Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều Địa lí 10

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều. Thuỷ triều được coi là hiện tượng tự nhiên ở khu vực gần biển. Nhưng không hẳn ai cũng biết nguyên do của hiện tượng này là gì? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Hiện tượng thuỷ triều là gì?

Thuỷ triều là một hiện tượng nước biển dâng lên hạ xuống trong chu kỳ của thiên văn.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy mực nước biển dâng lên hạ xuống vào các thời gian trong ngày, nên những vùng đất ven biển có thể thấy bị nước biển làm cho ngập mặn hoặc sình lầy khi nước biển rút.

Để giải thích hiện tượng này mời bạn đọc tham khảo nội dung mục tiếp theo.

2. Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều

Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt trời, Mặt trăng và lực li tâm của trái đất.

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều

Nguyên lý hoạt động của tác động lực như sau:

Ở tâm Trái đất, lực ly tâm và lực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng ở mỗi điểm khác nhau lại có những lực tác động khác nhau: một điểm xa trọng tâm Trái đất thì lực li tâm càng lớn và xa Mặt trăng thì sức hút của Mặt trăng lại giảm do sức hút bị giảm theo khoảng cách.

Do hai lực không bù nhau này gây ra hiện tượng thuỷ triều, ví dụ ở một điểm A lực li tâm không cân bằng được lực hút Mặt trăng vậy nên A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Còn điểm B ngược lại có lực li tâm lớn hơn so với lực hút của Mặt trăng nên B có xu hướng rời ra Mặt Trăng.

Hơn nữa trên bề mặt Trái đất do ở thể rắn nên không bị biến dạng còn nước biển lại ở thể lỏng dễ biến dạng nên có thể nhận thấy triều cường dễ dàng.

3. Giờ thuỷ triều lên xuống trong ngày

Giờ thuỷ triều lên xuống trong ngày có sự thay đổi chứ không cố định thời gian.

Hằng ngày sẽ có hai lần thuỷ triều lên và hai lần thuỷ triều xuống. Mỗi ngày thuỷ triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 tiếng so với ngày hôm trước. Vì trong ngày Mặt Trăng sẽ thực hiện vòng quay luân chuyển xung quanh trái đất nên phải chênh 1 giờ mới quay lại điểm cũ.

4. Biên độ dao động của thuỷ triều

- Trong thời gian mỗi tháng thì vào ngày Mặt trời, Mặt Trăng, Trái đất thẳng hàng với nhau thì biên độ dao động thuỷ triều lớn, mực nước triều cường cao;

- Còn trong ngày Mặt trời vuông góc với Trái đất và Mặt trăng thì biên độ sao động của thuỷ triều nhỏ, nên mực nước triều cường thấp.

Biên độ thuỷ triều từng khu vực cũng khác nhau như ở Đại dương thì có thể là 1m, ở biển kín và nhỏ thì khoảng 30cm, ở khu vực cửa sông hoặc eo biển thì có thể là 17m.

Như vậy có thể hiểu được vào ngày trăng tròn và trăng non là thuỷ triều mạnh nhất, còn những ngày còn lại là thuỷ triều thấp hơn.

Kết luận, Khi dao động thuỷ triều có biên độ lớn nhất và nhỏ nhất thì ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng:

  • Khi dao động của thuỷ triều có biên độ lớn thì Mặt trăng sẽ có hình dạng là tròn đầy và lưỡi liềm.
  • Khi dao động của thuỷ triều có biên độ thấp nhất thì Mặt trăng có hình dạng là nửa hình tròn.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa tiêu về vấn đề Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều Địa lí 10. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
2 1.516
0 Bình luận
Sắp xếp theo