Powerpoint Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.

PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 32 thuộc Chủ đề Nghệ thuật muôn màu tuần 17, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời thầy cô cùng tham khảo:

PowerPoint Tiếng Việt 5 Sự tích chú Tễu

Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu

Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu

Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu

Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu

Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu

Giáo án Tiếng Việt 5 Sự tích chú Tễu

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 32: SỰ TÍCH CHÚ TỄU
(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và diễn cảm văn bản kịch Sự tích chú Tễu, biết thể hiện giọng đọc phù hợp với kịch (lời đối thoại của nhân vật); biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện ngữ điệu của lời nói, cảm xúc của nhân vật.

- Hiểu đặc điểm của kịch. Nhận biết được nội dung cuộc trò chuyện của 2 nhân vật trong vở kịch (ông quản phường múa rối và nhân vật anh trai làng, tức chú Tễu), cảm nhận được suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong mỗi cảnh của vở kịch. Hiểu ý nghĩ của kịch bản: Đưa ra một cách giải thích về sự xuất hiện củ a nhân vật chú Tễu – nhân vật được yêu thích trong các vở múa rối nước.

- Nhận biết được ưu điểm, nhược điểm trong đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình của mình, biết chỉnh sửa để bài văn hay hơn.

- Luyện tập về yếu tố đồng âm khác nghĩa.

- Biết giới thiệu, trình bày ý kiến về một bộ phim yêu thích đã xem.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Biết cảm nhận, thưởng thức nghệ thuật, có hứng thú tìm hiểu khám phá một số bộ môn nghệ thuật cổ truyền dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 + 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem những bức tranh về những vở kịch:

Tiếng Việt 5 KNTT

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em hãy giới thiệu một vở kịch mà em thích?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.153, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Vở kịch Sự tích chú Tễu là câu chuyện về nguồn gốc xuất hiện của chú Tễu trong các vở rối nước: Chú Tễu chính là một nhân vật mô phỏng của một người vóc dáng to lớn nhưng hiền hậu, dí dỏm, hoạt bát.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc diễn cảm, đọc đúng và diễn cảm văn bản kịch Sự tích chú Tễu, biết thể hiện giọng đọc phù hợp với kịch (lời đối thoại của nhân vật); biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện ngữ điệu của lời nói, cảm xúc của nhân vật.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ khó: ông quản phường rối nước, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ , phường rối làng ta,...

+ Luyện đọc câu nói cảm xúc của nhân vật: Giọng anh Tễu hồn nhiên, hài hước ở Cảnh 1; giọng trầm, chậm rãi ở Cảnh 2.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ (Ông) quản phường: (người) quản lí, điều hành một tổ chức gồm những người cùng làm một nghề, một công việc (trong xã hội xưa).

+ Thủy đình: nhà biểu diễn múa rối nước.

+ Quân hề: nhân vật rối nước được làm bằng gỗ, đóng vai gây cười trong các vở diễn.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Ở cảnh 1, lí do anh Tễu tìm gặp ông quản là gì ?

+ Câu 2: Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, em thấy anh Tễu là người thế nào?

+ Câu 3: Theo em, vì sao ông quản dạy cho anh Tễu diễn những quân rối hề ?

+ Câu 4: Ở cảnh 2, điều gì khiến anh Tễu có những xáo trộn trong tâm tư? Vì sao ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình?

+ Câu 5: Vở kịch giải thích thế nào về sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Anh Tễu muốn học nghề rối nước vì anh thích ca hát nhưng tướng mạo không đẹp (khó coi), “bụng trống chầu, đầu cá trê”. Chỉ có diễn rối nước mới mong được “giấu mặt mình, trình mặt rối” hát sau bức mành.

+ Câu 2: Anh Tễu là người thích ca hát, tính tình hiền lành, thật thà, rất hài hước (tự đánh giá tướng mạo khó coi bằng câu nói dân gian có vần có điệu “bụng trống chầu, đầu cá trê”) và rất lạc quan: hát nhưng không để mọi người nhìn thấy mặt mình (hát sau bức mành, hát theo vai quân rối).

+ Câu 3: Trong lời trò chuyện của anh Tễu, có hé lộ mong muốn học diễn hài (gây cười): “Mẹ con bảo tới đây “không đẹp nay thì đẹp mai, học cười má phấn có hai đồng tiền”. Mặt khác, ông quản thấy anh Tễu là chàng trai hài hước, vui tính, lém lỉnh, hợp vớ i vai diễn đem đến tiếng cười cho khán giả (vai hề ).

+ Câu 4:

Sau 3 năm theo ông quản học nghề và tham gia biểu diễn múa rối nước, anh Tễu được ông quản khen là đã giỏi nghề, vở diễn nào có anh Tễu tham gia, khán giả cũng vỗ tay cổ vũ. Thế nhưng, trong những giấc mơ, anh Tễu thấy mình thường được đến một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có rất nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi anh tới... Những giấc mơ đó có lẽ đã khiến anh Tễu bâng khuâng, thấy như thực như mơ, khơi dậy niềm ao ước cao xa...).

Khi nghe anh Tễu kể về những giấc mơ, ông quản đã hiểu giấc mơ của anh Tễu chính là niềm khát vọng đang nhen nhóm, tiềm ẩn trong tâm trí của anh Tễu. Ông quản hiểu đó là ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ – “mong ước tìm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn”. Vì thế, ông quản đã khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình.

+ Câu 5: Chú Tễu là nhân vật xuất hiện nhiều nhất và nổi tiếng nhất trong các vở rối nước. Chú Tễu luôn có vóc dáng to lớn hơn các nhân vật khác, luôn vui vẻ , dí dỏm, gây cười cho khán giả,... Qua vở kịch Sự tích chú Tễu, tác giả đưa ra một cách giải thích về sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước – là quân rối mô phỏng hình mẫu của một người vóc dáng to lớn, hiền hậu mà lém lỉnh, dí dỏm (anh Tễu trong vở kịch).

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3:

ð Rút ra ý cảnh 1: Anh Tễu xin ông chủ quản được vào đoàn múa rối.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4, 5:

ð Rút ra ý cảnh 2: Anh Tễu đã xin ông chủ quản nghỉ việc để đi theo khát vọng của mình.

ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Sự tích chú Tễu.

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp cảnh 2 và xác định giọng đọc đoạn này: Đọc diễn cảm vở kịch.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp cảnh 2.

- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS:

- Ôn lại kiến thức và nội dung chính của bài đọc Sự tích chú Tễu.

- Ôn tập lại kiến thức đã học ở những tiết Luyện từ và câu (tiết học này luyện tập về nghĩa của từ, nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa” theo yêu cầu của Chương trình môn Tiếng Việt lớp 5).

b. Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động dưới đây:

Bài 1: Xếp các từ có tiếng tâm dưới đây vào nhóm thích hợp.

Bài 2: Đặt câu với 1 – 2 từ trong mỗi nhóm ở bài tập 1

+ GV hướng dẫn HS theo hình thức nhóm đôi.

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét.

+ GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Bài 1:

Tâm có nghĩa là điểm chính giữa: tâm bão, tâm điểm, trung tâm; Tâm có nghĩa là tình cảm, ý chí: tâm tư, tâm nguyện, tâm trạng, tâm huyết, lương tâm.

Bài 2:

- Ngày đầu tiên đi học, tâm trạng em rất bồi hồi.

- Quận Hoàn Kiếm là trung tâm của thành phố Hà Nội.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình:

Câu 1: Tên của anh Tễu có nghĩa là gì?

A. hài hước

B. thích

C. cười

D. vui

Câu 2: Từ ngữ nào sau đây không thể thay thế cho từ in đậm trong câu văn sau:

Gần đây, con thường mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ.

A. rộng rãi

B. bao la

C. thênh thang

D. bát ngát

Câu 3: Vì sao khi đã được thỏa ước mong trở thành một người múa rối nước, anh Tễu vẫn đăm chiêu?

A. Vì anh Tễu thường nằm mơ thấy mình được các vị tiên đón lên trời để biểu diễn múa rối nước

B. Vì anh Tễu không còn nhiệt huyết và đam mê với nghề múa rối nước nữa

C. Vì anh Tễu muốn làm ông quản của một thủy đình chứ không bằng lòng với một vị trí biểu diễn trong thủy đình

D. Vì anh Tễu thường nằm mơ thấy mình được đến biểu diễn ở một thủy đình rộng lớn và đẹp hơn

Câu 4: Theo ông quản, mục đích của việc biểu diễn múa rối nước của phường là gì?

A. Đem đến tiếng cười, niềm vui cho người khác

B. Phổ biến nghệ thuật múa rối nước đến tất cả bà con

C. Kiếm tiền trang trải cuộc sống

D. Kể lại những câu chuyện ngày thường theo cách thức mới mẻ và dỉ dỏm hơn

Câu 5: Vì sao anh Tễu lại muốn học nghề rối nước?

A. Vì anh Tễu giỏi ca hát, nên thấy bản thân sẽ trở thành một người múa rối nước giỏi

B. Vì anh Tễu thích ca hát nhưng ngoại hình khó coi, nếu trở thành người múa rối nước thì có thể đứng sau tấm mành để ca hát

C. Vì từ nhỏ anh Tễu đã rất ngưỡng mộ những người múa rối nước và luôn ấp ủ ước mơ trở thành một nghệ nhân múa rối nước

D. Vì nghề rối nước có thể kiếm được rất nhiều tiền

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. C

2. A

3. D

4. A

5. B

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Sự tích chú Tễu, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.

- HS xem tranh

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS làm theo hướng dẫn của HS.

- HS trình bày kết quả.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung đáp án (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 7
Powerpoint Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm