Phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển

Phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển. Biển luôn có 3 dạng vận động là sóng, thuỷ triều và dòng biển. Ba dạng này khác nhau như thế nào? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển

Hiện tượng

Sóng biển

Thủy triều

Dòng biển

Biểu hiện

Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng

Nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

Dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa

Nguyên nhân

Chủ yếu do gió;

Còn sóng thần là do sự động đất ngầm dưới đáy biển

Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.

Do sự thay đổi của các hướng gió trên Trái đất và sự chênh lệch của độ muối, nhiệt độ giữa các vùng biển.

2. Giải thích hiện tượng sóng biển

Như đã biết thì nguyên nhân sóng biển chủ yếu là do gió, gió thổi tác động lên bề mặt nước biển chúng dao động theo chuyển động tròn và tịnh tiến. Có thể thấy dù rằng biển không có gió nhưng bề mặt biển rộng lớn nên gió tác động ở xa cũng tạo ra bề mặt biển gợn sóng vào đất liền.

Tuy nhiên những con sóng do gió tạo nên thường không lớn bằng sóng do động đất ngầm tạo nên. Những con sóng do chuyển động ngầm tạo nên những sóng thần lớn, khi vào đất liền sẽ càn quét gây ra thảm hoạ cho con người.

3. Giải thích hiện tượng Thuỷ triều

Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt trời, Mặt trăng và lực li tâm của trái đất.

Nguyên lý hoạt động của tác động lực như sau:

Ở tâm Trái đất, lực ly tâm và lực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng ở mỗi điểm khác nhau lại có những lực tác động khác nhau: một điểm xa trọng tâm Trái đất thì lực li tâm càng lớn và xa Mặt trăng thì sức hút của Mặt trăng lại giảm do sức hút bị giảm theo khoảng cách.

Do hai lực không bù nhau này gây ra hiện tượng thuỷ triều, ví dụ ở một điểm A lực li tâm không cân bằng được lực hút Mặt trăng vậy nên A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Còn điểm B ngược lại có lực li tâm lớn hơn so với lực hút của Mặt trăng nên B có xu hướng rời ra Mặt Trăng.

Hơn nữa trên bề mặt Trái đất do ở thể rắn nên không bị biến dạng còn nước biển lại ở thể lỏng dễ biến dạng nên có thể nhận thấy triều cường dễ dàng.

4. Giải thích hiện tượng dòng biển

Dòng biển thì sẽ được hiểu là dòng chảy của nước biển trong đại dương. Những dòng biển sẽ có hướng khác nhau. Thường chúng ta sẽ có dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Dòng biển nóng sẽ xuất phát từ xích đạo chảy về cực còn dòng biển lạnh sẽ chạy từ cực xuống xích đạo.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
2 1.308
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm