SKKN Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán

Tải về

SKKN Một số biện pháp chủ yếu phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán là tài liệu hữu ích giúp các thầy (cô) có thêm tư liệu tham khảo và hoàn thiện phương pháp giảng dạy môn Toán, phát huy tối đa khả năng tư duy của học sinh lớp 5 khi học mông học này. Mời bạn đọc tải file word đầy đủ để sử dụng và tham khảo trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

Phát triển tư duy, năng lực phẩm chất cho học sinh đang là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Với môn Toán, đây là môn học có vị trí quan trọng trong phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo của học sinh, giúp các em có cách suy luận, biện giải, phương pháp tự học và khả năng suy nghĩ sáng tạo, thông minh, từ đó giúp ích rất lớn trong tư duy các môn học khác. SKKN Một số biện pháp chủ yếu phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán là sự đúc rút các biện pháp trong quá trình giảng dạy của giáo viên, nhằm đạt được mục tiêu phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học. Mời quý thầy (cô) tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một số biện pháp chủ yếu phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán

1. Lời giới thiệu:

Trong các loại hình tư duy toán học thì tư duy biện chứng có một vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh phát hiện và định hướng tìm tòi cách giải quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo là một trong ba loại hình của tư duy biện chứng (tư duy phê phán, tư duy giải toán, tư duy sáng tạo). Nó là loại hình tư duy đặc trưng bởi hoạt động trí tuệ, tập trung và tìm ra những lời giải, những sản phẩm hay quá trình độc đáo. Phát triển tư duy sáng tạo là góp phần hình thành phẩm chất trí tuệ. Việc phát triển tư duy sáng tạo trong dạy học Toán ở Tiểu học phải trên cơ cở rèn luyện tư duy phê phán và tư duy giải toán. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta phát triển được tư duy sáng tạo cho học sinh thì tư duy phê phán và tư duy giải toán của các em cũng sẽ ở mức độ mềm dẻo, linh hoạt, nhuần nhuyễn. Vì vậy trong dạy học Toán cần phải phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, đặc biệt là học sinh hoàn thành tốt.

Mặt khác, chúng ta đều biết rằng giai đoạn lớp 4 và lớp 5 là giai đoạn học tập sâu, học sinh được học tập các yếu tố của toán học thực sự, khác với giai đoạn các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn các kĩ năng cụ thể. Toán lớp 5 có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này và trong cả quá trình dạy học Toán ở Tiểu học. Có thể nói Toán lớp 5 là kết tinh các kết quả của quá trình dạy học số học ở Tiểu học. Quá trình dạy học Toán lớp 5 luôn gắn với việc củng cố, ôn tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán tiểu học. Toán lớp 5 được phát triển ở mức cao hơn, sâu hơn, hoàn thiện hơn, trừu tượng và khái quát hơn, do đó cơ hội hình thành và phát triển các năng lực tư duy nói chung, tư duy sáng tạo nói riêng cho học sinh sẽ nhiều hơn, phong phú hơn, vững chắc hơn so với các lớp trước.

Bên cạnh đó, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán nói chung, Toán lớp 5 nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học toán Tiểu học.

Thực tế dạy học Toán lớp 5 ở trường Tiểu học trước đây đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt. Tuy nhiên công việc này bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Phần lớn những phương pháp mà giáo viên sử dụng để bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt chưa phát huy được tính sáng tạo của người học. Nhiều giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa tác dụng của việc rèn luyện tư duy trong từng nội dung, từng nhiệm vụ, từng bài tập mà bản thân đã lựa chọn để giao cho học sinh. Phổ biến nhất là dạy học theo kiểu luyện thi, nhồi nhét kiến thức, hoặc rèn luyện theo bài giải mẫu có sẵn, vì thế mà có tình trạng học sinh có thể làm được những bài toán khó (vì đúng mẫu), nhưng lại không làm được những bài đơn giản hơn. Chính kiểu dạy học này đã làm thui chột tư duy sáng tạo của học sinh. Vì thế nhất thiết phải có một cơ sở khoa học cho việc phát hiện con đường để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh nói chung, hoch sinh hoàn thành tốt môn Toán lớp 5 nói riêng.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, có thể khẳng định, việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt lớp 5 trong dạy học Toán ở trường Tiểu học là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nhằm phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán”.

2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chủ yếu phát triển trí thông minh cho học sinh hoàn thành tốt lớp 5 thông qua dạy học môn Toán.

3. Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên:

- Địa chỉ tác giả sáng kiến:

- Số điện thoại:

- Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Sáng kiến này là do bản thân tôi tự nghiên cứu, rút ra từ kinh nghiệm dạy học môn toán từ nhiều năm nay.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn toán

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Ngày .../.../20...

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1. Về nội dung của sáng kiến:

Trước hết ta cần tìm hiểu về thực trạng đã có:

* Thực trạng sử dụng các biện pháp phát tiển trí thông minh cho học sinh hoàn thành tốt lớp 5 thông qua dạy học môn toán.

- Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác giáo dục của một trường Tiểu học. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp đồng bộ nào trong việc nâng cao chất lượng học sinh hoàn thành tốt ở các cơ sở giáo dục.

- Về công tác quản lý chỉ đạo: Công tác chỉ đạo chưa có sự thống nhất chung, chủ yếu là giao quyền tự chủ cho các trường, tùy vào hoàn cảnh cụ thể của các trường để lập kế hoạch. Thực tế hiện nay đã bỏ hết các cuộc thi sân chơi trí tuệ dành cho đối tượng học sinh này nên hầu hết các huyện không tổ chức bồi dưỡng học nữa. Do đó làm mất đi hứng thú học tập cũng như lười tư duy sáng tạo cho học sinh thành tốt. Giáo viên cũng không còn chú trọng đến việc bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt nữa mà chỉ tập trung vào phụ đạo những em chưa hoàn thành.

- Về tài liệu bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt: Thực tế có rất ít tài liệu đề cập đến phương pháp bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn Toán ở trường Tiểu học. Vì vậy giáo viên cũng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn sử dụng các sách tham khảo, sách nâng cao Toán lớp 5, Vở bài tập nâng cao Toán lớp 5, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt... để bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán 5. Thường thì giáo viên dựa vào trình độ, điều kiện của học sinh mà lựa chọn sách tham khảo, tài liệu học sinh hoàn thành tốt. Một số khác lựa chọn theo kinh nghiệm và quan điểm của giáo viên. Có một số rất ít giáo viên biên soạn được thành các chuyên đề bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt.

Về phương pháp bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt: Thực trạng dạy bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt phổ biến hiện nay là dạy theo kiểu luyện thi, giáo viên dựa vào các loại sách bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy theo lối giải quyết từng bài tập theo thứ tự từ bài 1 cho đến hết mà không phân định theo dạng toán. Phương pháp chủ yếu là giáo viên cung cấp bài mẫu, luyện cho HS ghi nhớ cách giải, học sinh có thể nắm được cấu trúc, bản chất và các mối quan hệ của bài toán, nhưng các em sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các bài toán ứng dụng phát triển từ bài mẫu đó. Một số giáo viên có phân chia theo từng dạng toán để bồi dưỡng nhưng vẫn chưa có tính hệ thống. Học sinh ít có cơ hội để thể hiện khả năng sáng tạo mà chủ yếu phụ thuộc vào khuôn mẫu của giáo viên. Khi được hỏi: “Theo anh (chị), mục tiêu nào quan trọng hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán 5?”, có 90% giáo viên cho rằng mục tiêu trang bị kiến thức và kĩ năng là quan trọng nhất, còn 10% giáo viên chọn mục tiêu phát triển năng lực tư duy là mục tiêu quan trọng nhất, điều này cũng chứng tỏ rằng phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy trong đó có năng lực tư duy sáng tạo chưa được giáo viên chú trọng, đó là một hạn chế lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn Toán lớp 5.

* Đối với giáo viên:

Thông qua thăm lớp - dự giờ, qua kết quả điều tra ở trên, qua trao đổi một số giáo viên đã và đang tham gia bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5, chúng tôi đi đến kết luận chung về nhận thức và thái độ của giáo viên về vấn đề bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5 như sau:

Nhìn chung mọi giáo viên đều nhận thức được ý nghĩa, vai trò của việc phát triển tư duy sáng tạo trong dạy học bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5, có ý thức bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy sáng tạo cho học sinh; đã có sự quan tâm đúng mức với công việc này. Một số giáo viên đã biết cách tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập tích cực, tự giác và có khuyến khích sự sáng tạo của tư duy sáng tạo. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Một số giáo viên còn đặt mục tiêu trang bị kiến thức kĩ năng lên hàng đầu mà chưa thấy được vai trò quan trọng của mục tiêu phát triển năng lực tư duy, vì thế cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.

- Bản thân một số giáo viên chưa có sự sáng tạo trong dạy học, vì thế đặt ra những quy trình nghiêm ngặt về giải toán và yêu cầu học sinh phải thực hiện một cách rập khuôn máy móc, không tạo cho học sinh có cơ hội sáng tạo.

- Không một giáo viên nào có thể liệt kê đầy đủ các dạng toán có ưu thế trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5.

- Chỉ được một số ít giáo viên nắm được các phẩm chất đặc trưng của tư duy sáng tạo nhưng chưa đầy đủ, chưa biết được nó biểu hiện trong hoạt động giải toán như thế nào.

- Đa số giáo viên được khảo sát đã có quan tâm đến việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh, nhưng chưa thường xuyên, chưa có biện pháp cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Đặc biệt chưa có giáo viên nào thiết kế được hệ thống bài tập hoặc tình huống dạy học nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.

- Việc đánh giá năng lực tư duy sáng tạo của học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, đó là việc làm không thường xuyên của hầu hết giáo viên dạy học bồi dưỡng sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5.

* Đối với học sinh:

Qua điều tra và thăm lớp – dự giờ một số tiết học bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5, thông qua các bài kiểm tra, qua trao đổi với các giáo viên dạy bồi dưỡng và qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hoạt động thực hành giải toán dành cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt đã được các trường Tiểu học đặc biệt quan tâm, hoạt động này thường được tiến hành vào buổi 2. Hầu hết các em học sinh hoàn thành tốt Toán đều thích môn Toán và hứng thú với hoạt động giải toán. Các em được hướng dẫn giải toán bằng hệ thống bài tập do giáo viên lựa chọn. Phương pháp học tập chủ yếu của các em là học theo các bài toán mẫu, ghi nhớ một cách máy móc theo bài toán mẫu của giáo viên. Chúng tôi chỉ ra một số hạn chế cơ bản như sau:

- Phần lớn các em chưa nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện các phẩm chất của tư duy sáng tạo như tính nhuần nhuyễn, tính linh hoạt, tính độc đáo,...thông qua hoạt động giải toán. Chẳng hạn như nhiều em cho rằng không cần thiết phải tìm nhiều cách giải cho một bài toán; cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình của bài giải mẫu mà không được bỏ đi một số bước hoặc tìm cách giải riêng,...

- Phương pháp học tập còn quá thụ động, chưa thật sự phát huy được tính tích cực, sáng tạo. Hầu hết các em chỉ giải được các bài toán tương tự với bài toán mẫu, mà chưa biết vận dụng bài mẫu để giải theo cách riêng của mình, các em dễ lúng túng khi gặp bài toán có thêm một số tình huống.

- Tư duy của các em chưa có được sự mềm dẻo linh hoạt, điều này được biểu hiện rõ ở khả năng thay đổi phương pháp giải cho phù hợp với tình huống mới còn hạn chế; hoặc không nhận ra được bản chất của bài toán nếu nó được trình bày theo cách khác; chưa nhìn nhận được bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

- Hầu hết các em có thói quen dừng lại sau khi đã tìm ra đáp số của bài toán và hài lòng với cách giải đó, mà không tìm thêm các cách giải khác hoặc phát triển bài toán.

- Một số học sinh không biết lựa chọn cách giải nhanh nhất, tiết kiệm nhất; hoặc nếu có biết cũng không dám trình bày vì sợ không đúng, điều đó đã cản trở khả năng sáng tạo.

- Một số em chưa thành thạo về tư duy phê phán và tư duy giải toán, các em cảm thấy lúng túng khi phải lựa chọn trước nhiều đáp án gần giống nhau; cách trình bày bài giải chưa linh hoạt, sáng sủa.

7.2. Một số biện pháp cũng như khả năng áp dụng của sáng kiến trong việc phát triển trí thông minh cho học sinh hoàn thành tốt môn toán lớp 5 thông qua dạy học môn toán.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt lớp 5.

Qua sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề, nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý về một số nội dung sau:

a) Sự cần thiết của việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt môn Toán lớp 5.

- Tư duy tốt không phải tự nhiên mà có mà phải được rèn luyện trong một quá trình lâu dài. Thực tế cho thấy mục tiêu cuối cùng của việc dạy học các môn học với các nội dung cụ thể trong nhà trường đều nhằm tạo cơ hội phát triển năng lực tư duy và hình thành nhân cách tốt nhất cho học sinh. Trong hệ thống giáo dục phổ thông thì Tiểu học là bậc học nền tảng, vì vậy việc rèn luyện tư duy cho học sinh cần thực hiện ngay khi bắt đầu bậc học. Trong các môn học ở nhà trường Tiểu học thì môn Toán có rất nhiều lợi thế trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên là biết lựa chọn nội dung thích hợp và tổ chức các hoạt động vừa sức để từng bước rèn luyện tư duy cho học sinh một cách đúng mức.

Phát triển tư duy sáng tạo là góp phần hình thành phẩm chất trí tuệ. Chúng ta phải thay đổi “thế giới quan” của mình một cách sâu sắc để mở ra một kỷ nguyên mới hoàn toàn trong cách nhìn, trong nhận thức, trong cách hiểu và cách thực hiện để giáo dục trẻ sáng tạo.

b) Cung cấp lý luận cho cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt môn Toán lớp 5:

- Về tư duy sáng tạo của học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5:

Tư duy sáng tạo của đối tượng học sinh hoàn thành tốt lớp 5 trong hoạt động giải toán được đặc trưng bởi quá trình mới, sản phẩm mới, giải pháp mới, độc đáo chưa từng có đối với bản thân các em.

+ Học sinh hoàn thành tốt Toán 5 đã tiềm ẩn nhiều khả năng sáng tạo, mức độ sáng tạo thường gặp trong khi học và giải bài tập toán là phát triển cái đã biết, mở rộng lĩnh vực ứng dụng. Đối với học sinh lớp 5, việc các em giải một bài tập nào đó mà không bị những mệnh lệnh nào đó chi phối cũng được xem là có yếu tố sáng tạo, bởi vì khi học sinh giải bài toán đó thì phải tiến hành dựa trên vốn kinh nghiệm, quan sát các dữ kiện; thử nghiệm tìm tòi; suy diễn và tìm kiếm lời giải với những bước đi mà các em chưa biết trước. Hoặc việc các em tìm được nhiều cách giải và lựa chọn cách giải hợp lý nhất cho một bài toán cũng là sáng tạo. Để có sự sáng tạo khi giải toán, các em có thể bỏ đi một số bước hoặc không tuân theo một bước giải nào cả.

c) Trang bị kĩ năng thiết kế tình huống bồi dưỡng tư duy sáng tạo:

- Các bước thực hiện:

+ Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và mức độ rèn luyện tư duy sáng tạo trong mỗi bài tập, mỗi tình huống giải toán.

+ Lựa chọn nội dung, xác lập tình huống phù hợp với mục đích phát triển tư duy sáng tạo.

+ Lựa chọn hình thức dạy học và giao nhiệm vụ.

+ Sử dụng các biện pháp kích thích hoạt động tư duy như: hệ thống câu hỏi, hình ảnh trực quan (sơ đồ, hình vẽ,...), thủ thuật biến đổi bài tập,...

+ Dự kiến quá trình tư duy diễn ra ở học sinh dưới các tác động sư phạm để điều chỉnh, điều khiển kịp thời.

Mời các bạn tải file word hoặc pdf đầy đủ để tham khảo thêm

Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
4 186
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm