SKKN: Giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú lớp 2

HoaTieu.vn xin chia sẻ các mẫu SKKN: Giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú lớp 2. Mời các bạn tham khảo trong bài.

Các em học sinh lớp 2 ở lứa tuổi thích khám phá thế giới xung quanh, khó tập trung trong học tập, đặc biệt là môn Toán lớp 2 - môn học có vai trò quan trọng, xây dựng nền móng cho nhiều môn học khác. Việc sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán giúp tạo hứng thú cho học sinh, làm cho môn toán khô khan trở nên sinh động, phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng và chủ động trong học tập của các em học sinh.

SKKN: Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

PHÒNG GD&ĐT .......

TRƯỜNG TH ....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................., ngày 20 tháng 11 năm 2024 

BÁO CÁO

Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học lớp 2

i. Thông tin chung

Họ và tên người thực hiện: ..................

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường Tiểu học ...............

Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giáo viên chủ nhiệm

Tên biện pháp: Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học lớp 2”.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Chương trình toán lớp 2 được coi là tiền đề, nền tảng góp phần thực hiện mục tiêu toán tiểu học.Ở lứa tuổi này lớp 2, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học.

Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn. Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em.

Vậy làm thế nào để học sinh lớp 2 hứng thú với môn toán?

Cũng như các thầy cô giáo khác, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Toán để làm cho những tiết học toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn; làm cho những con số tưởng chừng như khô khan, vô hồn trở lên có hồn. Và hơn hết là có thể giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em. Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp: “Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học lớp 2”.

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng và nguyên nhân

Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2/3 với 34 học sinh. Sau 1 tuần dạy học, tôi đã xây dựng phiếu thăm dò hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp tôi. Tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả hứng thú học Toán cho học sinh lớp 2

Tên lớp

Sĩ số

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2/3

34

10

29,41

9

26,47

8

23.53

7

20,6

Dựa vào kết quả thăm dò, tôi nhận thấy số học sinh lớp 2 /hứng thú với môn Toán ở lớp 2/3 chiếm tỉ lệ tương đối bằng nhau, chiếm khoảng 55,88 %. Trong thực tế, tôi quan sát thấy nhiều học sinh làm toán một cách máy móc, thiếu sự tập trung trong giờ học; thậm chí có những em còn nằm gục xuống bàn. Đó là nguyên nhân làm cho tiết học trở lên căng thẳng, trầm lắng

2. Nội dung giải pháp:

Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi và để học. Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình. Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập. Đặc biệt, đối với môn toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học toán cho học sinh.

Trò chơi 1: " Nói đúng mật khẩu"

Đây là trò chơi tôi sử dụng cho các em chơi vào 15 phút truy bài hoặc để khởi động, kiểm tra bài cũ. Qua trò chơi các em sẽ được luyện nhẩm nhanh kết quả của các bảng cộng qua 10, Cụ thể như sau:

Bài áp dụng: Áp dụng cho các tiết học về: Bảng cộng.( SGK trang 33, )

Mục tiêu: Luyện nhẩm nhanh kết quả của các bảng cộng qua 10, bảng cộng Chuẩn bị: Các phép tính có kèm theo đáp án. Số phép tính bằng số HS tham gia chơi và được phô tô thành 2 bản giao cho HS được chọn làm lính gác.

Cách chơi: Trò chơi có thể linh động tổ chức vào 15 phút truy bài trước khi bắt đầu tiết học Toán. 2 HS làm lính gác ở cửa lớp (mỗi lính gác được phát một bản đề cùng đáp án), cả lớp xếp hàng ở ngoài cửa. Lính gác 1 đọc phép tính.

Lính gác 2 căn cứ vào câu trả lời và đáp án sẵn có để quyết định hô: “ Đúng mật khẩu được vào” hay “ Sai mật khẩu, không được vào”. Nếu HS trả lời sai thì phải quay trở ra xếp ở cuối hàng chờ đến lượt sau. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả các bạn được vào lớp.

Trò chơi 2: “Hái táo”

Đây là trò chơi dùng để củng cố bài học sau khi hoàn thành nội dung bài. Nhưng bằng cách thay đổi hình thức chơi để giúp các em hứng thú tránh nhàm chán khi lặp lại những trò chơi đã thực hiện ở những bài học trước. Cụ thể như sau:

Bài áp dụng: Bài toán về nhiều hơn (SGK_ Trang 50), Bài toán về ít hơn (SGK_ Trang 51).

Mục tiêu: Củng cố dạng toán nhiều hơn, ít hơn.

