Tệ nạn xã hội là gì?

Trong bài viết Tệ nạn xã hội là gì? Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc các kiến thức về tệ nạn xã hội cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội chính là mặt tiêu cực của xã hội con người, tệ nạn xã hội sẽ gây ra nhiều hệ luỵ trong xã hội khiến cho con người bị sa đoạ và dần trở nên phụ thuộc một phần nào vào chúng. Nhưng bản chất tệ nạn xã hội cũng xuất phát từ chính con người.

1. Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu trong đời sống xã hội.

Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội như:

  • Thói hư, tật xấu.
  • Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
  • Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…

Bản chất của tệ nạn xã hội là các hiện tượng trái với bản chất xã hội chủ nghĩa, thuần phong mỹ tục, pháp luật và đạo đức.

Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Ví dụ về tệ nạn xã hội

Để hiểu hơn về tệ nạn xã hội là gì, bạn đọc tham khảo thêm những ví dụ cụ thể được nghiên cứu và tìm hiểu bởi Cử nhân luật học về các vấn đề tệ nạn xã hội hiện nay:

- Cờ bạc: Một trong những tệ nạn bùng phát trong những ngày lễ, Tết đó là cờ bạc, đặc biệt là ở nhiều vùng quê gây ra nhiều bất ổn trong chính cuộc sống gia đình và an ninh xã hội. Trong những ngày lễ, Tết nhiều điểm chơi cờ bạc bắt đầu rộ lên ở nhiều địa phương với nhiều dạng thức như bầu cua, xóc đĩa, tiến lên hay tá lả, thậm chí là những người còn nghèo khó tại các vùng quê cũng bị thu hút bởi cờ bạc, mỗi lần chơi có người đặt đến nửa triệu đồng, thậm chí là đến 1 triệu 2 triệu đồng. Có những người khi đã đam mê trò đỏ đen có bao nhiêu tiền cũng đánh, đặt cả điện thoại, xe máy sau Tết thì trắng tay. Hiện pháp luật nước ta đã nghiêm cấm đánh bạc được thực hiện dưới bắt kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Ma tuý, mại dâm: Hiện nay, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, thì các hoạt động văn hóa giải trí cũng phát triển khá mạnh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ karaoke, vũ trường tăng đột biến. Đây là lĩnh vực khá nhạy cảm dễ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm. Các tệ nạn xã hội này hoạt động dưới các hình thức khác nhau, diễn biến phức tạp len lỏi khắp các địa phương vùng miền có chiều hướng tăng về tính chất mức độ quy mô và gây dư luận xấu trong đời sống nhân dân.

- Mua bán trẻ em: Trẻ bị bắt cóc và mua bán như một món hàng, bên cạnh đó thì trẻ em còn bị những đối tượng đó mua bán để sử dụng những nội tạng cơ thể cho người cần thiết. Đây là một vấn đề nhức nhối nhiều năm về trước.

3. Tác hại của tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình và xã hội

Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với tất cả mọi người trong xã hội, cụ thể là:

3.1. Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội

Người tham gia các tệ nạn xã hội có thể chịu ảnh hưởng bởi những tác hại như sau:

  • Bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chính bản thân như ảnh hưởng về hô hấp, tim mạch, hệ thần kinh,...
  • Mất khả năng lao động và làm việc do chất kích thích;
  • Làm tha hóa nhân cách sống, rối loạn về hành vi, dễ có lối sống buông thả bản thân;
  • Dễ có những hành vi vi phạm pháp luật và trở thành kẻ tội phạm như trộm cắp vì túng thiếu tiền bạc, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người khác,...

3.2. Tác hại đối với gia đình

Tệ nạn xã hội cũng gây ra những tác hai không nhỏ đến với các thành viên trong gia đình như:

  • Những người thân sẽ dễ bị khủng hoảng tài chính và tinh thần do người tham gia tệ nạn gây nên, người thân sẽ lo lắng, mất ăn, mất ngủ.
  • Những gia đình dễ bị tan vỡ do có người thân tham gia tệ nạn xã hội, bởi những người tham gia mang bệnh tật nguy hiểm, lấy hết tiền bạc của gia đình, đánh đập người thân,...
  • Những đứa trẻ trong gia đình có người tham gia tệ nạn sẽ bơ vơ hoặc bị bỏ rơi không người chăm sóc, dạy dỗ.
  • Những người thân còn bị đối tượng xấu đe dọa do người tham gia tệ nạn vay nợ xấu.

3.3. Tác hại đối với xã hội

  • Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.
  • Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.
  • Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng,...
  • Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch, nơi người dân có trình độ dân trí thấp, có xu hướng tập trung thành băng đảng, ô nhóm.

4. Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

Những tệ nạn xã hội vẫn luôn hiện diện trong đời sống nên mỗi học sinh cần có những hành động phòng chống tệ nạn xã hội đúng đắn.

Tệ nạn xã hội là gì?
Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

Học sinh cần phòng chống tệ nạn xã hội bằng những việc như sau:

- Tránh xa những hoạt động ăn chơi, sa đọa và khuyên bạn bè tránh xa những hoạt động ăn chơi.

Một bộ phận giới trẻ hiện nay suy nghĩ rằng việc ăn chơi theo bạn bè là hợp thời và sành điệu. Họ không nhận thức được rằng đó là những cái bẫy tệ nạn xã hội và mong muốn được thủ chúng theo như lời dụ dỗ của bạn bè xấu. Vì thế các bạn học sinh và sinh viên cần chủ động cảnh giác, tỉnh táo trước sự dụ dỗ của bạn bè, chủ động nhận thức được việc nên hay không nên tham gia vào một cuộc chơi nào đó. Bởi có thể cuộc chơi đó sẽ đưa bạn vào các tệ nạn xã hội và vi phạm đạo đức, pháp luật.

- Không sử dụng, vận chuyển, mua bán ma túy dưới bất kỳ hình thức nào;

- Khuyên nhủ bạn học, người thân không sử dụng, vận chuyển, mua bán ma túy;

- Báo cáo kịp thời với thầy, cô giáo khi phát hiện việc sử dụng ma túy để ngăn chặn;

- Tuyên truyền nâng cao cảnh giác về tệ nạn xã hội ma túy, cờ bạc, mại dâm,...

Với những tệ nạn cờ bạc thì điều quan trọng vẫn là các em phải làm chủ được suy nghĩ của bản thân để không sa vào và nghiện ngập. Bởi vì có thế chúng sẽ bắt đầu là những cuộc chơi bình thường như cá nhau và dần hình thành nên tính hiếu thắng trong con người khiến bản thân họ không kiểm soát được.

Nêu 3 việc học sinh có thể làm để phòng chống tệ nạn xã hội

Để phòng chống ma túy trong học đường, học sinh cần hiểu rõ trách nhiệm của mình trong phòng, chống ma tuý bằng những hành động thiết thực. Học sinh tại các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là những đối tượng đang học tập và giáo dục bởi nhà trường.

Tệ nạn xã hội có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào mà không phân biệt độ tuổi, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nên thực hiện những việc làm sau đây để phòng, chống tệ nạn xã hội:

- Tiếp thu, trang bị đầy đủ những kiến thức, thông tin về tác hại của tệ nạn xã hội từ các bài giảng trên lớp, sách vở, các phương tiện thông tin như báo đài, tivi, internet...,

- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội tới người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh

- Không bắt chước những thói hư tật xấu, biết giữ mình tránh xa các tệ nạn, khi thấy các hành vi tệ nạn xã hội cần thông báo cho nhà trường và công an để có những biện pháp giải quyết kịp thời và nhanh chóng.

- Khuyên nhủ những bạn bè, xung quanh có hành vi cư xử không đúng chuẩn mực, có dấu hiệu đi vào con đường tệ nạn xã hội nhận thức được hành vi của mình. Và hơn hết là báo cho gia đình và nhà trường cùng giúp đỡ giải quyết khi gặp những bạn như vậy.

5. Cơ sở pháp lý về phòng chống tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội luôn là vấn đề nhức nhối được nhà nước quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định, điều chỉnh các vấn đề liên quan tệ nạn xã hội cụ thể Hoatieu.vn xin được liệt kê trong một số lĩnh vực dưới đây:

HIV/AIDS

Ngày 1/7/2021, Luật sửa đổi bổ sung một số điều về luật phòng, chống nhiễm HIV/AIDS 2006 sẽ có hiệu lực thi hành, trong đó có bổ sung quy định về nghĩa vụ của người nhiễm HIV, cụ thể:

  • Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình
  • Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
  • Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghị định 75/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP qua đó đảm bảo các điều kiện an toàn cần thiết để xét nghiệm cũng như bảo quản các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm của người đi xét nghiệm

Ma túy

Luật Phòng chống ma túy năm 2000 được sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008

Nghị định 136/2016/NĐ-CP, 221/2013/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Bên cạnh đó Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định các tội danh về tệ nạn xã hội như: tội lây truyền HIV cho người khác (điều 148), Tội cố ý truyền HIV cho người khác (điều 149)

Mua bán người

Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội danh liên quan hành vi mua bán người, ví dụ: Tội mua bán người (điều 150), Tội mua bán người dưới 16 tuổi (điều 151), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (điều 154)..

6. Nguyên nhân dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?

Phần lớn việc sa vào tệ nạn xã hội nằm ở lứa tuổi vị thành niên khi chưa nhận thức đúng đắn về các mối quan hệ xã hội. Ở độ tuổi phát triển này thì lại dễ dang bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. Bởi sự non nớt về nhận thức, muốn được vui chơi cùng bạn bè mà không nghe lời cha mẹ, thầy cô dạy dỗ. Vậy nguyên nhân dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội là do:

  • Ham chơi, đua đòi;
  • Thiếu hiểu biết về xã hội;
  • Áp lực từ gia đình không hạnh phúc;
  • Cha mẹ không quan tâm, dạy dỗ con cái;
  • Cha mẹ nuông chiều con cái;
  • Không có người chỉ bảo, quan tâm;
  • Sự hiếu kỳ muốn tìm hiểu mọi thứ;
  • Nhẹ dạ, cả tin và bị kẻ xấu dụ dỗ;
  • Chơi bời cùng những đám bạn xấu;

Những nguyên nhân dẫn đến sa vào tệ nạn xã hội trên là do sự nhận thức non nớt của giới trẻ mà không có sự dẫn dắt của người lớn. Những người trẻ khi chưa biết đến hành xử đúng, sai thì đã bị lôi kéo bởi những suy nghĩ, hành động xấu. Vậy nên việc định hướng giáo dục trẻ từ sớm là điều cần thiết để định hướng cho trẻ nhận thức được các hành vi trong cuộc sống. Từ đó tránh xa những tệ nạn xã hội.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp các thông tin liên quan Tệ nạn xã hội là gì? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
121 119.582
0 Bình luận
Sắp xếp theo