SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint
SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint - Việc tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi trên PowerPoint giúp thu hút và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong bài viết này, HoaTieu.vn xin chia sẻ mẫu SKKN tổ chức trò chơi trong dạy học trên phần mềm PowerPoint được giáo viên đúc rút qua quá trình tự học tập, nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật dạy học theo hướng đổi mới hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Sáng kiến Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint
1. Lí do chọn biện pháp:
- Như chúng ta đã biết trong dạy học các hoạt động kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, luyện tập thực hành, củng cố kiến thức là những hoạt động không thể thiếu trong một tiết học. Để làm cho các hoạt động dạy học này thêm phong phú, sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần sử dụng thay đổi nhiều phương pháp dạy học, để người dạy và người học ngày càng phát huy tính sáng tạo của mình. Việc áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào soạn giảng trong các bài dạy nhằm thay đổi các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, sáng tạo phát huy các năng lực, phẩm chất cho học sinh là hết sức cần thiết.
- Hiện nay việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại tương thích ví dụ như việc sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint trong dạy học. Tuy nhiên việc áp dụng phần mềm này trong các hoạt động dạy học mới chỉ dừng ở việc soạn bài đơn giản mà ít sử dụng các ứng dụng của phần mềm nhằm đưa các trò chơi học tập vào giảng dạy, tạo ra các tình huống có vấn đề trong dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Tại trường tôi việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học đã trở nên thường xuyên, thuận lợi, vì nhà trường trang bị tương đối đầy đủ phương tiện cho các lớp học. Nhưng một số giáo viên vẫn còn gặp khó khăn ngại soạn, chưa dành nhiều thời gian để thiết kế và đưa trò chơi vào đúng địa chỉ trong các hoạt động dạy học này.
- Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tự học tập, nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật dạy học và đưa ra ý tưởng thiết kế: “Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint” Nhằm đưa biện pháp này vào các hoạt động dạy học tạo hứng thú học tập và phát triển các năng lực, phẩm chất cho học sinh theo hướng đổi mới sách giáo khoa như hiện nay.
2. Nội dung biện pháp:
2.1. Xây dựng trò chơi cho hoạt động kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới từ phần mềm PowerPoint. (VD:Trò chơi “Ô cửa kiến thức”)
- Kiểm tra bài cũ là khâu hết sức quan trọng, vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm kiểm tra kiến thức đã học để kết nối với bài mới. Tuy nhiên, các giờ kiểm tra bài cũ luôn khiến học sinh căng thẳng, lo lắng. Để giảm bớt các khuyết điểm trên tôi đã thiết kế trò chơi cho hoạt động này, tiến trình kiểm tra bài cũ diễn ra hiệu quả mà vẫn thoái mái cho học sinh.
- Giới thiệu bài là một trong các bước triển khai thực hiện một bài dạy. Việc mở đầu bài tốt sẽ tạo cho người học có tâm thế tốt, có sự tích cực trong suốt bài dạy là một việc làm khó, yêu cầu người giáo viên phải đầu tư và có kinh nghiệm. Vì vậy từ trò chơi ở phần kiểm tra bài cũ tôi đã liên kết để giới thiệu bài mới tạo tình huống có vấn đề, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập cho các em.
- Các bước xây dựng trò chơi và ví dụ minh họa.
Bước 1. Mục đích: Giúp kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, tạo tình huống có vấn đề, hệ thống kiến thức nhanh, gọn với hình thức phong phú, sinh động, tất cả các em có cơ hội tham gia vào thực hành tìm kiến thức.
Bước 2. Mô tả trò chơi : Thực hiện 3 mục tiêu trong một hoạt động ( Đưa trò chơi vào bài dạy, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới).
Bước 3. Quy trình :
-Tìm ý tưởng ( Đây là bước quan trọng) ở đây giáo viên cần suy nghĩ tìm tên trò chơi, cách chơi, luật chơi nên đưa trò chơi vào thời điểm nào, dự trù các tình huống sẽ diễn ra, nắm vững thao tác, kỹ thuật cho các đối tượng, màu sắc, hiệu ứng, khung cảnh cho trang trình chiếu, câu hỏi, câu trả lời xuất hiện vào những thời điểm phù hợp.
-Nghiên cứu nội dung bài học, chọn nội dung xây dựng trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh.
-Tìm hình ảnh và câu hỏi phù hợp.
-Thiết kế trên PowerPoint.
Bước 4. Kỹ thuật thực hiện:
-Tạo các đối tượng.
-Tạo hiệu ứng, định dạng và liên kêt cho các đối tượng cụ thể.
-Tạo liên kết giữa các đối tượng bằng kĩ thuật Triggers. ( Thủ tục lẩy)
*Ví dụ: Trò chơi “ Ô cửa kiến thức” Khi dạy bài “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) Môn Lịch sử - Lớp 4.
- Cách chơi, luật chơi: Học sinh nghe bài hát chuyền nhanh câu hỏi ô cửa cần mở, bài hát dừng lại ở bạn nào thì bạn ấy phải mở ô cửa để trả lời câu hỏi có nội dung của bài cũ. Nếu trả lời chưa đúng các bạn khác trả lời bổ sung ( 4 tổ, 4 câu hỏi cho mỗi ô cửa) phía sau các ô cửa là một bức ảnh có liên quan đến bài mới học sinh đoán được thì có phần thưởng là một tràng pháo tay….
- Ô cửa chứa câu hỏi bài cũ và bức ảnh giới thiệu bài mới nằm phía sau.
Câu 1: Các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ nước ta trong thời gian bao lâu? ( Hơn một nghìn năm)
Câu 2: Chúng bắt nhân dân ta học chữ gì? ( Chữ Hán)
Câu 3:Nhân dân ta đã phản ứng ra sao trước sự áp bức, bóc lột của cảu giặc ?
(Không cam chịu sự áp bức, bóc lột nhân dân ta đã đứng lên khởi nghĩa.)
Câu 4: Trước tình hình đất nước bị đô hộ, đã có các cuộc khởi nghĩa nổ ra, mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa đó là: (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.)
* Có video minh họa.
2.2. Xây dựng trò chơi cho hoạt động luyện tập thực hành từ phần mềm PowerPoint. (VD:Trò chơi “Ai nhanh hơn”)
- Luyện tập, thực hành là làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. Đây là hoạt động giúp cho các em biến những kiến thức thành kĩ năng. Vì vậy tôi đã thiết kế trò chơi cho các hoạt động này nhằm tạo không khí lớp học sôi nổi, thay đổi cách làm bài, tạo sự chủ động và tự tin cho các em.
- Các bước xây dựng trò chơi và ví dụ minh họa.
Bước 1. Mục đích: Trò chơi này giúp lớp học sôi nổi, học sinh thoải mái, tự tin thực hành làm các bài tập mới theo yêu cầu một cách chủ động, sáng tạo.
Bước 2. Mô tả trò chơi : Thực hiện làm các bài tập có liên quan đến kiết thức mới qua bài vừa học trên các kĩ thuật thiết kế trò chơi gợi mở của giáo viên
Bước 3. Quy trình : Nghiên cứu nội dung bài học, chọn nội dung xây dựng trò chơi phù hợp với thời lượng của bài tập, tạo tư duy sáng tạo và logic cho học sinh.
-Thiết kế trên PowerPoint.
Bước 4. Kỹ thuật thực hiện:
-Tạo các đối tượng.
-Xây dựng bài tập hoặc dạng câu hỏi trắc nghiệm gợi mở nhanh phù hợp.
-Tạo hiệu ứng và định dạng cho các đối tượng cụ thể.
-Tạo liên kết giữa các đối tượng bằng kĩ thuật Triggers. ( Thủ tục lẩy)
* Ví dụ : Sau khi hướng dẫn phần bài mới “Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11” Môn Toán- Lớp 4. Thay vì giáo viên cho học sinh tiến hành làm bài tập trên bảng, tôi đã thiết kế trò chơi “ Thử tài của bạn” và tiến hành cho học sinh chơi trò chơi.
- Cách chơi, luật chơi: Cho học sinh chọn mặt cười mỗi mặt cười ứng với một ý của bài tập 1. Học sinh phải thảo luận nhóm, nhẩm nhanh và nêu ra kết quả của phép tính. Nếu sai nhóm khác có quyền trả lời, nhóm nào trả lời đúng nhanh được nhiều câu hỏi nhóm đó thắng và nhận phần thưởng có thể là các đồ dùng học tập hay một tràng pháo tay… nhằm động viên và khuyến khích các em.
>>> Tải file về máy để xem tiếp nội dung.
Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Lan
- Ngày:
SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint
266,3 KB 22/11/2024 4:16:00 CHTải SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint PDF
22/11/2024 4:45:45 CH
Gợi ý cho bạn
-
SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
-
SKKN Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6 (6 bài)
-
SKKN Biện pháp dạy ngữ âm tiếng Anh cho học sinh tiểu học
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS Chương trình mới
-
SKKN Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - Công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất
Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm 2025 (13 bài)
SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm
SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint
Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân THCS file word (3 mẫu)
SKNN: Kinh nghiệm rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1