SKKN Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5

SKKN dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Toán lớp 5

SKNN Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 giúp thầy cô tham khảo để hoàn thiện phương pháp giảng dạy môn Toán, nhằm phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh của mình. Mời các bạn tải file word Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 về máy để xem bản đầy đủ.

Giáo dục Toán học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi như Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học... Sau đây là Một số biện pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 được giáo viên đúc rút từ những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cá nhân. Mời quý thầy/cô tham khảo chi tiết.

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5

BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

Tên Sáng Kiến: “DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 5”

1. Tình trạng giải pháp đã biết:

* Đặc điểm tình hình:

- Lớp có 33 học sinh (1HS Hòa nhập) 17 nữ.

a. Thuận lợi:

- Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình trong công tác giảng dạy,trình độ

chuyên môn vững ,đã nhiều năm giảng dạy lớp 5 ,có nhiều học sinh

đạt giải ,chất lượng năm sau cao hơn năm trước.

- Học sinh có cùng độ tuổi, có sức khỏe tốt, ngoan ngoãn, chăm chỉ, các em ở gần nhà nhau nên có nhiều thuận lợi.

b. Khó khăn:

* Về phía giáo viên

Không cùng khu nên trao đổi chuyên môn chưa được thường xuyên ,liên tục.

Trang thiết bị dạy học cho giáo viên vùng cao còn hạn chế ,vì mỗi giáo viên đứng 1 lớp nên dự giờ thăm lớp , học hỏi đồng nghiệp còn khó khăn .

* Về phía học sinh .

- Lớp học còn một số học sinh học nhận thức không đồng đều. Những học sinh tư duy kém ngại học bài nhất là những bài học khô khan mang tính lý thuyết, ngược lại các em chỉ cảm thấy hứng thú với những bài giảng mang tính thực tế, ngược lại những học sinh tư duy tốt rất thích học toán, chỉ cần gv gợi mở, động viên khích lệ là các em miệt mài tính toán, đặc biệt mỗi khi giáo viên đặt ra những bài toán có liên quan đến thực tế xung quanh mình thì các em tò mò hiếu kì muốn tìm ngay lời giải đáp và tập trung cao vào bài học. Vì vậy tôi chọn đề tài: "Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5".

2. Nội dung giải quyết đề nghị công nhận là sáng kiến:

* Mục đích của giải pháp

- Nhờ áp dụng nghiên cứu kinh nghiệm vào giảng dạy lớp mình, sáng kiến giúp phát triển năng lực của người học: năng lực tự phục vụ, tự quản, năng lực hợp tác, năng lực tự học và giải quyết vấn đề.

- Học sinh nắm vững kiến thức cũ và kiến thức mới, giúp các em hứng thú trong học tập.

- Đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của CTGDPT 2018, của ngành và nguyện vọng của giáo viên, phụ huynh và học sinh

* Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:

- Là giải pháp lần đầu tiên được đề ra để áp dụng.

- Luôn thực hiện các biện pháp mới để đổi mới phương pháp dạy học.

- Gây hứng thú học tập cho các em. Khơi gợi lòng say mê học toán.

- Các em có kĩ năng, tư duy học toán tốt hơn.

- Hướng dẫn học sinh cách áp dụng toán học vào thực tế đời sống

* Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:

*Giải pháp 1: Gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh.

Ngay từ đầu năm học khi được giao nhiệm vụ nhận lớp tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, hoàn cảnh gia đình từng em, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, các em biết giúp đỡ nhau trong học tập và vui chơi. Đây là hoạt động giúp thầy cô giáo và các em học sinh hiểu nhau sãn sàng chia sẻ, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện .

*Giải pháp 2: Đề xuất một số bước dạy học để phát triển năng lực của học sinh

+ Bước 1: Tình huống xuất phát /câu hỏi nêu vấn đề:

Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là do giáo viên đặt ra như một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn ngọn, gần gũi với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng nghép nêu vấn đề của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần phù hợp với trình độ của học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức, kích thích tính tò mò của học sinh, để chuẩn bị cho học sinh tâm thế trước khi khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Lưu ý giáo viên nên dùng câu hỏi mở không nên dùng câu hỏi đóng.

+ Bước 2: Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu

Đây là bước quan trọng của quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực. Giáo viên giúp học sinh nêu được những nhận thức ban đầu của mình trước khi học kiến thức mới. Để hình thành kiến thức mới, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh biểu hiện suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ hoặc hình vẽ, hoặc sơ đồ tư duy.

............

Mời các bạn tải file word hoặc pdf đầy đủ để tham khảo thêm

Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
4 101
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi