Thực trạng kĩ năng viết bài tập làm văn của học sinh Tiểu học

Tải về

Sáng kiến kinh nghiệm - Thực trạng kĩ năng viết bài tập làm văn của học sinh Tiểu học

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết sáng kiến kinh nghiệm - Thực trạng kĩ năng viết bài tập làm văn của học sinh Tiểu học để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ thực trạng về kĩ năng viết bài tập làm văn của học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 4. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

PHÒNG GDĐT .....................

TRƯỜNG ............................

Tên SKKN:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4

TRƯỜNG ..................................

NĂM HỌC: ...........................

Người thực hiện: ....................................................................................................

Chức vụ: ............................................................... lớp ...........................................

Đơn vị: Trường .......................................................................................................

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe - nói - đọc - viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên.

Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một số nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vân dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ở lớp 4, các loại bài làm văn đều gắn với các chủ điểm. Quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích đề, lập dàn ý, chia đoạn bài văn... góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa...khi miêu tả.

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, cả giáo viên và HS còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc đặc biệt là kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn. Bởi ở lớp 3, việc viết văn đều dựa trên hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu trong đoạn văn ít, mức độ chưa cao. Lên lớp 4, yêu cầu viết văn ở mức độ cao hơn: không có hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu tăng, phải biết sắp xếp bố cục, dùng từ... Chính vì vậy mà tôi tìm hiểu "Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4A - Trường Tiểu học .................................".

II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Chính vì vậy mà giáo viên khi dạy phân môn Tập làm văn, phải coi trọng yếu tố thực hành nói, trình bày ý tưởng của mình trong nhóm, lớp và vận dụng khi viết trong suốt quá trình dạy. Nghĩa là, dạy cho học sinh kĩ năng trình bày văn bản. Mỗi tiết dạy phải giảm sự giảng giải của giáo viên, tăng thời gian hoạt động cho học sinh (đặc biệt là hoạt động giao tiếp) theo Phương pháp mới. Dạy Tập làm văn phải giúp cho học sinh sản sinh văn bản có cảm xúc, chân thực thì khi nói và viết mới thuyết phục được người nghe, người đọc. Cụ thể là:

+ Ở Tiểu học, các em học chủ yếu các kiểu bài tập làm văn thuộc thể loại: kể chuyện, miêu tả, viết thư... Đây là thể loại văn thuộc phong cách nghệ thuật nên đòi hỏi bài nói, bài viết phải giàu cảm xúc, phải có cái "hồn". Do vậy, giáo viên phải luôn luôn tạo cho các em có tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu qua việc chiếm lĩnh kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội ở cả 9 môn học.

+ Mặt khác, mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi phải có tính chân thực: Chân thực khi kể chuyện, khi viết thư, khi miêu tả... Muốn vậy, giáo viên phải uốn nắn học sinh tránh (lối nói và viết) giả tạo, già trước tuổi... (biểu hiện cụ thể là sao chép văn mẫu) mà cần nhẹ nhàng chỉ cho học sinh những thiếu sót và hướng cho các em cách sửa, cách làm bài phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là việc tích cực hóa hoạt động của học sinh trong quá trình học tập. Ở đây, giáo viên cần giúp học sinh biết tự mình khám phá những tri thức mới. Qua đó, các em sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã chủ động lĩnh hội được và như vậy học sinh sẽ nắm được kiến thức một cách sâu sắc hơn.

Mục đích của sáng kiến này giúp Giáo viên có cơ sở để dạy cho HS viết đoạn văn trong bài văn tốt hơn.

Muốn vậy cần phải làm gì? Và làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên thì người giáo viên phải nhìn vào sự thật, phải trông thấy những khó khăn, tồn tại để tìm ra biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn thì mới nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn trong môn Tiếng Việt.

III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SKKN

- Nghiên cứu chương trình SGK, SGV Tiếng Việt, cụ thể (Phân môn tập làm văn - Thể loại văn miêu tả lớp 4)

- Nghiên cứu việc HS lĩnh hội tri thức cũng như việc học sinh viết đoạn văn, bài văn.

- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4, lớp 5.

- Đọc, nghiên cứu tài liệu sách dạy văn hay, xem các thông tin...

- Tìm ra nguyên nhân học sinh, giáo viên mắc phải; từ đó có biện pháp khắc phục.

IV. PHẠM VI THỰC HIỆN

- HS lớp 4A Trường TH .......................

- Vận dụng cho các thể loại văn khác ở lớp 4.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt tập làm văn là phân môn mà các em ít thích học hơn các môn học khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối tiếp một cách có tự nhiện các bài khác nhau trong môn Tiếng Việt như: tập đọc, chính tả, luyện từ và câu,…nhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, giúp các em biết sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách cho các em.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội thông tin

Đánh giá bài viết
1 6.986
Thực trạng kĩ năng viết bài tập làm văn của học sinh Tiểu học
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm