Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm lớp 1 hay nhất 2024
SKKN biện pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm lớp 1 hay nhất năm 2024 được HoaTieu chia sẻ sau đây gồm 2 mẫu SKKN: Một số biện pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm, Sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 1 có hiệu quả áp dụng cao, cách tiếp cận khoa học, được trình bày chi tiết và có cơ sở số liệu rõ ràng, thuyết phục.
SKKN lớp 1 với đề tài hấp dẫn sẽ giúp thầy cô nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động trải nghiệm và có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo hay cho bài dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp của mình. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. SKKN Biện pháp tổ chức tốt tiết Hoạt động trải nghiệm, Sinh hoạt lớp ở lớp 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Trong phân phối chương trình giảng dạy ở Tiểu học, ngoài các tiết chính như toán, tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục… còn có thêm một tiết Hoạt động trải nghiệm – sinh hoạt lớp vào các buổi dạy cuối tuần, đây là một tiết học có tầm quan trọng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy ở tiểu học và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ rèn được các năng lực và phẩm chất cho các em như: tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản thân với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên; bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường của lớp.
Đặc biệt đối với học sinh lớp Một, tất cả các hoạt động đều bỡ ngỡ với các tiết Hoạt động trải nghiệm – sinh hoạt lớp là những nội dung gây ấn tượng mới lạ, tốt đẹp giúp các em hưng phấn, tươi vui khi đến lớp, biết đoàn kết, hoà nhập với bạn bè, sau giờ sinh hoạt tập thể sẽ để lại cho các em những bài học về kĩ năng sống quý báu để các em vững bước, tự tin học lên các lớp trên.
Vậy làm thế nào để hoạt động của tiết sinh hoạt tập thể có hiệu quả cao?
Làm thể nào để tiết sinh hoạt trở nên nhẹ nhàng chứ không phải là tiết học mà học sinh phê phán, kiểm điểm lẫn nhau. Làm sao để từ những hoạt động của tiết sinh hoạt tập thể, giúp các em, hình thành nhân cách, biết tự nhận xét về mình, về bạn, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình? Làm sao để sau mỗi tiết sinh hoạt tập thể các em thêm mạnh dạn, tự tin, tự chủ trước tập thể, trước việc làm của bản thân. Làm sao để thông qua tiết học này giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh, đem lại niềm vui sự hứng khởi cho các em học tốt các môn học khác? Do vậy tôi mạnh dạn xin chia sẻ : “Một số biện pháp tổ chức tốt tiết Hoạt động trải nghiệm - Sinh hoạt lớp ở lớp Một”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh lớp Một có kĩ năng tự chủ, mạnh dạn trong giao tiếp và thể hiện bản thân.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn.
- Điều tra thực trạng kĩ năng cần thiết cơ bản của học sinh lớp Một.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất tốt đối với học sinh lớp Một.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng áp dụng nghiên cứu trong biện pháp là học sinh lớp Một, phạm vi trường Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về các năng lực cơ bản và cần thiết của học sinh tiểu học.
b) Phương pháp phỏng vấn, điều tra: phỏng vấn và điều tra giáo viên và học sinh lớp Một.
c) Phương pháp thực nghiệm: khảo sát, đối chứ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Muốn cho thế hệ trẻ hôm nay trở thành những chủ nhân tương lai và đạt “Tài đức song toàn” của non sông đất Việt thì ngay từ bậc học tiểu học các em cần được rèn luyện tốt. Các em không chỉ được cung cấp kiến thức mà còn phải được hình thành những phẩm chất cao đẹp;
Một trong các yếu tố có liên quan mật thiết đến chất lượng giáo dục là ý thức học tập của học sinh mà công tác chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến nề nếp và chất lượng học tập của các em. Một lớp học có nề nếp kỷ luật tốt nhất định sẽ có nếp học tập tốt. Muốn có được nề nếp kỷ luật và học tập thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao lớp có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt giáo viên.
2. Cơ sở thực tiễn
* Đối với nhà trường:
Trong những năm qua mặc dù tiết sinh hoạt tập thể đã được thực thi một cách ổn định ở các trường tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng đúng mức đến các hình thức tổ chức.
* Đối với giáo viên:
Đa số giáo viên thường chú trọng hình thức như Lớp trưởng và các tổ trưởng báo cáo tình hình tuần qua về chuyên cần, vệ sinh, trật tự … và sau đógiáo viên nhận xét phổ biến kế hoạch tuần tới là xong. Đôi khi một số giáo viên còn dùng thời gian thừa của tiết sinh hoạt tập thể để ôn tập các môn chính như toán, tiếng việt… Chính điều này làm cho học sinh cảm thấy chán ngán, mệt mỏi.
* Đối với học sinh:
Học sinh chưa quen với quy trình sinh hoạt bằng nhiều hình thức, đa dạng phong phú mang tính cộng đồng và sáng tạo. Một số học sinh tham gia tiết Sinh hoạt tập thể còn lơ là, với tinh thần trách nhiệm chưa cao, vì nhận thức ở một số em cho rằng đây là môn phụ nên ít chú trọng.
Tôi đã quan sát kĩ các biểu hiện của học sinh trong từng hoạt động và nhận được kết quả khảo sát như sau:
.................
Tải Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm lớp 1 về máy để xem tiếp nội dung
2. Sáng kiến Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
- Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường THCS …….
- Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Chỉ liệt kê các đồng tác giả có tỷ lệ đóng góp từ 30% trở lên vào việc tạo ra giải pháp.
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra giải pháp (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) |
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị công nhận giải pháp:
Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 Trường…..
1. Chủ đầu tư tạo ra giải pháp
………..
2. Lĩnh vực áp dụng giải pháp
Công tác chủ nhiệm
3. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
10/09/20...
4. Tình trạng của giải pháp đã biết
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 11; ở Tiểu học được gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở trung học cơ sở và trung học phổ thông được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh: tổng hợp được các kiến thức, kĩ năng của các môn học để vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh có thể tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến khâu chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được tuyên bố trong chương trình tổng thể và các năng lực đặc thù của Hoạt động trải nghiệm.
Chương trình Hoạt động trải nghiệm mang tính mềm dẻo, kết hợp một cách hài hòa linh hoạt. Các cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dung lao động, Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương. Một số nội dung sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được tích hợp trong nội dung các hoạt động trên.
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam.
Năm học 20... - 20... bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1…. Trường………, huyện. Từ khi nhận lớp tôi rất trăn trở trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các em.. Với mục đích là huy động tất cả học sinh, phụ huynh, cộng đồng xã hội cùng vào cuộc để tạo ra môi trường học tập “thân thiện, tích cực” phát huy khả năng sáng tạo và rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp và trong học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.
Từ những vấn đề nêu trên và căn cứ trên những điều kiện thực tế hiện tại ở đơn vị công tác, tôi đã mạnh dạn viết thành sáng kiến: “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1…Trường…..”. Đây là một nội dung mới mẻ, hấp dẫn và theo tôi chưa có nhiều người nghiên cứu. Tôi rất mong những kinh nghiệm của bản thân có thể chia sẻ với đồng nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.
...........
Tải Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm lớp 1 về máy để xem đầy đủ nội dung
Lưu ý: SKKN hoạt động trải nghiệm lớp 1 tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên xây dựng sáng kiến của riêng mình.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Sáng kiến kinh nghiệm của Hoatieu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm lớp 1 hay nhất 2024
23/10/2024 10:23:00 SAGợi ý cho bạn
-
SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài toán về tìm thành phần chưa biết cho học sinh lớp 3
-
SKKN Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS 2024
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều
-
SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học
-
SKKN: Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
-
SKKN Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 5
-
(5 mẫu) SKKN: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học 2024
-
Top 12 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT sách mới
-
SKKN Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Hình học cấp THCS
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4, lớp 5
SKKN: Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2
Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân THCS file word (3 mẫu)
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS 2024
SKKN: Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2 năm 2024
SKKN Dạy lồng ghép cách đọc các số tự nhiên có chứa chữ số 5 lớp 4