Chuẩn bị: 4 - 5 hình quả táo bằng bìa cứng dán sẵn trên bảng. (Trong mỗi quả táo có ghi 1 câu hỏi trong SGK hoặc thêm một số bài toán khác dạng nhiều hơn, ít hơn mà GV yêu cầu)

Cách chơi: Trò chơi có thể lồng ghép vào bài tập 1,2 (SGK_ Trang 50,51), bài tập 1,2 (SGK_ Trang 51), thời gian 5- 7 phút. GV mời HS lên bảng. Mỗi em hái một quả táo trên cây, sau đó đọc to đề bài hoặc tóm tắt của bài toán được ghi trong quả táo. Sau đó học sinh sẽ đọc câu trả lời và kết quả của bài toán. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được tràng pháo tay của cả lớp. Trả lời sai sẽ nhường phần trả lời cho bạn khác.

Trò chơi 3: “Ai là triệu phú”

Đây là trò chơi được xây dựng dựa trên nền tảng powerpoint giúp học sinh phát triển được năng lực tin học, năng lực giao tiếp, hợp tác qua đó học sinh có sự quyết đoán, nêu được chính kiến riêng của mình.

Bài áp dụng: Áp dụng cho giờ học ngoại khóa hoặc tiết học ôn tập cuối kì, cuối năm học.

Mục tiêu: Củng cố, ôn tập kiến thức Toán tổng hợp cuối kì, cuối năm.

Chuẩn bị: Trò chơi “Ai là triệu phú” bằng Powerpoint, 10 câu hỏi theo mức độ khó tăng dần; Một tấm hình dán Sticker mặt cười; Phiếu bốc thăm phần thưởng sau mỗi mốc quan trọng: (Câu hỏi số 5 và câu hỏi số 10. VD: “Chúc mừng bạn đã giành được 1 tràng vỗ tay của cả lớp”, “Chúc mừng bạn đã trở thành triệu phú của sự thán phục và tiếng vỗ tay”

Cách chơi: GV đưa ra các câu hỏi, HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành phần trả lời. Trả lời đúng mỗi câu hỏi 1,2,3,4 sẽ giành được 1 Sticker. Trả lời đúng mỗi câu hỏi 6,7,8,9 sẽ giành được 2 Sticker. Riêng mốc câu hỏi số 5 và câu hỏi số 10 sẽ được bốc thăm phần thưởng. Các bạn trả lời sai sau khi kết thúc trò chơi sẽ chấp nhận hình phạt: Nhảy lò cò hoặc Múa theo lời bài hát nào đó.

3. Kết quả cụ thể :

Sau hơn một học kì, tôi đã áp dụng giải pháp vào quá trình dạy môn Toán cho học sinh lớp 2/3 của trường tôi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Tên lớp

Sĩ số

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2/3

34

17

50

13

38,24

4

11,76

0

0

Nhìn vào bảng số liệu và thực trạng học toán của học sinh lớp, tôi nghĩ mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp để tạo hứng thú học toán cũng như góp phần nâng caochất lượng dạy - học môn toán cho học sinh.

- Sau hơn 1 học kì tôi cùng đồng nghiệp áp dụng các giải pháp thì tỉ lệ học sinh hứng thú với môn toán đạt 88,24 %, số học sinh không hứng thú chỉ còn khoảng 11,76%.

- Các em có ý thức tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thành bài tập với độ chính xác cao.

- Đa số các em đều rất tự tin, lớp học sôi nổi.

- Chất lượng học tập môn toán cuối học kì I được nâng lên rõ rệt: Xếp loại T: 30 em, H: 4 em, C: 0 em

4. Khả năng tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng:

- Biện pháp không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 2/3 trường Tiểu học…, mà còn có thể áp dụng cho tất ca các lớp khối 2 trên địa bàn tỉnh…

5. Kiến nghị, đề xuất (nếu có):

Qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu đề tài Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học lớp 2”.Bản thân tôi nhận thấy rằng: Để giúp học sinh đạt được kết quả học tập tốt nhất, giáo viên phải luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn , đổi mới đưa ra các phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Trò chơi Toán học tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Việc tổ chức tốt trò chơi Toán học không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, Đó có lẽ cũng là niềm mong mỏi lớn nhất của mỗi thầy giáo, cô giáo - những “người lái đò” thầm lặng như tôi.

Xác nhận của Hiệu trưởng

Người thực hiện

Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm về Giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học Tạo hứng thú học tập môn toán lớp 2. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
7 2.755
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi