SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5

Tải về

Luyện từ và câu chính là cầu nối để giữa các phân môn tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn trong môn Tiếng Việt. Vì vậy học tốt phân môn này là việc làm cần thiết đối với các em học sinh Tiểu học. Sau đây là SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Mời các bạn tham khảo.

Skkn nâng cao chất lượng giờ dạy luyện từ và câu lớp 5

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng có vị trí khá quan trọng. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ, giúp học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh.

Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu chính là cầu nối để giữa các phân môn tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn trong môn Tiếng Việt. Vậy học tốt môn Luyện từ và câu cũng là điều kiện để học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác.

Với nhận thức như vậy, muốn học sinh có phương pháp học để đạt được kết quả tốt môn Luyện từ và câu thì tôi thấy giáo viên cần phải có phương pháp dạy môn Tiếng Việt nói chung và Luyện từ và câu nói riêng sao cho hiệu quả và phát huy được khả năng học tập của học sinh.

Qua dự giờ, thăm lớp, tôi thấy những giờ Luyện từ và câu ở trường, giáo viên đã biết vận dụng các hình thức tổ chức dạy học sao cho tiết dạy nhẹ nhàng nhưng vẫn lôi cuốn hấp dẫn học trò tham gia tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên trường vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học một cách thường xuyên, hiệu quả. Vì vậy, là một cán bộ quản lý tôi đã tự đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để giáo viên dạy tốt phân môn Luyện từ và câu? Đó là suy nghĩ trăn trở của bản thân tôi và tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5.”

2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu cải tiến biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu.

Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.

- Đối tượng nghiên cứu.

Giáo viên khối 5 .

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

- Nghiên cứu thực trạng của việc chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

- Đề xuất các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

5. Phương pháp nghiên cứu

* Nghiên cứu lý luận

- Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu, sách giáo khoa, sách giáo viên, các văn bản công văn của Bộ, của Sở có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở lí luận cho chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu.

* Nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát .

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trao đổi, phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiêm,..

- Phương pháp thống kê.

6. Phạm vi nghiên cứu :Thực trạng việc chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.

Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng ....đến tháng....

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt ở lớp 5

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt

(nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Ở lớp 5, mục tiêu nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như sau:

a) Nghe

- Nhận biết được thái độ, tình cảm, chủ đích của người nói trong giao tiếp.

- Nghe và nắm được nội dung và chủ đích của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn,…phù hợp với lứa tuổi; bước đầu nhận xét đánh giá được một số thông tin đã nghe.

- Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại được nội dung tác phẩm.

- Ghi được ý chính của bài nghe.

b) Nói

- Nói trong hội thoại

+ Biết dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và ở nơi công cộng.

+ Biết giải thích rõ thêm về vấn đề đang trao đổi; tán thành hay bác bỏ một ý kiến.

- Nói thành bài

+ Biết phát triển một chủ đề đơn giản trước lớp.

+ Biết giới thiệu về lịch sử, văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu,…của địa phương với khách.

+ Thuật lại được một câu chuyện đã đọc hoặc một sự kiện đã biết; bước đầu có kĩ năng thay đổi ngôi kể.

c) Đọc

- Tốc độ tối thiểu khoảng 120 tiếng/phút.

- Đọc thành tiếng và đọc thầm:

+ Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (Nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí,…); Biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.

+ Biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một đoạn văn đã học.

+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.

- Đọc hiểu:

+ Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.

+ Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.

+ Hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu, …

- Kĩ năng phụ trợ:

+ Biết dùng từ điển.

+ Biết ghi chép các thông tin đã học.

+ Thuộc lòng một số bài văn vần và đoạn văn xuôi.

d) Viết

- Viết chính tả

+ Biết viết chính tả với tốc độ 90 chữ/ 15 phút, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định.

+ Biết lập sổ tay chính tả; hệ thống hóa các quy tắc chính tả đã học.

+ Biết viết tắt một số từ và cụm từ thông dụng.

+ Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả phương ngữ.

- Viết bài văn:

+ Chuyển đoạn nói sang đoạn viết và ngược lại.

+ Biết làm dàn ý và chuyển dàn ý thành bài.

+ Biết cách tả cảnh, tả người; kể một câu chuyện đã làm hoặc chứng kiến; viết đơn từ, biên bản.

+ Tự phát hiện và sửa được một số lỗi trong bài văn.

e) Kiến thức tiếng Việt và văn học (học thành tiết riêng)

- Về từ vựng:

+ Mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, một số thành ngữ.

+ Hiểu và bước đầu vận dụng được kiến thức về nghĩa của từ (các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, chuyển nghĩa, đồng âm) vào việc hiểu văn bản và thực hành nói, viết.

+ Biết vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết.

- Về ngữ pháp:

+ Nắm được đặc điểm và bước đầu biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ.

+ Nắm được cấu tạo của câu ghép và biết cách đặt câu ghép.

+ Hệ thống hóa kiến thức về câu và dấu câu đã học.

- Về văn bản:

+ Biết cách đặt đầu đề cho văn bản.

+ Biết cách liên kết các câu và đoạn văn trong văn bản.

- Về văn học:

+ Có hiểu biết về cách gieo vần.

+ Làm quen với một số trích đoạn kịch.

2. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa lớp và đổi mới phương pháp dạy học:

Để thực hiện mục tiêu giáo dục và yêu cầu về kiến thức kĩ năng như đã nêu ở phần trên, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 được biên soạn theo các quan điểm giao tiếp, tích hợp và tích cực. Các quan điểm đó cũng chính là phương châm dạy học của các thầy cô.

Để thực hiện được quan điểm đó, học sinh phải được học trong môi trường giao tiếp dưới sự tổ chức của thầy cô. Học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức mới khi các con thực sự được chiếm lĩnh bằng các hoạt động có ý thức của mình.

Đó chính là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa người học, trong đó thầy cô đóng vai trò tổ chức các hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, được bộc lộ và hoàn thiện mình.

Những hoạt động giáo viên cần làm khi tổ chức cho học sinh hoạt động:

+ Giao việc cho học sinh

+ Kiểm tra học sinh: Xem học sinh có làm việc không? Học sinh có hiểu việc phải làm không? Trả lời thắc mắc của học sinh.

+ Tổ chức báo cáo kết quả làm việc: Học sinh báo cáo kết quả, giáo viên hỏi lại cách làm hoặc các học sinh trong lớp sẽ hỏi lại để khắc sâu kiến thức.

+ Tổ chức đánh giá: Học sinh đánh giá nhau; GV đánh giá học sinh.

Những hoạt động của học sinh trong giờ Tiếng Việt:

+ Hoạt động giao tiếp. (Đặc thù của môn Tiếng Việt)

+ Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết.

Cả hai hoạt động trên có thể tổ chức theo các hình thức khác nhau:

+ Làm việc độc lập.

+ Làm việc theo nhóm.

+ Làm việc cả lớp.

3. Nhiệm vụ trọng tâm của phân môn Luyện từ và câu trong việc hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh :

Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh, lớp 5 đã có những tiết học riêng để trang bị kiến thức cho học sinh.

Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5, mời bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 7.643
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm