Top 11 Đoạn văn Kể về một ngày hội mà em biết siêu hay
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết. Viết đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em là đề bài quen thuộc đối với các em học sinh tiểu học. Những bài văn tả ngày hội sau đây là tài liệu học tập hữu ích giúp các em hoàn thiện bài văn tả về lễ hội lớp 3 hiệu quả hơn.
11 đoạn văn ngắn kể về ngày hội/lễ hội quê em hay nhất mà Hoatieu.vn sưu tầm và gửi tới các bạn dưới đây có ngôn từ mạch lạc, giản dị sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh học tốt môn Tiếng Việt.
- Bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3
- Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến
- Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em
Văn mẫu lớp 3: Viết đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em
- 1. Dàn ý Kể về một ngày hội ở quê em
- 2. Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết số 1 (Lễ hội Chùa Hương)
- 3. Kể về một ngày hội mà em biết số 2
- 4.Viết bài văn Kể về lễ hội đua thuyền số 3
- 5. Kể về một ngày hội mà em biết lớp 3 số 4
- 6. Kể về một ngày hội mà em biết số 5
- 7. Bài viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết số 6
- 8. Kể về lễ hội chọi gà lớp 3 số 7
- 9. Tập làm văn lớp 3 kể về lễ hội trung thu số 8
- 10. Bài văn Kể về lễ hội Lim lớp 3 ngắn gọn số 9
- 11. Viết đoạn văn ngắn Kể về trò chơi kéo co số 10
- 12. Văn kể về lễ hội lớp 3 ngắn nhất số 11
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết.
1. Dàn ý Kể về một ngày hội ở quê em
a) Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể
- Ấn tượng của em về lễ hội đó.
Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này.
b) Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội
- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim,...)
- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?
- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,...).
- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
- Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn
- Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…)
- Chuẩn bị về địa điểm…
- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,...)
- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)
c) Kết bài
- Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.
2. Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết số 1 (Lễ hội Chùa Hương)
Quê em ở Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến - nơi diễn ra rất nhiều lễ hội trong năm nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến lễ hội chùa Hương.
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng nhau cúng bái, khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.
Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày chùa mở cửa rừng,người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.
Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương,hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc gảy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ đứt.
Trong thời gian diễn ra Hội chùa Hương, đường vào chùa luôn tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào nơi tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn.
3. Kể về một ngày hội mà em biết số 2
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Ở quê em vùng Đồ Sơn - Hải Phòng vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm sẽ diễn ra lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn nổi tiếng. Đây là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2013 của Việt Nam.
Câu ca cổ: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu" đã được lưu truyền từ lâu trong văn hóa cộng đồng người Hải Phòng.
Vào ngày hội du khách thập phương từ mọi miền tổ quốc đổ về xem hội rất đông. Lễ hội chọi trâu có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Sau khi làm lễ Thành Hoàng, đúng sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, khoảng 1 giờ sáng, chủ tế các làng làm lễ xin phép Thành Hoàng đưa trâu đi thi đấu. 6 giờ sáng tổ chức lễ rước "ông trâu" ra đấu trường. Trong lễ hội rộn rã tiếng nhạc bát âm, cờ bay phất phới kèm theo tiếng cổ động của dân cư trong vùng. Con trâu thứ nhất là số 60. Con trâu thứ hai là số 62. Con trâu mang số 62 là trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ xông vào cuộc đối đầu gay cấn, hòa cùng tiếng reo hò vang dội của khán giả trên khán đài. Cuối cùng ông trâu số 62 của làng em đã chiến thắng.
Em rất thích hội chọi trâu bởi đây là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc quê hương em.
4.Viết bài văn Kể về lễ hội đua thuyền số 3
Nội dung mẫu Giới thiệu về lễ hội đua thuyền được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Quê em nổi tiếng với lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay. Lễ hội đua thuyền đuôi én ở vùng ngã ba sông Mường Lay có từ lâu đời, bắt nguồn ở Mường Lay với phần lớn là đồng bào dân tộc Thái trắng sinh sống. Người Thái trắng có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian thường có câu “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Từ cuộc sống mưu sinh, chế ngự sự khắc nghiệt của dòng Đà giang hung dữ đến nay đã trở thành một hoạt động thể thao, vui chơi tập thể. Hội đua thuyền giữa các bản làng đầu xuân cũng bắt nguồn từ tập quán sinh sống đó và bên cạnh đó¸không khí hội hè vui vẻ cũng khiến tất cả mọi người thêm lạc quan, yêu đời hơn.
Lễ hội đua thuyền quê em đã được khôi phục và duy trì từ năm 2015, đến nay, lễ hội đã có điều kiện mở rộng về quy mô, số lượng, chất lượng, trở thành nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân, em rất tự hào về lễ hội truyền thống nổi tiếng quê mình.
5. Kể về một ngày hội mà em biết lớp 3 số 4
Lễ hội Đấu vật ở làng Thủ Lễ quê tôi đã có tuổi đời từ hàng trăm năm qua. Bắt đầu từ thời các chúa Nguyễn, lễ hội đô vật diễn ra nhằm nhằm tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh để bảo vệ đất nước. Ngày nay, Hội vật truyền thống này được tổ chức quy mô, chuyên nghiệp hơn.
Sới vật nằm trước sân đình Thủ Lễ - một ngôi đình cổ to lớn, vẹn nguyên được các vua Nguyễn nhiều lần sắc phong và ngày nay được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Trước khi Hội vật khai mạc, các vị cao niên và tộc trưởng trong làng thực hiện phần lễ nghi ngay trong nội điện khu đình làng Thủ Lễ. Tiếp đến, Hội vật mở đầu bằng màn biểu diễn của hai đô vật cao niên trong làng với những pha biểu diễn đầy kinh nghiệm. Sau cùng là phần tranh tài gây cấn, hấp dẫn và đẹp mắt của các đô vật.
Hội vật năm nay thu hút hơn 100 đô vật nam, nữ là thanh niên, thiếu niên có sức khỏe tốt đến từ các xã, thị trấn của huyện Quảng Điền và các vùng lân cận; tranh tài ở 2 nội dung là vật truyền thống và vật tự do.
Hội vật áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc, các đô vật phải vượt qua vòng đấu loại, giành chiến thắng trước 2 đối thủ mới bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ trước khi lọt vào vòng chung kết.
Các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khóa trái khớp, tấn công bằng đầu, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, mắt...; không dùng tiểu xảo mà phải hạ đối thủ “lấm lưng trắng bụng” (vật đối thủ chạm lưng xuống đất). Các đô vật cống hiến cho khán giả những trận thư hùng kịch tính và những thế vật đẹp mắt.
Lễ hội vật làng Thủ Lễ còn thu hút các đô vật là nữ và họ mang đến những trận đấu đẹp mắt.
Mỗi năm, lễ hội vật ở Thủ Lễ sẽ mang đến lượng khách tham quan đông đúc, tạo nên không khí vui tươi cho quê hương em.
6. Kể về một ngày hội mà em biết số 5
Đánh đu (Mẫu 1)
Văn mẫu Đánh đu được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, và em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Không chỉ có ý nghĩa rèn luyện sức khỏe, đây còn là nét đẹp văn hóa để cầu may ngày đầu xuân.
Những ngày lễ hội diễn ra, người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mọi người đều ánh lên niềm vui tươi, hớn hở. Mỗi nơi có thể có nhiều cách chơi đu: đánh đu đơn hoặc đôi. Riêng làng em thì chơi đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết và còn là nơi kết duyên cho trai gái trong làng.
Từ nhiều ngày trước Tết (khoảng 26- 28 tháng Chạp) làng cử một nhóm trai đinh tìm tre làm cây đu dựng ở bãi đất rộng trước sân đình, chùa. Trên mỗi cây đu gắn một chiếc khăn đỏ hoặc phần thưởng, người tham gia phải đưa cánh đu bay cao, giật cho được chiếc khăn hay phần thưởng đó mới được xem là thắng cuộc. Theo quan niệm dân gian, người nào giật được khăn và quà tức là năm đó sẽ gặp nhiều may mắn nên ai cũng rất hào hứng đua tài, quyết giành được vận may đầu năm.
Khi bắt đầu, hai người quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, dùng sức từ đôi chân đẩy cho đu bay cao. Người tham gia chơi đu phải thật bình tĩnh, có sức khoẻ và cả sự dũng cảm, nếu không dễ gặp nguy hiểm như ngã, trượt đu.
Chơi đu mang đến cho không khí vui tươi đến cho bà con làng em trong những ngày đầu xuân năm mới.
7. Bài viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết số 6
Đánh đu (Mẫu 2)
Ai đã từng tham dự lễ hội Xương Giang hay hội làng Vĩnh Ninh, phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang) quê em hẳn khó thể quên hình ảnh từng đôi nam nữ vui nhộn bên cây đu. Không chỉ nam thanh, nữ tú, một số người cao tuổi cũng thử sức đua tài.
Trên một khoảnh đất rộng, sáu hay tám cây tre dài được chôn sâu đủ vững chắc để chịu được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ, vừa tay cầm được treo ở chính giữa. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh thì đu càng lên cao từ bên nọ sang bên kia, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Ở nhiều nơi, người ta còn treo phần thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.
Em rất thích lễ hội Đánh đu quê hương em.
8. Kể về lễ hội chọi gà lớp 3 số 7
Kể về lễ hội chọi gà lớp 3 số 7 được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Hội chọi gà Ngũ Xã quê em được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.
Trận đấu gà chọi nảy lửa thu hút đông đảo những cao thủ chơi gà chọi từ nhiều vùng miền tới tranh tài. Những sân đấu gà được quây tròn thành nhiều điểm trong hội Ngũ Xã. Bên cạnh mỗi sới gà luôn có một chiếc đồng hồ để theo dõi. Cuộc đấu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà lao vào nhau chiến đấu rất hăng chiến, tung cánh bay lên cho đối thủ những đòn cước mạnh mẽ, nhanh như cắt. Sau một hồi đấu, chú gà mang số 01 đã giành chiến thắng.
Em rất thích xem các trận đấu gà vì đây là dịp để những người mê gà, có tinh thần thượng võ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm luyện gà; là dịp để những chú gà chọi phô diễn khả năng.
9. Tập làm văn lớp 3 kể về lễ hội trung thu số 8
Tập làm văn lớp 3 kể về lễ hội trung thu số 8 được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Mỗi khi đến dịp rằm tháng Tám, người dân Bình Thuận quê em lại nô nức chuẩn bị cho lễ hội rước đèn Trung thu.
Trước đên rước đèn, hàng nghìn chiếc đèn lồng nhỏ xinh đều được làm thủ công bằng vải, tre, giấy, khung sắt và được thắp sáng bằng đèn sáp sáng lung linh, không sử dụng đèn pin và đèn điện tử. Những chiếc đèn lồng với đủ các hình dạng truyền thống: ông sao, kéo quân, cá chép,… đã mang đến cho lễ hội không gian truyền thống rực rỡ trong đêm hội Trung thu. Em cũng được bố làm cho một chiếc đèn thủ công hình con cá chép màu vàng có gắn đèn phát sáng để tham gia chơi hội.
Không chỉ có hàng ngàn những chiếc đèn nhỏ xinh, du khách tham gia lễ hội còn ấn tượng bởi những chiếc đèn khổng lồ được chế tác cực kì công phu, cao đến 4m, đẹp mắt và giàu ý nghĩa.
Trong tiếng trống múa lân rộn rã, chúng em sẽ lần lượt tham gia rước đèn Trung thu và diễu hành qua các đường phố trong trung tâm thành phố.
Khung cảnh đường phố rực rỡ lúc này tràn ngập ánh sáng của những chiếc đèn lồng lung linh, em cảm thấy như đang bước đi trong thế giới cổ tích, thần tiên. Em mong lễ hội truyền thống này sẽ luôn được giữ gìn và tổ chức để thiếu nhi chúng em có một đêm trăng trung thu ý nghĩa.
10. Bài văn Kể về lễ hội Lim lớp 3 ngắn gọn số 9
Hội Lim là một hội lớn ở tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm, cứ như vậy hội Lim lại được mở vào ngày mồng 10 tháng riêng. Mọi người đi xem hội rất đông, có tất cả các lứa tuổi: già, trẻ và đặc biệt là có khách nước ngoài. Mọi người ăn mặc rất đẹp, nét mặt ai cũng vui tươi. Ở Lim, hội bắt đầu, mọi người tản ra từng nhóm để chơi những trò họ yêu thích. Hội Lim có rất nhiều trò vui như: đấu vật, đấu cờ, thi kéo co, thi trọi gà,… Trên bến sông, dòng người không ngớt đổ về xem hát quan họ. Trên những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy, các liền anh, liền chị đang say sưa trong những làn điệu quan họ. Còn giữa bãi đất trống, các anh chị thanh niên đang nhún du bay bổng. Em rất yêu thích hội Lim và đặc biệt là trò chơi của hội.
11. Viết đoạn văn ngắn Kể về trò chơi kéo co số 10
Viết đoạn văn ngắn Kể về trò chơi kéo co số 10 được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Đầu xuân năm nay, làng em tổ chức hội thi kéo co vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình.
Trong sân đình giăng cờ, kết hoa rực rỡ sắc màu. Ai ai cũng mặc trang phục đẹp nhất để tham gia chơi hội, tiếng nói cười, trò chuyện rôm rả. Người hỏi thăm nhau về công việc dạo gần đây, người thì chúc nhau những điều tốt đẹp đầu năm.
Trụ cột được đạt ở giữa sân đình, có sợi dây thừng 20m và căng đều về hai phía. Giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Hội thi bắt đầu, hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ nghiêng về bên mình là thắng. Tiếng cổ vũ của dân làng:"dô ta", "cố lên" làm không khí thêm gay cấn, quyết liệt.
Em rất thích xem hội kéo co vì đây không chỉ là dịp để gắn kết tinh thần đoàn kết cộng đồng mà còn là nét văn hóa truyền thống tuyệt đẹp quê hương.
12. Văn kể về lễ hội lớp 3 ngắn nhất số 11
Kể về lễ hội làng em lớp 3
Văn kể về lễ hội lớp 3 ngắn nhất số 11 được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Quê em ở Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất để tổ chức lễ hội Cồng chiêng do nằm ở vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên.
Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình. Mỗi địa phương sẽ có đội đánh Cồng chiêng riêng, họ đánh những bài ca truyền thống được lưu truyền từ lâu đời. Ai cũng mặc trang phục truyền thống và nở nụ cười trên khuôn mặt rạng ngời. Hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Em rất tự hào về lễ hội Cồng chiêng nổi tiếng của quê hương.
Trên đây là Top 11 bài Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết đã được HoaTieu sưu tầm và giới thiệu. Hy vọng nội dung dàn ý và các bài văn mẫu tham khảo trên sẽ giúp cho các em có thêm tài liệu tham khảo để tự viết bài văn tả ngày hội hấp dẫn, ý nghĩa và dễ dàng đạt điểm số sao.
Việc tránh sao chép nguyên mẫu và tự viết thêm bằng lời văn của mình để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm cá nhân đối với lễ hội sẽ là điểm cộng cho bài tập làm văn của các em. Vì vậy các em chỉ nên tham khảo văn mẫu để có thêm ý tưởng cho bài làm của mình nhé.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Viết đoạn văn nêu những điều em quan sát được trong bức ảnh giới thiệu một cảnh đẹp ở nước ta
- Viết đoạn văn về trồng cây xanh lớp 3
- Tưởng tượng em gặp lại bạn sau một kì nghỉ dài, em sẽ nói gì với bạn?
- Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
- Kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em (24 mẫu)
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân)
Viết 3 - 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường (14 mẫu)
Viết bài văn tả một đêm trăng đẹp (12 mẫu)
Dàn ý bài văn tả người thân tiểu học
Top 12 mẫu Trao đổi với người thân những mong muốn của em về kì nghỉ hè năm tới
Kể một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải
Top 13 bài văn tả đồng hồ báo thức lớp 5 hay nhất
Đặt 1 - 2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng
- ho minThích · Phản hồi · 5 · 12/03/22
- Tuấn ĐàoThích · Phản hồi · 3 · 16/03/22
- Huynh QuangThích · Phản hồi · 4 · 07/04/22
- lien doanThích · Phản hồi · 1 · 04/05/22
- Tiếng Việt 3 Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 CTST
- Tiếng Việt 3 KNTT
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tiếng Việt 3 CTST
Viết đoạn văn nêu lí do em không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe (3 mẫu)
Top 3 Viết 2 - 3 câu về bìa truyện tranh hoặc tờ quảng cáo phim hoạt hình em thích hay nhất
Chia sẻ với bạn về một hình ảnh em thích trong bài thơ (4 mẫu)
Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị sau khi đọc một truyện về quê hương
Em có cảm nghĩ gì nếu được tham dự lễ kết nạp Đội?
Top 9 Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước siêu hay