PowerPoint Tiếng Việt 5: Câu đơn và câu ghép sách KNTT

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Câu đơn và câu ghép được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.

PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 1 thuộc Chủ đề Vẻ đẹp cuộc sống tuần 19, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Mời thầy cô cùng tham khảo:

PowerPoint Tiếng Việt 5 Câu đơn và câu ghép

PowerPoint Tiếng Việt 5 Câu đơn và câu ghép

PowerPoint Tiếng Việt 5 Câu đơn và câu ghép

PowerPoint Tiếng Việt 5 Câu đơn và câu ghép

PowerPoint Tiếng Việt 5 Câu đơn và câu ghép

Giáo án Tiếng Việt 5 Câu đơn và câu ghép

TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu đơn và câu ghép

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem 1 video ngắn bài hát Bài hát buổi sáng VTV7 sau đây:

https://www.youtube.com/watch?v=t2-zfIY0C78

- GV giới thiệu bài học mới, ghi bài lên bảng: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu đơn vị kiến thức Tiếng Việt mới là câu đơn và câu ghép.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu đơn và câu ghép

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS biết xác định thành phần trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.

- HS rút ra được khái niệm câu đơn, câu ghép và phân biệt sự khác nhau giữa câu đơn, câu ghép.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu 2 BT dưới đây:

Bài tập 1: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:

a. Trời không mưa. Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.

b. Trời không mưa nên ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a.

- Câu ở ví dụ b có mấy cụm chủ ngữ - vị ngữ? Từ nên có tác dụng gì trong câu?

Bài tập 2: Xác định câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ - vị ngữ đó?

Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

(Theo Băng Sơn)

– Từ nào trong câu tìm được có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ?

+ GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật Mảnh ghép:

· Giai đoạn 1: GV cho 2 nhóm làm cùng một bài tập chia ra nhóm 1, 2 làm BT1 và nhóm 3, 4 làm BT2. Các nhóm chuyên thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm ghi câu trả lời vào giấy.

· Giai đoạn 2 (nhóm ghép, còn gọi là nhóm mảnh ghép): Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, HS từ các nhóm chuyên khác nhau hợp lại thành những nhóm mới, gọi là nhóm ghép. Lúc này, mỗi HS “chuyên” trở thành một “mảnh” trong nhóm ghép.

· Sơ đồ minh họa:

+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Bài tập 1:

a.

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Trời không mưa.

Trời

không mưa

Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ

Ruộng đồng

khô hạn, nứt nẻ

b. Câu ở phần b có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ. Từ nên có tác dụng: nối các ý được thể hiện ở hai cụm chủ ngữ – vị ngữ đó.

Bài tập 2:

Câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ: Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

Từ nhưng trong câu trên có tác dụng nối các cụm chủ ngữ - vị ngữ.

- GV chiếu phần ghi nhớ lên màn hình:

+ Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.

+ Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ - vị ngữ ghép lại. Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu. Các vế trong câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Hoạt động 2: Thực hành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS vận dụng được làm các bài tập, câu hỏi có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT3: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.

(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

(Theo Văn Thành Lê)

+ GV cho HS hoạt động theo nhóm đôi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS phát biểu ý kiến.

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

Câu ghép

Các vế câu ghép

Vế 1

Vế 2

Câu số 2

Cỏ gần nước tươi tốt

trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi

Câu số 3

đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối

chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thiện BT4.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Xem lại kiến thức bài Luyện từ và câu – Câu đơn và câu ghép, hiểu, phân biệt và vận dụng được kiến thức.

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết – Tìm hiểu cách viết bài văn tả người.

- HS lắng nghe video.

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học mới.

- HS đọc nhiệm vụ của BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS đọc kĩ phần ghi nhớ.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu

- HS lắng nghe và tiếp thu

- HS lắng nghe và thực hiện.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 9
PowerPoint Tiếng Việt 5: Câu đơn và câu ghép sách KNTT
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm