SKKN: Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ toán lớp 3

Tải về

Một trong những biện pháp để gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui đó là việc sử dụng các trò chơi Toán học hấp dẫn. SKKN: Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ toán lớp 3 giúp quý thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và áp dụng trò chơi trong dạy học. Mời các thầy cô tham khảo nhé.

Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ học Toán 

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Đất nước ta đang trong thời kì CNH-HĐH, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội với giáo dục, sau 5 năm thực hiện, theo quyết định của Chính phủ năm 2002 chương trình năm 2000 đã được tiến hành trên phạm vi toàn quốc.

Nội dung chương trình thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải đổi mới. "Phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học" là phương hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc tiểu học. Một trong những phương pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh sự hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học toán, đặc biệt là ở lớp 1 - 2 - 3. Ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng như học tập của các em đạt tới điểm đỉnh. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học: “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học.” Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say vào học tập, chống mệt mỏi không làm cho tiết học nặng nề nhàm chán. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập. Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm sao để giờ học Toán đạt hiệu quả cao nhất? Các em không còn thấy tiết học toán nặng nề, nhàm chán chỉ học và làm bài mà thôi. Xuất phát từ lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ toán lớp 3" nhằm nâng cao chất lượng môn toán của lớp.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Nghiên cứu thiết kế các trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ học nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 3.

3. Đối tượng nghiên cứu:

- Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học.

- Ý nghĩa, tác dụng của các trò chơi toán học.

- Hệ thống các trò chơi được sử dụng trong môn toán.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp điều tra, quan sát.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: "Học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán". Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan điểm: “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với học sinh trường tiểu học. Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới, phát hiện ra kiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi học sinh nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình học toán ở Tiểu học, sử dụng trò chơi toán học có nhiều tác dụng như sau: Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, học sinh ham học và gây hứng thú trong học tập. Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội. Vì vậy trò chơi toán học rất cần thiết trong giờ học toán ở Tiểu học.

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

+ Thực trạng chung của nhà trường:

Qua dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên khối 3, qua tìm hiểu ở tài liệu, sách báo, qua kinh nghiệm giảng dạy ở trường TH Điện Biên 2 tôi nhận thấy:

- Việc sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học toán chưa thực sự được chú trọng.

- Tài liệu nói về hình thức tổ chức trò chơi học tập còn hạn chế.

- Giáo viên lại không được tập huấn về thiết kế trò chơi .

- Phần đa giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học toán vào giảng dạy. Hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng mà thôi. Sở dĩ có tình trạng trên là do các đồng chí giáo viên chưa nhận thức được hết tác dụng của trò chơi trong giờ học toán. Vì vậy mà giờ học toán còn trầm học sinh còn thụ động trong học tập, một số học sinh còn ngại học toán, đến giờ học toán các em không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao.

+ Thực trạng của lớp chủ nhiệm:

Năm nay tôi được phân công giáo dạy lớp 3A1. Lớp tôi có 43 học sinh trong đó có: 24 em nữ. Đa phần các em chưa thật sự mạnh dạn, tự tin. Từ đầu năm lớp học rất trầm, khi tôi đưa trò chơi học toán vào áp dụng trong giờ học thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập tích cực, những em chậm chạp cũng năng động hơn. Vì vậy tôi nhận thấy rằng đưa trò chơi vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học toán của lớp 3.

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi

1. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện:

- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập…)

- Chương trình toán 3 được chia thành 5 mạch kiến thức: Số học và yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, các dạng toán giải. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 5 mạch kiến thức trên, nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.

- Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kĩ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo.

- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút ), thích hợp với môi trường học tập.

- Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.

- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 3. Tổ chức trò chơi không quá cầu kì, phức tạp.

2. Nguyên tắc khai thác và thực hành

- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, củng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học  ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh…).

- Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh ( Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa…) Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mĩ nhưng ít tốn kém. Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh để thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán lớp 3 và cách vận dụng trò chơi vào trong các tiết dạy.

3.2. Quy trình tổ chức trò chơi Trò chơi toán học thông qua 5 bước:

* Giới thiệu tên trò chơi

* Phổ biến luật chơi

* Tiến hành chơi

* Thảo luận rút ra kiến thức

* Đánh giá kết luận

3.3 Thiết kế trò chơi dạy học toán lớp 3

a. Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số

Trong các năm giảng dạy lớp 3 tôi thấy học sinh thường sai về mảng kiến thức so sánh và gấp (giảm) một số đi nhiểu lần cũng như một số đơn vị bên cạnh đó kĩ năng cộng, trừ, nhân chia các số tṛòn chục trăm.... còn chậm. Do đó tôi đã thiết kế một số trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số này.

Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ toán lớp 3, mời bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 13.455
SKKN: Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ toán lớp 3
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm