Sơ đồ tư duy khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến Cách mạng tháng tám năm 1945
Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945
Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 là nội dung bổ ích giúp các em học sinh nắm được các nét chính về đặc điểm, thành tựu chủ yếu của văn học Việt nam giai đoạn đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Sau đây là mẫu sơ đồ tư duy khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến Cách mạng tháng tám năm 1945, mời các bạn cùng tham khảo.
Sơ đồ tư duy khái quát Văn học Việt Nam trước cách mạng tháng 8
Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cánh mạng tháng Tám 1945
1. Khái niệm "văn học hiện đại" được dùng trong bài học được hiểu theo quan niệm đối lập với hình thái văn học thời trung đại.
Từ đầu thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam mới thật sự bước vào quá trình hiện đại hóa. Xã hội Việt Nam có nhiều có nhiều thay đổi lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người. Nền văn hóa và tâm hồn người Việt đến lúv đó có điều kiện vượt được ra ngoài giới hạn của khu vực ảnh hưởng văn hóa, văn học cổ Trung Hoa để tiếp xúc với thế giới hiện đại. Những điều kiện đó dã thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Văn học phát triển mau lẹ về mọi mặt theo hệ thống thi pháp hiện đại. Cả về nội dung tư tưởng, hình thức và thi pháp.
Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì này diễn ra qua ba giai đoạn. a, Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ đến Cách mạng tháng Tám 1945) đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cho văn học phát triển. Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920 đến 1930) là giai đoạn giao thời, hoàn tất các điều kiện để văn học phát triển vượt bậc ở giai đoạn thứ ba. Giai đoạn thứ ba (từ khoảng năm 1930 đến năm 1945) là giai đoạn phát triển rực rỡ, có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.
a. Giai đoạn 1
Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920
- Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, tác động đến việc ra đời của văn xuôi.
- Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển giúp cho câu văn xuôi và nghệ thuật tiếng Việt trưởng thành và phát triển.
- Những thành tựu đạt được là sự xuất hiện của văn xuôi và truyện kí ở miền Nam.
- Thành tựu chính của văn học trong giai đoạn này vẫn thuộc về bộ phận văn học yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế….
→ Nhìn chung văn học chưa thoát khỏi hệ thống văn học trung đại.
b. Giai đoạn 2
Từ 1920 đến 1930
Quá trình hiện đại hóa đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và hiện đại hóa của các thể loại truyền thống: tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách…; truyện ngắn: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn…; thơ: Tản Đà, Trần Tuấn Khải,..; kí: Phạm Quỳnh, Tương Phổ, Đông Hồ…đều phát triển.
c. Giai đoạn 3
Từ 1930 đến 1945
Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu
Về thơ có phong trào thơ mới.
- Tiểu thuyết có nhóm Tự Lực văn đoàn.
- Truyện ngắn có: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,…
- Phóng sự có Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,...
- Bút kí, tùy bút: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,…
2. Nguyên nhân sự phát triển mau lẹ của văn học Việt Nam thời kì này
- Do sự thúc bách của yêu cầu thời đại.
- Sức sống mãnh liệt của dân tộc mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học. ở họ có sự thức tỉnh mạnh mẽ của ý thức cá nhân và khao khát đóng góp một cái gì thật sự cho đất nước cho dân tộc.
- Khoa học kĩ thuật phát triển, công chúng đông đảo và văn chương trở thành một thứ hàng hóa, viết văn trở thành một nghề kiếm sống.
3. Các nhà văn thời kì này có ý thức tự giác cao hơn về trách nhiệm người cầm bút, về quan niệm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ của mình. Cộng thêm sự ra đời của của phê bình văn học đã dẫn đến sự phân hóa thành nhiều xu hướng trong nội bộ nền văn học.
Hai bộ phận cơ bản:
a. Bộ phận văn học phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Bộ phận này chia thành hai khuynh hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực
b. Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn chiến sĩ. Họ coi đã dùng văn chương như là một thứ vũ khí chiến đấu sắc bén để chống lại kẻ thù. Các tác giả tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
4. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
a. Bộ phận văn học công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng
- Xu hướng văn học lãng mạn:
+ Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ.
+ Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo
+ Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình.
- Xu hướng văn học hiện thực:
+ Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình.
+ Đề tài: Những vấn đề xã hội
+ Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
b. Bộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Đây là bộ phận của văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này.
- Nội dung:
+ Đấu tranh chống thực dân và tay sai
+ Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do.
+ Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ
+ Chủ yếu là văn vần.
=> Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
Suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng giang ngắn gọn
Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Chân trời sáng tạo
Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều lớp 11