Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh?

Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh? Như chúng ta đã biết, phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh. Lí do là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh?

Phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh vì:

Ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm. Nhiệt độ ban ngày cao nhưng ban đêm có thể xuống thấp khiến nền nhiệt thay đổi đột ngột.

Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống. Khi trải qua nhiều lần bị giãn nở và co giãn thì những liên kết vật chất trong đá bị rời rạc và đứt gẫy khiến chúng bị nứt và vỡ ra. Vì thế, ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) do có biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, nên quá phong hoá lí học lại xảy ra mạnh.

Ở miền có khí hậu lạnh, khi nhiệt độ hạ thấp tới 0 độ C, nước trong các khe nứt của đá hoá băng, đồng thời thể tích của nước cũng tăng lên, do đó tác động lên thành khe nứt và làm cho nó bị dãn thêm. Nếu hiện hoá băng – băng tan xảy ra nhiều lần sẽ làm cho đá bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.

2. Quá trình phong hóa lí học là gì?

Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh?

Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành các kích thước khác nhau mà không gây nên sự biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

Những vật nơi bị phong hoá sẽ bị nứt vỡ thành các mảnh nhỏ khiến cho khu vực đó như bị đập ra như hình ảnh phía trên.

3. Ví dụ về phong hóa lí học

Ví dụ về phong hóa lí học: Hiện tượng lốc xoáy, gió giật làm các triền núi lở đá. Những tảng đá bị lở đó do gió thổi khiến chúng bị nứt ra, chúng chỉ thay đổi hình dạng và rời khỏi nơi ban đầu mà không bị thay đổi về màu sắc hay các thành phần của chúng.

Ví dụ khác: Những nơi có nhiệt độ thấp tạo thành băng tuyết bám vào các bề mặt trái đất như vách núi. Do lượng băng tuyết ngày càng lớn khiến cho khu vực đó bị nứt và dần bị vỡ ra.

Ví dụ dễ hiểu nhất để có thế thấy được việc phong hoá lí học đó là khi chúng ta bỏ nước vào chai thuỷ tinh và bỏ và ngăn đá. Sau khoảng thời gian đá bị đông lại thì bỏ ra chai thuỷ tinh bị vỡ. Điều này cho thấy được là nước trong không khí lạnh khiến thể tích của chúng tăng lên và phá vỡ những vật xung quanh bó hẹp chúng.

4. Phân biệt phong hóa lí học, phong hóa sinh học và phong hóa hóa học

Quá trình phong hóa có 3 hình thức: phong hóa lí học, phong hóa sinh học và phong hóa hóa học.

Cả 3 quá trình này được phân biệt thế nào? Chúng khác nhau từ nguyên nhân đến kết quả.

Để biết sự khác biệt giữa 3 quá trình phong hóa này, mời các bạn tham khảo bài: Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc lí do tại sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh và quá trình phong hóa lí học.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 12.326
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm