Em hãy sưu tầm thông tin mô tả về một dạng địa hình được hình thành dưới tác động của nội lực

Em hãy sưu tầm thông tin mô tả về một dạng địa hình được hình thành dưới tác động của nội lực. Sự dịch chuyển của bề mặt trái đất là do nội lực trong lòng trái đất phát sinh. Gây ra các hiện tượng kỳ lạ trên bề mặt trái đất hiện nay. Các hiện tượng này được con người lưu lại cũng như để phân tích đưa ra các dự đoán chính xác các hoạt động địa chất trong tương lai. Bài viết dưới đây sưu tâm một số thông tin về dạng địa hình bị tác động nội lực ảnh hưởng lên.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Em hãy sưu tầm thông tin mô tả về một dạng địa hình được hình thành dưới tác động của nội lực xin vui lòng dẫn nguồn.

1. Nội lực là gì?

Nội lực là lực phát sinh từ trong trái đất. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng trái đất là những năng lượng như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất và các phản ứng hoá học.

Nội lực tác động lên địa hình của bề mặt trái đất theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang. Các tác động nội lực khiến cho xảy ra tình trạng nâng lên, hạ xuống của vùng lục địa hoặc hiện tương đứt gãy, uốn nếp của các vật chất trong thạch quyển.

Biểu hiện là những hiện tượng như biển tiến, biển lùi, các vùng địa chất có đường vân uốn, các dãy núi mới và hoạt động núi lửa.

2. Em hãy sưu tầm thông tin mô tả về một dạng địa hình được hình thành dưới tác động của nội lực

Đứt gãy Đông Phi và Biển đỏ:

Đây là một ví dụ điển hình về hoạt động nội lực của trái đất. Hoạt động này khiến cùng đông phi bị tách ra xuất hiện vết nứt lớn trên bề mặt lục địa. Khu vực này đang xảy ra giãn tách với tốc độ 2,5 cm/năm.

Đới tách giãn Đông Phi trải dài trên 3.000 km từ Vịnh Aden ở phía bắc tới Zimbabwe ở phía nam, chia tách mảng kiến tạo châu Phi hiện nay thành hai phần không cân bằng là mảng Somali và mảng Nubian.

Đứt gãy Đông Phi và Biển đỏ
Đứt gãy Đông Phi và Biển đỏ

Đứt gãy sông Hồng:

Khu vực đứt gãy sông Hồng bao gồm đứt gãy chính và các đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tân, Vân Nam, Trung Quốc dọc theo thung lũng sông Hồng đến Vịnh Bắc Bộ với chiều dài 1560km.

Đây là sự va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Châu Á gây nên. Các hoạt động đứt gãy sông Hồng được ghi nhận với tốc độ 7±3mm/năm. Những hoạt động này gây nên những hiện tượng địa chấn ở khu vực sông Hồng.

Đứt gãy sông Hồng
Đứt gãy sông Hồng

Đứt gãy San Andreas:

Đây là đứt gãy chuyển dạng lục địa, có độ dài khoảng 1300km. Do sự chuyển động giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ khác với sự chuyển động giữa mảng Farallon và Bắc Mỹ, sống núi tách giãn đã bắt đầu bị hút chìm tạo ra một sự chuyển động tương đối mới và cách biến dạng mới dọc theo các ranh giới mảng.

Đứt gãy này đã gây ra những trận động đất lịch sử như động đất San Fransico năm 1906, động đất Fort Tejon 1857,...

Đứt gãy San Andreas
Đứt gãy San Andreas

Ngoài những hoạt động đứt gãy trên thì trên trái đất còn nhiều hoạt động đứt gãy điển hình và con người dễ thấy như núi lửa, biển tiến, biển lùi, động đất, sạt lở đất,...

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Em hãy sưu tầm thông tin mô tả về một dạng địa hình được hình thành dưới tác động của nội lực. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập dưới đây:

Đánh giá bài viết
1 1.831
0 Bình luận
Sắp xếp theo