Ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

Ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Sự phân bố của sinh vật không phải là ngẫu nhiên mà do ảnh hưởng của nhiều yếu tố cộng tác và do sự thích nghi của loài sinh vật đó ở tưng môi trường khác nhau. Vậy dưới đây Hoatieu.vn sẽ đưa ra những ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật gửi đến bạn đọc.

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

Hiện theo nghiên cứu thì sự phát triển và phân bố sinh vật bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như sau:

  • Khí hậu: cụ thể là ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí;
  • Đất: trong đất có chứa chất dinh dưỡng, độ phì và tính chất đất khác nhau;
  • Địa hình: Có địa hình cao, thấp, thoải, dốc cũng ảnh hưởng đến sinh vật;
  • Sinh vật: trong tự nhiên ngoài dinh dưỡng từ đất thì mọi sinh vật khác nhau lại có những nhu cầu về thức ăn khác nhau phù hợp với từng loài;
  • Con người: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các loài sinh vật, khi con người có tư duy và tác động lên sinh vật làm thay đổi chúng.

Vậy có thể thấy từ 5 yếu tố trên đã tạo nên những điều kiện khác nhau cho từng khu vực mà chỉ có những loài sinh vật đặc thù mới sinh sống được.

2. Ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

Hoatieu.vn sẽ đưa ra những ví dụ thực tế về ảnh hưởng của nhân tố trên để bạn đọc tham khảo:

  • Khí hậu:

Ví dụ, địa phương em ở miền Bắc nên có mùa đông lạnh nên sẽ có một vài giống cây chỉ trồng được vào mùa lạnh như cây xà lách, rau cải, rau súp lơ,... Những giống cây này sẽ được nhân dân trồng vào mùa đông.

  • Đất:

Ví dụ, ở địa phương em có giống cây chỉ ưa thích trồng ở cùng đất bùn có nước như cây rau cần, cây cải xoong. Những loại cây này ưa nước nên trồng khu vực có nước sẽ thích hợp.

Hay loài cây đặc sản của Việt Nam là cây cà phê chỉ thích hợp trồng ở vùng đất Bazan Tây Nguyên sẽ đem lại nông sản chất lượng nhất.

  • Địa hình:

Ví dụ: Cây chè ở địa phương em ưa thích khu vực trồng ở sườn đồi, núi thoải và ưa khí hậu cận nhiệt nên trồng ở khu vực cao như vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vô cùng thích hợp.

Hoặc như loài cây Dún đá, đây cùng là loài cây đặc thù chỉ mọc ở khu vực núi cao mà ở Ninh Bình có. Loài này chỉ xuất hiện sau cơn mưa và ở khu vực khe đá cao nên việc lấy cũng rất khó khăn.

  • Sinh vật:

Ví dụ: Sinh vật thì khá phổ biển là loài chuột, đây là loài phá hoạt mùa màng của nhiều nơi trồng lúa của nước ta, vì chúng rất thích ăn lúa và thường ở khu vực ruộng, nương để đến mùa lúa chín sẽ cắn cây và ăn lúa.

  • Con người:

Ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

Ví dụ là con người nhân giống nên những loài cây mới như loại dưa hấu không hạt để trồng và phát triển.

Hoặc là con người đem những loài cây ở khu vực khác về để trồng như miền bắc đem cây bơ trong khu vực miền Nam về trồng hoặc trồng những loài cây của đất nước khác như cây Chà là, loài quả có giá thành cao hiện nay.

3. Cho biết hướng của các sườn núi ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật như thế nào, cho ví dụ

Hướng sườn núi ảnh hưởng lớn đến khí hậu và sinh vật sống ở đó, cụ thể:

- Đối với sinh vật:

+ Sườn Đông: Có thường xảy ra hiện tượng mưa gió mùa hè và mùa đông. Vùng này thường có nhiều mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rừng mưa nhiệt đới và sinh thực động. Đây cũng là nơi sống của nhiều loài động và thực vật đa dạng.

+ Sườn Tây: Thường khô hanh hơn và thường xảy ra hiện tượng mùa mưa và mùa khô rõ rệt hơn so với suối Đông. Điều này có thể tạo ra môi trường khắc nghiệt hơn đối với sinh vật và dẫn đến sự phân bố thực vật và động vật khác biệt.

- Đối với khí hậu:

+ Sườn Đông: Cung cấp độ ẩm quan trọng cho khu vực bên dưới và có thể ảnh hưởng đến mô hình kiểu hậu tại các vùng cận biển. Nó có thể tạo ra hiện tượng mưa nhiều, gió mùa mùa hè, và thậm chí cả bão.

+ Sườn Tây: Sườn Tây có thể tạo ra cản trở cho luồng gió mùa hè và góp phần tạo ra vùng khô hạn bên phía sau nó. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất mùa và cạn kiệt tài nguyên nước ở những khu vực xa suối Tây.

Ví dụ 1: Ở khu vực Đông Nam Á, nơi sườn Đông tạo điều kiện cho rừng mưa nhiệt đới và mưa gió mùa quan trọng, tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên bên sườn Đông, độ ẩm và lượng mưa cũng nhiều hơn, tiêu biểu như Việt Nam. Trong khi đó, bên sườn Tây, khí hậu khô hanh, nắng nhiều, là môi trường sống thích hợp với các loại cây ưa nóng, không cần nhiều nước, như Lào, Thái Lan...

Ví dụ 2: Ở Việt Nam chúng ta có những dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Bạch Mã. Ở sườn Đông - Tây của các dãy núi cao này hình thành kiểu thời tiết và phân bố sinh vật sống khác nhau.

+ Với dãy Hoàng Liên Sơn là một dãy núi có độ dài khoảng 180km bắt đầu từ Tây Bắc đến Đông Nam, sở hữu nhiều ngọn núi cao trên dưới 3.000m như: Tả Giàng Phình, Pu Ta Leng, Pù Luông, Hàm Rồng, và cao nhất là đỉnh Fansipan. Với độ cao này, dãy Hoàng Liên Sơn làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông ở Tây Bắc thường ngắn hơn, nền nhiệt cao hơn phía Đông Bắc.

+ Dãy núi Trường Sơn là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km, được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương. Dãy Trường Sơn gây hiệu ứng phơn tạo sự khác biệt về mùa mưa giữa 2 sườn núi, từ đó quyết định đến hệ động thực vật đặc thù của sườn Đông và sườn Tây. Cụ thể:

  • Sườn phía Đông của Trường Sơn rất dốc, đổ dốc xuống các đồng bằng ven biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận, có nhiều đá hoa cương với các sườn núi trơ trụi. Phân dị mùa khô, mùa mưa điển hình làm xuất hiện hệ sinh thái rừng khộp duy nhất ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Tây Nguyên. Ngoài ra, ở sườn Đông Trường Sơn thường mưa nhiều, có khí hậu nhiệt đới ẩm do vị trí giáp biển và ảnh hưởng gió Mậu dịch.
  • Sườn phía Tây của dãy Trường Sơn có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt. Độ ẩm rất thấp, ít mưa. Mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh.

4. Cho ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật

Cho ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật

Hệ sinh thái tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, tuy vậy, hiện nay hệ sinh thái tự nhiên đang có sự thay đổi to lớn, cả tích cực và tiêu cực do hoạt động của con người.

- Tích cực:

+ Thông qua quá trình trao đổi mua bán, giao thương, con người mang giống câu trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác để mở rộng phân bố, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới.

+ Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

- Tiêu cực: Con người gây mất cần bằng hệ sinh thái thông qua việc:

+ Săn bắt quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.

+ Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.

+ Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi...; lấn rừng lấn biển là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.

+ Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên.

+ Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như nhựa, kim loại độc hại, chất hóa học...

+ Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.

+ Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu...

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
6 21.094
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm