học . Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,...

Tóm lại, quá trình dạy học là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các phương pháp dạy học cụ thể. Các phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.

Trong khuôn khổ đề tài có hạn nên tôi xin lựa chọn đưa ra một số kỹ thuật dạy học tích cực thường sử dụng

1.1.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực

1.1.2.1 Kĩ thuật chia nhóm

* Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm.

* Chia nhóm theo hình ghép

Giáo viên cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5... học sinh trong mỗi nhóm. Học sinh bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt. Những học sinh có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm.

Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính, nhóm sở thích....

1.1.2.2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ

- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị.

1.1.2.3. Kĩ thuật đặt câu hỏi

Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, giáo viên thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của học sinh; học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các học sinh khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ.

1.1.2.4. Kĩ thuật khăn trải bàn

- Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6 người.)

- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”

1.1.2.5. Kĩ thuật phòng tranh

Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.

- Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.

- Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.

- Học sinh cả lớp đi xem “ triển lãm’’ và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.

- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.

1.1.2.6. Kĩ thuật công đoạn

- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…

- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1

- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.

- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác.

1.1.2.7. Kĩ thuật các mảnh ghép

- HS được phân thành các nhóm, sau đó giáo viên phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận vấn đề D,…Học sinh thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và mỗi “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.

1.1.2.8. Kĩ thuật động não

Động não là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng).

1.1.2.9. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”

Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.

..................

Để xem toàn bộ SKKN Khoa học tự nhiên 6 file word, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 3.419
0 Bình luận
Sắp xếp theo