Top 10 Viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến siêu hay

Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến gồm dàn ý và TOP 10 đoạn văn ngắn Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến với nội dung rất đa dạng như: Kể về lễ hội trung thu, lễ hội đua thuyền, lễ hội trọi trâu, lễ hội trọi gà... do HoaTieu.vn sưu tầm và thực hiện để gửi đến các em học sinh. Mời các em cùng tham khảo.

Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 9 câu thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến
Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 9 câu thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến

Dàn ý Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến

a) Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể
  • Ấn tượng của em về lễ hội đó.

Ví dụ: Hội chọi gà Ngũ Xã quê em được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.

b) Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội

- Giới thiệu tên lễ hội

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

  • Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn
  • Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội...
  • Chuẩn bị về địa điểm…

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

c) Kết bài

  • Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

1. Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 9 câu thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến: Kể về lễ hội trung thu

Nội dung dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn, mọi website khác lấy bài xin ghi nguồn. 

"Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường"

Câu hát ấy vang lên khắp phố phường, con đường cũng là lúc chúng em cùng nhau đi rước đèn trong đêm hội trăng rằm. Tầm bảy giờ tối, chúng em đã háo hức chạy ra nhà văn hóa, xếp thành những hàng ngay ngắn, thẳng tắp để chuẩn bị rước đèn quanh khu phố. Sau khi được các anh chị phát kẹo, bọn em nắm tay nhau, cùng cầm đèn lồng vừa đi vừa hát theo chiếc đèn ngôi sao khổng lồ. Khung cảnh thật lung linh trong đêm tối. Sau khi rước đèn một vòng lại quay về địa điểm nhà văn hóa để phá cỗ. Chúng em cùng nhau xem văn nghệ, cùng nhau ăn bánh kẹo, tham gia trò chơi, giải đố về ngày trung thu. Em đã xung phòng trả lời đúng câu hỏi và được tặng chiếc cặp tóc bằng đá hình những viên ngọc trai rất xinh đẹp. Mỗi năm, đêm hội rằm trung thu luôn là khoảng thời gian mà tụi trẻ con chúng em mong chờ nhất.

Kể về lễ hội trung thu
Kể về lễ hội trung thu

Tham khảo thêm TOP bài văn hay tại đây:

2. Viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến lớp 3: Lễ hội chọi trâu

 Nội dung dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn, mọi website khác lấy bài xin ghi nguồn. 

Câu ca cổ: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu" đã được lưu truyền từ lâu trong văn hóa cộng đồng người Hải Phòng chính là nói về lễ hội trọi trâu ở quê hương em. Ở Đồ Sơn - Hải Phòng quê em, hàng năm cứ vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch sẽ diễn ra lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Đây là một tập tục cổ, có từ lâu đời, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2013 của nước ta. Năm nào em cũng cùng cả gia đình đi xem lễ hội trọi trâu. Vào ngày hội du khách thập phương từ mọi miền tổ quốc đổ về xem hội rất đông. Lễ hội chọi trâu có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Sau khi làm lễ Thành Hoàng, đúng sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, khoảng 1 giờ sáng, chủ tế các làng làm lễ xin phép Thành Hoàng đưa trâu đi thi đấu. 6 giờ sáng tổ chức lễ rước "ông trâu" ra đấu trường. Trong lễ hội rộn rã tiếng nhạc bát âm, cờ bay phất phới kèm theo tiếng cổ động của dân cư trong vùng. Con trâu thứ nhất là số 60. Con trâu thứ hai là số 62. Con trâu mang số 62 là trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ xông vào cuộc đối đầu gay cấn, hòa cùng tiếng reo hò vang dội của khán giả trên khán đài. Cuối cùng ông trâu số 62 của làng em đã chiến thắng.

Kể về lễ hội chọi trâu
Kể về lễ hội chọi trâu

3. Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến: Lễ hội chọi gà

  Nội dung dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn, mọi website khác lấy bài xin ghi nguồn.  

Hội chọi gà Ngũ Xã quê em được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Trận đấu gà chọi nảy lửa thu hút đông đảo những cao thủ chơi gà chọi từ nhiều vùng miền tới tranh tài. Những sân đấu gà được quây tròn thành nhiều điểm trong hội Ngũ Xã. Bên cạnh mỗi sới gà luôn có một chiếc đồng hồ để theo dõi. Cuộc đấu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà lao vào nhau chiến đấu rất hăng chiến, tung cánh bay lên cho đối thủ những đòn cước mạnh mẽ, nhanh như cắt. Sau một hồi đấu, chú gà mang số 01 đã giành chiến thắng. Em rất thích xem các trận đấu gà vì đây là dịp để những người mê gà, có tinh thần thượng võ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm luyện gà; là dịp để những chú gà chọi phô diễn khả năng.

4. Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến: Lễ hội đua thuyền

  Nội dung dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn, mọi website khác lấy bài xin ghi nguồn.  

Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay ở quê em rất nổi tiếng, hàng năm sẽ thu hút lượng du khách thập phương kéo về xem hội rất đông. Năm nào em cũng cùng bố đến xem và cổ vũ cho đội đua của làng em. Lễ hội đua thuyền đuôi én ở vùng ngã ba sông Mường Lay có từ lâu đời lắm rồi, bắt nguồn ở Mường Lay với phần lớn là đồng bào dân tộc Thái trắng sinh sống. Người Thái trắng có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian thường có câu “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Từ cuộc sống mưu sinh, chế ngự sự khắc nghiệt của dòng Đà giang hung dữ đến nay đã trở thành một hoạt động thể thao, vui chơi tập thể. Hội đua thuyền giữa các bản làng đầu xuân cũng bắt nguồn từ tập quán sinh sống đó và bên cạnh đó¸không khí hội hè vui vẻ cũng khiến tất cả mọi người thêm lạc quan, yêu đời hơn. Lễ hội đua thuyền quê em đã được khôi phục và duy trì từ năm 2015, đến nay, lễ hội đã có điều kiện mở rộng về quy mô, số lượng, chất lượng, trở thành nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân, em rất tự hào về lễ hội truyền thống nổi tiếng quê mình.

5. Thuật lại một ngày hội đua thuyền trên sông Hương em đã chứng kiến hay nhất

Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3
Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3

6. Kể về ngày hội thả diều mà em đã được chứng kiến ngắn nhất

Vào ngày rằm tháng ba âm lịch hàng năm, quê em lại mở hội thả diều. Lễ hội được tổ chức ở bãi đất rộng sau đình. Người chơi phải sắm cho mình con diều thật đẹp và chắc chắn. Sau hiệu lệnh của trọng tài, mọi người lần lượt thả diều lên trời. Con diều nào bay cao nhất, trụ lại lâu nhất thì sẽ thắng cuộc. Mỗi con diều đều gửi gắm nhiều hi vọng, mong muốn của người dân. Lễ hội thả diều đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống quê em.

7. Kể về một ngày hội đọc sách ở trường em đã được chứng kiến sinh động nhất

Vào thứ sáu tuần trước, em được tham gia ngày hội sách ở trường. Thầy cô dành rất nhiều tâm huyết để tổ chức hoạt động này. Mỗi lớp sẽ làm một gian hàng riêng với rất nhiều loại sách: truyện tranh, tiểu thuyết, sách kĩ năng, khoa học,.... Các bạn học sinh có thể thoải mái lựa chọn quyển sách muốn mua. Toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ chuyển vào quỹ "Đông ấm cho em". Ngoài ra, hoạt động này còn có rất nhiều trò chơi bổ ích cùng những tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Em rất yêu thích ngày hội đọc sách ở trường em.

8. Kể về hội thi gói bánh chưng em đã được chứng kiến chân thực

Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia
Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

9. Kể về lễ hội Lim em đã được chứng kiến vui tươi, rộn ràng

Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân Bắc Ninh quê em lại náo nức tổ chức hội Lim- Lễ hội truyền thống của địa phương em. Vào ngày hội, mọi người đều diện lên mình những bộ trang phục đẹp để đi hội. Hội Lim có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, chọi gà, đấu cờ, đấu vật. Một hoạt động văn hóa khác được tổ chức ở hội Lim được đông đảo mọi người yêu thích, đó là hát quan họ. Tại bờ sông, các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền thu hút đông đảo khán giả thưởng thức. Trong những ngày tổ chức lễ hội, không chỉ có người dân ở địa phương em mà còn rất nhiều du khách từ những địa phương khác cũng về đây trẩy hội. Hội Lim là một ngày hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa mà bất cứ người nào sinh sống trên quê hương Bắc Ninh đều cảm thấy yêu thích và tự hào.

10. Kể về ngày hội đấu vật em đã được chứng kiến ấn tượng nhất

Đô vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng, trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

11. Kể về một ngày hội mà em biết

Xem chi tiết tại bài viết:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
36 9.601
0 Bình luận
Sắp xếp theo