PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 25 thuộc Chủ đề Nghệ thuật muôn màu tuần 14, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Mời thầy cô cùng tham khảo:

PowerPoint Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

PowerPoint Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

PowerPoint Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

PowerPoint Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

PowerPoint Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

PowerPoint Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

PowerPoint Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Giáo án Tiếng Việt 5 Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Tìm các câu lặp lại nhiều lần trong bài thơ dưới đây:

Trăng ơi … từ đâu đến?

Trăng ơi từ đâu đến

Hay từ cánh rừng xa

...

Trăng ơi từ đâu đến

Hay biển xanh diệu kì

...

Trăng ơi từ đâu đến

Hay từ một sân chơi

Trăng ơi từ đâu đến

Hay từ lời mẹ ru

...

Trăng ơi từ đâu đến

Hay từ đường hành quân

...

Trăng từ đâu từ đâu

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em”

Trần Đăng Khoa

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Trăng ơi từ đâu đến

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về biện pháp điệp từ, điệp ngữ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được khái niệm về điệp từ, điệp ngữ.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT1, BT2 dưới đây:

Bài 1: Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

a. Từ trông được lặp lại mấy lần?

b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?

G: Nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng.

Bài 2: Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

+ GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, chia lớp thành 2 nhóm:

· 1/2 lớp sẽ làm BT1

· 1/2 lớp sẽ làm BT2

+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Bài 1:

a. Từ trông được lặp lại 9 lần.

b. Theo em, việc lặp lại từ trông có tác dụng:

- Nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng.

- Nhấn mạnh người nông dân luôn phải vất vả, lo toan nhiều bề;

- Muốn nói thời tiết và những yếu tố khách quan làm cho người nông dân không đoán định trước được mùa màng, thu hoạch.

Bài 2:

Từ học được lặp lại. Việc lặp lại nhằm nhấn mạnh trong đời sống con người có nhiều thứ cần phải học hỏi.

=> Nhờ dùng cách lặp từ mà lời khuyên răn của cha ông được nhấn mạnh, gây sự chú ý của người đọc.

- GV chiếu phần ghi nhớ lên màn hình cho HS:

ü Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh nội dung được nói đến.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS:

Hoạt động 2: Thực hành kiến thức về biện pháp điệp từ, điệp ngữ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS vận dụng được làm các bài tập, câu hỏi có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi?

Tôi đạp vỡ màu nâu

Bầu trời trong quả trứng

Bỗng thấy nhiều gió lộng

Bỗng thấy nhiều nắng reo

Bỗng tôi thấy thương yêu

Tôi biết là có mẹ,

Xuân Quỳnh

a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ?

b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Chọn đáp án đúng.

A. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.

B. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được được ra khỏi quả trứng.

C. Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.

D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Từ bỗng xuất hiện 4 lần.

b. Tác dụng: Đáp án D (Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ).

=> Sử dụng từ điệp từ trong thơ tác dụng nhấn mạnh, làm diễn đạt thêm hay, gợi sự liên tưởng độc đáo.

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc yêu cầu BT4: Chọn Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Theo Thép Mới)

a. Từ nào được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn?

b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?

+ GV tổ chức hoạt động nhóm đôi cho HS thực hiện nhiệm vụ trên.

+ GV mời 1 – 2 HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả, các HS khác nhận xét và phát biểu ý kiến.

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

Bài 3:

a. Từ bỗng xuất hiện 4 lần.

b. Tác dụng: Đáp án D (Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ).

=> Sử dụng từ điệp từ trong thơ tác dụng nhấn mạnh, làm diễn đạt thêm hay, gợi sự liên tưởng độc đáo.

Bài 4:

a. Từ tre xuất hiện ở tất cả các câu trong đoạn.

b. Tác dụng: Việc lặp lại từ tre nhằm làm nổi bật hình ảnh cây tre và giá trị, đóng góp của tre đối với người dân Việt Nam.

Ngoài ra: Từ được tác giả dùng lặp lại nhiều lần như giữ, anh hùng. Tác dụng: nhấn mạnh giá trị của cây tre trong việc giữ làng, giữ nước.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS củng cố lại kiến thức về biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ hoàn thành các bài tập dưới đây:

Đề bài 1: Chỉ những từ ngữ được lặp lại trong đoạn thơ, đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng:

a.

Ai dậy sớm

Đi ra đồng,

Có vừng đông

Đang chờ đón.

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi,

Cả đất trời

Đang chờ đón.

Võ Quảng

b.

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,

Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

Thanh Tịnh

Đề bài 2: Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã dùng những điệp ngữ nào? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

Tố Hữu

Đề bài 3: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:

Câu 1: Điệp từ, điệp ngữ là gì?

A. Là biện pháp sử những từ có nghĩa giống nhau.

B. Là biện pháp nói quá từ ngữ làm nổi bật nội dung được nói đến.

C. Là biện pháp sử dụng từ gần âm, đồng âm nhấn mạnh nội dung được nói đến.

D. Là biện pháp lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh nội dung được nói đến.

Câu 2: Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

"Ai dậy sớm
Đi ra đồng,
Có vừng đông
Đang chờ đón.

Ai dậy sớm
Chạy lên đồi,
Cả đất trời
Đang chờ đón."

A. Nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên vào sáng sớm

B. Nhấn mạnh việc dậy sớm với tinh thần hào hứng, hứng khởi với ngày mới

C. Nhấn mạnh hành động dậy sớm của bạn nhỏ trong bài thơ

D. Nhấn mạnh buổi bình minh trên cánh đồng.

Câu 3: Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

"Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên."

A. Nhấn mạnh việc trồng lúa, trồng rau của người nông dân

B. Nhấn mạnh sự khó khăn, cơ cực của người nông dân.

C. Nhấn mạnh quá trình lao động vất vả của người nông dân

D. Nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị của việc lao động và đề cao sức lao động của người nông dân

Câu 4: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

A. Nhấn mạnh hương thơm của bông hoa sen

B. Nhấn mạnh đặc điểm cấu tạo của bông sen

C. Nhấn mạnh vẻ đẹp thuần khiết, hoàn mỹ từ trong ra ngoài của bông hoa sen

D. Nhấn mạnh vẻ đẹp loài hoa đẹp nhất đầm sen.

Câu 5: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

"Hạt gạo làng ta
vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
lời mẹ hát….
bão tháng bẩy
mưa tháng ba"

A. Nhấn mạnh những người, những vật cùng góp sức làm nên hạt gạo

B. Nhấn mạnh các sự vật, hiện tượng xung quanh bạn nhỏ

C. Nhấn mạnh công lao của người nông dân đã làm ra hạt gạo

D. Nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả của người nông dân.

+ GV phổ biến trò chơi cho HS: Trò chơi có 4 vòng. Các đội chơi lần lượt từ vòng 1 đến vòng 4. Hết mỗi vòng, các đội dừng lại chấm bài và tính điểm. Điểm thi đua của cả cuộc chơi bằng điểm trung bình cộng của cả 4 vòng.

+ GV hướng dẫn HS chơi các vòng ghi kết quả thông qua phiếu học tập cho từng vòng.

+ GV thông báo kết quả của vòng thi, đội nào đứng thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

Đề bài 1:

a. Ai dậy sớm… Đang chờ đón…

=> Nhấn mạnh ý dậy sớm; gợi cảm xúc hào hứng đến với thiên nhiên.

b. Mồ hôi mà đổ…

=> Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.

Đề bài 2:

- Những điệp ngữ trong đoạn thơ: nhớ, Người.

- Tác dụng:

+ Gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu (Người).

+ Gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng.

Đề bài 3:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

D

C

A

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Xem lại kiến thức bài Luyện từ và câu – Biện pháp điệp từ, điệp ngữ, hiểu, phân biệt và vận dụng được kiến thức.

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết – Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

- HS đọc nhiệm vụ của BT.

- HS nêu kết quả làm việc nhóm.

- HS lắng nghe, quan sát

- HS ghi bài mới.

- HS đọc nhiệm vụ của BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS theo dõi, xem trên màn hình.

- HS đọc kĩ phần ghi nhớ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ hoạt động.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS phát biểu ý kiến, các HS khác chú ý và nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

- HS lắng nghe GV phổ biến trò chơi

- HS lắng nghe kết quả sau 4 vòng chơi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu

- HS lắng nghe và tiếp thu

- HS lắng nghe và thực hiện.

.......Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 207
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm