Tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam
Nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam
Vận dụng trang 16 Địa Lí 10: Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam. Đây là câu hỏi thuộc trang 16 sách giáo khoa Địa lý lớp 10 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất. Sau đây là một số nội dung kiến thức giúp các em học sinh tìm hiểu về sự hình thành đá vôi ở Việt Nam cũng như các vùng phần bố đá vôi ở Việt Nam.
1. Nguồn gốc hình thành đá vôi ở Việt Nam
Đá vôi ở Việt Nam:
- Nguồn gốc hình thành:
+ Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài sinh vật biển.
+ Ban đầu, đá vôi hầu như nằm dưới đáy biển. Sau đó, do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn.
2. Bản đồ các vùng phân bố đá vôi ở Việt Nam
Đá vôi chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt Trái Đất nhưng ở Việt Nam còn nhiều hơn, tới gần 20% diện tích lãnh thổ phần đất liền, tức là khoảng 60.000 km2.
Vùng phân bố đá vôi tập trung hầu hết ở miền Bắc, có nơi chiếm tới 50% diện tích toàn
tỉnh như: Hoà Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%), Tuyên Quang (49,92%), Hà Giang
(38,01%)...
Nhiều thị xã, thị trấn nằm trọn vẹn trên đá vôi như Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu, Yên Châu, Sơn La (Sơn La), Tủa Chùa, Tam Đường (Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)...
Nguồn: Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (2005)
3. Đá vôi là gì?
3.1. Khái niệm đá vôi là gì?
- Đá vôi là loại đá trầm tích, gồm các khoáng vật canxit và các dạng kết tinh khác nhau của canxi cacbonat. Nó còn được gọi là calcium carbonate là một trong những vật liệu hữu ích và linh hoạt đối với con người. Đá vôi rất phổ biến và được tìm thấy trên thế giới trong trầm tích, đá biến chất và đá lửa.
- Đá vôi có màu sắc đa dạng từ trắng đến màu tro, xanh nhạt và cả màu hồng sẫm, màu đen.
Nó có độ cứng 3, không cứng bằng đá cuội. khối lượng riêng khoảng 2600-2800 kg/m3, cường độ chịu lực nén 45 -80 MPa, độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%.
- Trong tự nhiên, Canxi cacbonat chiếm 4% lớp vỏ trái đất và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hình thức phổ biến dễ nhận thấy nhất là: đá phấn, đá vôi, đá cẩm thạch.
3.2. Công thức hóa học của đá vôi
- Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat có công thức hóa học là: CaCO3
3.3. Các loại đá vôi thông dụng ngày nay
- Đá vôi nhiều silic có cường độ cao hơn, nhưng lại là loại đá giòn và cứng.
- Đá vôi đôlômit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường.
- Đá vôi chứa nhiều sét (lớn hơn 3%) thì độ bền nước kém.
- Travertine là một loại đa dạng, được hình thành dọc theo các dòng suối; đặc biệt là nơi có thác nước và quanh suối nước nóng hoặc lạnh.
- Đá Tufa là loại đá vôi xốp được tìm thấy gần các thác nước hay là được hình thành khi các khoáng chất cacbonat kết tủa ra khỏi vùng nước nóng.
- Coquina là một đá vôi kết hợp kém bao gồm các mảnh san hô hay các loại vỏ sò.
3.4. Tính chất của đá vôi
- Tính chất vật lý của đá vôi:
+ Đá vôi có độ cứng 3, thấp hơn đá cuội, không tan trong nước, nhưng có khả năng hấp thụ nước và các chất khác trong môi trường xung quanh. Khi tiếp xúc với giấm chua, đá vôi sẽ bị sủi bọt. Lực nén mà đá vôi có thể chịu được đạt khoảng 45 – 80 MPa. Đây là loại đá rất phổ biến trong tự nhiên.
+ Trong đá vôi thường có lẫn các tạp chất như đất sét, cát … nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm, đen….
+ Đá vôi là một khoáng chất quan trọng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài các ứng dụng như sản xuất xi măng, đá vôi còn được sử dụng trong sản xuất thủy tinh, giấy và đá hoa cương. Đặc biệt, đá vôi có thể biến thành nhiều dạng đá khác nhau như đá hoa vàng hay đá cẩm thạch trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
- Tính chất hóa học của đá vôi: Đá vôi cũng có chung tính chất đặc trưng của các chất cacbonat.
+ Đá vôi tác dụng với nước: Cacbonat canxi trong phản ứng với nước có hòa tan đioxit cacbon để tạo thành được bicacbonat canxi tan trong nước.
CaCO3+CO2+H2O→ Ca(HCO3)2
+ Tác dụng với axit mạnh và giải phóng dioxit cacbon
CaCO3+2HCl→ CaCl2+CO2+H2O
CaCO3+H2SO4→ H2O+CO2+CaSO4
CaCO3+2HNO3→ Ca(NO3)2+H2O+CO2
4. Ví dụ về sự hình thành đá vôi ở Việt Nam
4.1. Sự hình thành đá vôi ở Vịnh Hạ Long - Việt Nam
Ngày 16/9/2023 vừa qua, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Vịnh Hạ Long ở nước ta là một nơi nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch. Trong đó, sự hình thành đá vôi ở Vịnh Hà Long xuất phát từ 2 nguồn gốc là hóa học và sinh học.
+ Đá vôi hóa học hình thành do quá trình kết tủa của CaCO3 từ dung dịch Ca(HCO3)2 có trong nước biển.
+ Đá vôi sinh học, còn gọi là đá vôi sinh vật, được hình thành chủ yếu từ khung xương và vỏ của các sinh vật có thành phần CaCO3. Các loại vỏ sò, ốc, trùng lỗ... và hầu hết các loại khung xương san hô có thể là nguyên liệu ban đầu tạo nên đá vôi sinh vật.
=> Như vậy, ở vịnh Hạ Long, nguồn gốc hình thành đá vôi là sự hỗn hợp giữa hóa học và sinh học. Khi tham quan vịnh Hạ Long, bạn có thể gặp di tích các sinh vật đã hóa thạch trên một số đảo ở vịnh Hạ Long như: san hô, huệ biển, trùng lỗ... Chúng là những sinh vật biển sống cách chúng ta hàng trăm triệu năm (359 - 252 triệu năm); khi chết đi, vỏ và xương của chúng không bị phân hủy mà qua điều kiện thời tiết phù hợp, chúng cứng lại và tạo nên lớp đá vôi dày, tạo thành những phiến đá lớn nhiều hình dạng trên vịnh Hạ Long hiện nay.
4.2. Sự hình thành hang động, thạch nhũ
Hang động chỉ có ở các vùng đá vôi. Có những hang hình thành từ xa xưa, nay được nâng lên rất cao. Chúng không phát triển thêm nữa do không còn nước chảy (còn gọi là hang “khô”).
Nhiều hang hiện đang hình thành ở phần thấp, gần ngang bằng với mực nước sông, suối xung quanh (còn gọi là hang “ướt”). Nước trong hang lưu thông với nước bên ngoài, có thể chảy ra hòa với sông suối bên ngoài hoặc ngược lại, có khi cả một dòng sông, dòng suối biến mất vào
trong hang. Quá trình hình thành hang động thường trải qua 3 giai đoạn là:
(1) Giai đoạn ăn mòn (hòa tan);
(2) Giai đoạn xói rửa cơ học;
(3) Giai đoạn sập đổ.
- Giai đoạn ăn mòn bắt đầu ở một khe nứt nào đó với chỉ một lượng nước rất ít và kéo dài khi ít, khi nhiều trong cả những giai đoạn sau.
- Khi các khe nứt bị ăn mòn rộng ra, nước chảy qua đó nhiều hơn, nhanh hơn, có thể xói rửa cả những hạt, mảnh đá lớn hơn - bắt đầu giai đoạn hai - xói rửa cơ học.
- Cuối cùng, khi đá vôi bị ăn mòn, xói rửa đến một mức nào đó thì có thể xảy ra sập lở, thí dụ sập lở vòm hang, định hình hang động.
Các thành tạo liên quan đến hang động có thể gồm:
- Các hang động - phát triển trong đá vôi, cấu tạo đơn giản đến phức tạp, sâu hàng chục đến hàng trăm mét (hang Cống Nước ở Tam Đường, Lai Châu sâu 602 m), dài vài chục mét đến hàng chục km (hệ thống hang động ngầm Phong Nha-Kẻ Bàng, tổng chiều dài đã khảo sát hơn 45 km). Nhiều khối đá vôi lớn có nước ngầm lưu chuyển bên trong, tạo nên những sông ngầm kỳ vỹ. (Hình 1)
- Các kết tủa canxit trong hang động - như chuông đá, măng đá, rèm đá, cột đá, riềm đá v.v. (thạch nhũ) hình thù kỳ dị, rất quyến rũ. (Hình 2)
- Các kết tủa canxit ngoài cửa hang (tra-véc-tanh) - thường xốp, rỗng, hình thù kỳ dị, nhiều khi tạo nên các bậc thềm bằng phẳng. Tra-véc-tanh được tạo nên còn do tác động của vi sinh vật. (HÌnh 3)
4.3. Sự hình thành các đảo trong vịnh Bắc Bộ
Vịnh Bắc Bộ là một châu thổ cũ bị sụt lún. Đã có thời kì đường bờ biển ra đến gần đảo Hải Nam. Trong vịnh có nhiều đảo mà nguồn gốc ban đầu là những đồi xen thung lũng. Sau khi biển tiến tràn ngập thì xảy ra quá trình biển bắt đầu cải tạo lại các quả đồi, mài mòn các chân đồi hoặc bồi đắp các bãi biển.
Thường thường, trên các đảo không có sông suối, hiếm nước ngọt, ít dân cư. Trừ vài đảo lớn như Cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà, đa số là những đảo nhỏ đá vôi hình dạng kì thú. Xưa kia có thể có rừng rậm nhiệt đới bao phủ, bằng chứng là những cánh rừng hiện còn tồn tại ở một số nơi trên đảo Cái Bàn, Cát Bà với số lượng động vật khá lớn bao gồm: khỉ, vượn, nai, hoãng, sơn dương….
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tại sao nói giá cả là mệnh lệnh của thị trường? GDCD 11 trang 27
Sơ đồ tư duy khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến Cách mạng tháng tám năm 1945
Tác động của quy luật giá trị
Xác định các nước thành viên của các tổ chức EU, ASEAN Địa lý 11
Đọc truyện Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú
Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 4:
- Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
- Bài 6: Thạch quyển và nội lực
- Bài 7: Nội lực và ngoại lực
- Hãy kể tên một số hang động nổi tiếng ở Việt Nam?
- Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh?
- So sánh nội lực và ngoại lực
- Quá trình bóc mòn là gì?
- Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất?
- Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện cái gì?
- Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh?
- Bài 8 KNTT: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa
- Bài 8 CTST, CD: Khí quyển và nhiệt độ
- Bài 9: Khí quyển và yếu tố khí hậu
- Bài 9 CTST: Khí áp và gió
- Bài: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
- Bài 11: Thuỷ quyển
- Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cắp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay?
- Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em?
- Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt?
- Viết một báo cáo ngắn tìm hiểu về các đặc điểm và vai trò của những sông hồ ở địa phương em sinh sống
- Bài: Nước biển và đại dương
- Đất
- Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau?
- Tìm hiểu về một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hoá đất
- Ví dụ cụ thể về tác động của con người đến sự hình thành và biến đổi đất ở địa phương em
- Chứng minh rằng khí hậu vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất
- Ví dụ ở địa phương em về tác động của con người đến sự phát triển và phân bố của thực vật, động vật
- Sinh quyển
- Vỏ địa lí
- Ví dụ về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
- Tìm hiểu sự nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào đến các thành phần tự nhiên khác trên Trái Đất
- Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn
- Ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi ở miền nhiệt đới
- Hãy cho biết con người cần khai thác và sử dụng tự nhiên như thế nào để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững?
- Phân biệt vỏ địa lí với vỏ trái đất
- Ví dụ thực tế ở địa phương em biểu hiện tác động của con người đến sự thay đổi của tự nhiên
- Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- Nêu sự khác nhau về biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- Hãy tìm hiểu thông tin để giải thích vì sao miền Bắc nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại có một mùa đông lạnh
- Việc nghiên cứu quy luật địa đới và quy luật phi địa đới trong vỏ địa lí có ý nghĩa như thế nào?
- Hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt được quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- Bài 19 KNTT Quy mô dân số, gia tăng dân số, và cơ cấu dân số thế giới
- Bài 19 CTST
Bài viết hay Lớp 10
Nội dung nào không phản ánh đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?
Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu lớp 10
Hãy viết bản hướng dẫn cách sử dụng một trong những thiết bị thông dụng nơi công cộng
Phân tích đánh giá ý nghĩa câu chuyện được kể trong Hồi trống Cổ thành
Em hãy tóm tắt nội dung đã học về Hiến pháp năm 2013 bằng sơ đồ tư duy và thuyết trình trước lớp
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí 10 có đáp án