Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ

Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ là câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là các đoạn văn kể ngắn kể về cậu bé Vũ Duệ để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một đoạn văn hay và ý nghĩa và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của mình một cách hiệu quả.

Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ

1. Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ số 1

Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn , không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ xin vui lòng dẫn nguồn. 

Vũ Duệ là cậu bé sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó nhưng lại rất chăm ngoan và ham học hỏi. Vì nhà nghèo, Duệ không có tiền đi học. Ngày nào cũng thế, cứ mỗi buổi sáng, chú bé Duệ lại vừa cõng em, vừa đứng ngoài hiên bên lớp học gần nhà để nghe thầy đồ giảng bài.

2. Viết 3 câu về nhân vật Vũ Duệ số 2

Vũ Duệ vì nhà nghèo nên không được đi học. Gần nhà có một thầy đồ mở lớp dạy học. Sáng nào, Vũ Duệ cũng cõng em đứng ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

3. Viết về nhân vật Vũ Duệ số 3

Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn , không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ xin vui lòng dẫn nguồn. 

Vũ Duệ là cậu bé ham học. Vì nhà nghèo không có tiền đi học nên ngày nào Vũ Duệ cũng cõng em đứng ngoài hiên nghe thầy đồ giảng bài. Sau này cậu trở thành Trạng Nguyên khi mới 22 tuổi và làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông.

4. Kể về nhân vật Vũ Duệ ngắn nhất số 4

Vũ Duệ là cậu bé chăm ngoan. Cậu biết trông em giúp mẹ. Không những vậy Vũ Duệ không được đến trường nhưng ham học, ngày ngày, Duệ cõng em đứng ngoài lớp học nghe lỏm.

5. Kể về nhân vật Vũ Duệ số 5

Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

6. Câu chuyện về Vũ Duệ: Cậu bé ham học

 Trạng nguyên Vũ Duệ
Trạng nguyên Vũ Duệ

Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên ở triều đại nhà Lê. Ông là người nổi tiếng thông minh, có khí phách, được vua Lê tin dùng, các quan trong triều ai cũng kính nể.

Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

Thầy đồ thấy Vũ Duệ ham học, trong lòng quý mến, muốn thử tài cậu bé. Thầy đặt một câu hỏi “hóc búa” cho cả lớp, không ai trả lời được. Thầy nhìn ra ngoài cửa lớp, bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cậu bé đang nhìn mình, ý chừng muốn trả lời câu hỏi thay cho các bạn trong lớp. Thầy đồ bèn hỏi:

- Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?

Cậu bé thưa:

- Dạ, thưa thấy con xin trả lời ạ!

Được thầy cho phép, Vũ Duệ trả lời câu hỏi trôi chảy, mạch lạc, đầu ra đấy. Thầy đồ gật đầu tán thưởng. Cả lớp thán phục. Thầy bước ra cửa lớp, xoa đầu Vũ Duệ, khen ngợi.

Ngay sau buổi học đó, thầy đồ đến tận nhà cậu bé, khuyên cha mẹ cậu cho cậu đi học. Thế là Vũ Duệ được đi học, chính thức bên thầy, bên bạn. Chỉ vài tháng sau, Vũ Duệ đã là trò giỏi nhất lớp.

(Theo Kể chuyện thần đồng Việt Nam)

7. Chia sẽ những hiểu biết của em về Trạng nguyên Vũ Duệ

Vũ Duệ, tên thật là Vũ Nghĩa Chi. Ông là người làng Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây (nay thuộc làng Trình Xá, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Dân gian lưu truyền, Vũ Nghĩa Chi nhà nghèo, từ nhỏ đã phải làm lụng vất vả để đỡ đần cha mẹ, nhưng lại nổi tiếng thông minh. Ông 7 tuổi đã đọc thông, viết thạo, biết làm thơ. Người đương thời gọi ông là “Thất Tuế Thần Đồng”.

Theo Kho tàng về các ông trạng Việt Nam: Truyện và giai thoại, Vũ Duệ vì nhà nghèo nên không được đi học. Hàng ngày, cậu phải trông em để cha mẹ đi làm đồng. Tuy nhiên, hoàn cảnh khó khăn không làm sờn ý chí của Nghĩa Chi, cậu tận dụng mọi cách để học tập tri thức như đi học lỏm, dùng đom đóm làm đèn đọc sách, lấy sân đình và gạch non thay bút giấy mà tập viết. Gần nhà có một ông thầy đồ mở lớp học. Sáng nào Nghĩa Chi cũng cõng em đứng ngoài hiên, chăm chú nghe bài giảng. Sau một lần trả lời được cau hỏi hóc búa của thầy đồ, Nghĩa Chi được thầy chính thức nhận vào học và đề nghị đổi sang Duệ, tỏ ý khen ngợi tài năng. Sau đó, vào khoa thi năm Canh Tuất 1490 (dưới thời vua Lê Thánh Tông) Vũ Duệ đã đỗ đầu Đệ nhất giáp, được vua ban danh hiệu Trạng Nguyên kèm lời tiên tri được chép vào chính sử “Sau này quốc gia có biến cố tất phải trông cậy vào người này”. Năm đó ông mới 22 tuổi.

Vũ Duệ tính cương trực, thẳng thắn, vua Lê rất tin dùng, các quan đồng triều ai cũng kính nể. Khi Mạc Đăng Dung thao túng triều đình, lập bè kết đảng, vua Lê Chiêu Tông lo sợ thế lực của họ Mạc nên đến tháng 7 năm Nhâm Ngọ (1522) bí mật thoát khỏi Thăng Long chạy vào Thanh Hóa. Vũ Duệ cùng một số người theo hộ giá nhưng không kịp. Đến cửa biển Thần Phù không tìm được vua, ông treo ấn Ngự sử vào cổ, quay mặt về Lam Kinh bái lạy lăng miếu các vua Lê rồi nhảy xuống biển tự tử để tỏ lòng trung nghĩa.

Trên đây là 5 mẫu đoạn văn viết về nhân vật Vũ Duệ ngắn nhất. Hy vọng sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em có thêm vốn từ và ý tưởng để hoàn thành bài tập làm văn của mình.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 2: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
39 20.801
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm