Các loại gió địa phương ở Việt Nam

Các loại gió địa phương ở Việt Nam. Nước ta là đất nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nên có sự hoạt động mạnh mẽ của các hướng gió khác nhau tạo nên những thời tiết khác nhau cho từng thời gian và khu vực. Vậy nước ta có những loại gió nào? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Các loại gió địa phương ở Việt Nam? xin vui lòng dẫn nguồn.

1. Các loại gió chính hoạt động ở Việt Nam

Các loại gió địa phương ở Việt Nam?

Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên có gió Tín phong bán cầu bắc hoạt động mạnh và quanh năm. Hơn nữa trong một năm nước ta có hai mùa đông và hạ nên có chịu ảnh hưởng của gió mùa rõ nét.

Vì vậy nước ta có hai loại gió hoạt động chính là:

  • Gió tín phong: Thổi theo hướng đông bắc có tính chất khô nóng, độ ẩm thấp và ổn định quanh năm. Vào mùa đông thì tạo ra các kiểu thời tiết khác nhau ở từng khu vực trên cả nước chủ yếu là hanh khô. Vào mùa hè thì sẽ gây mưa lớn trên cả nước.
  • Gió mùa thì được hoạt động theo mùa ở nước ta là bao gồm gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

Ngoài ra trong phạm vi nước ta còn có những loại gió địa phương trong mục tiếp theo.

2. Các loại gió địa phương ở Việt Nam

Hiện nay nước ta có những loại gió mùa địa phương như:

- Gió Bấc: Đây thực chất là gió mùa mùa đông, gió mùa Đông Bắc được người dân địa phương gọi là gió Bấc. Gió này mang không khí lạnh khô thổi vào miền Bắc nước ta vào mùa đông. Gió được thổi từ khu vực Áp cao Xiabia vào miền Bắc nước ta.

- Gió Lào (Phơn): Gió phơn thổi vào đầu mùa hạ, hoạt động ở khu vực Bắc Trung Bộ. Gió phơn được hình thành do tính chất biến tính, hướng gió thổi qua vùng núi cao, mà càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp khiến cho hơi nước trong gió bị ngưng tụ gây mưa. Sau khi vượt qua đỉnh núi thì tính chất gió không còn hơi ẩm nên khả năng hấp thu nhiệt nhanh và lớn gây khô nóng.

- Gió Nồm: Là được thổi từ hướng Nam, Đông Nam vào miền Bắc nước ta khoảng tháng 2-4. Tính chất của gió là được thổi từ biển vào nên mang độ ấm rất cao nhưng khi vào đất liền gặp không khí lạnh vẫn còn hoạt động nên hơi nước bị ngưng tụ trong không khí. Gió này gây nên hiện tượng mưa nhỏ kéo dài và hiện tượng sương đọng trên bề mặt kính, sàn nhà,....

Ngoài những loại gió trên thì nước ta là một đất nước ven biển nên hoạt động của gió đất và gió biển cũng xảy ra thường xuyên. Những loại gió này hoạt động chủ yếu ở ven biển và theo chế độ ngày đêm.

3. Liên hệ một số loại gió chính ảnh hưởng đến Việt Nam

Như đã phân tích ở phần trên, Việt Nam có gió mùa và gió tín phong hoạt động, đã ảnh hướng lớn đến khí hậu, điều kiện tự nhiên môi trường, hoạt động trồng trọt, canh tác và sức khỏe của con người. Cụ thể như sau:

  • Ảnh hưởng đến khí hậu:

- Gió tín phong thổi vào mùa đông gây khí hậu rét khô, hanh khô, độ ẩm rất thấp. Gió tín phong thổi vào mùa hè có thể gây mưa lớn ở một số khu vực.

- Gió mùa:

+ Gió mùa đông bắc: tạo không khí lạnh khô ở miền Bắc nước ta.

+ Gió Lào (phơn): thổi vào mùa hè gây khô nóng cho khu vực Bắc Bộ và miền Trung Việt Nam.

+ Gió nồm: hay gió mùa Đông Nam, thổi từ biển vào nên mang độ ấm rất cao nhưng khi vào đất liền gặp không khí lạnh vẫn còn hoạt động nên hơi nước bị ngưng tụ trong không khí. Gió nồm gây mưa phùn kéo dài, độ ẩm trong không khí rất cao.

  • Ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Gió mùa mang độ ẩm và mưa vào mùa xuân tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng trọt, nhất là các loại cây ưa nước như lúa.

+ Tuy nhiên, với gió mùa Đông Bắc rất có thể gây rét đậm rét hại khiến nhiều loại cây trồng phát triển kém, gây bệnh cho vật nuôi; hoặc gió gió mùa hoạt động vào mùa hè gây mưa bão, thiên tai, cản trở lớn đến hoạt động sản xuất, thâm canh tăng vụ.

+ Gió nồm ẩm gây sâu hại cho cây trồng và bệnh dịch cho vật nuôi, gia súc như bệnh lở mồm long móng ở lợn.

- Các ngành kinh tế khác: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp để đẩy mạnh sản xuất, nuôi trồng nông lâm ngư nghiệp, đánh bắt thủy hải sản và du lịch, đặc biệt vào mùa khô.

  • Ảnh hưởng của gió mùa đến sức khoẻ con người:

- Gió nồm mang theo độ ẩm lớn là điều kiện phát sinh các loại nấm, vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ nhỏ.

- Ở miền Bắc, khí hậu thay đổi đột ngột khiến cơ thể con người, đặc biệt những người có hệ đề kháng kém không kịp thích ứng nên dễ nhiễm các loại bệnh, suy nhược, mệt mỏi.

4. Loại gió gây nên mùa đông lạnh ở miền bắc nước ta là

Loại gió gây nên mùa đông lạnh ở miền bắc nước ta là Gió mùa Đông Bắc hay còn gọi là gió bấc. Loại gió này xuất phát từ một khối khí lạnh có nguồn gốc từ trung tâm áp cao từ Trung Á và Xibia thổi về xích đạo rồi di chuyển ngang qua khu vực Việt Nam tạo ra mùa đông, gây gió mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu từ Tháng 11 đến Tháng 4 năm sau.

Gió mùa Đông Bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh Bắc Bộ với độ mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tàu thuyền với sức gió cấp 4 - 5... Đặc biệt những đợt mạnh thậm chí còn gây ra dông, tố lốc và cả mưa đá.

Vào đầu mùa đông (từ tháng 11- tháng 2), gió mùa đông bắc từ cao áp Xibia di chuyển về nước ta với tính chất lạnh khô và gây nên một mùa đông lạnh cho miền Bắc. Vào nửa cuối mùa Đông (tháng 2-4), áp cao Xibia dịch chuyển ra biển, ở đây, khối khí nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn và bắt đầu tràn vào đất liền, gây mưa phùn ở vùng ven biển Đông Bắc nước ta.

Để tham khảo cụ thể hơn mời bạn xem: So sánh gió biển, gió đất và gió mùa

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Các loại gió địa phương ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 5.034
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm