Ban thần Tài có cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo 2024 là một nghi lễ quan trọng được các gia đình thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp trước Tết nguyên đán. Vậy ban thần Tài có cúng ông Công ông Táo không? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết này Hoatieu sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi có cúng ông Táo ban thần Tài không. Mời các bạn cùng tham khảo.

Thông thường, đối với các hộ làm ăn kinh doanh thường sẽ đặt ban thờ Thần tài ở trong nhà hoặc ở cửa hàng để thần Tài phù hộ độ trì cho công việc làm ăn thuận lợi. Tuy nhiên, một băn khoăn của rất nhiều người là ở địa điểm hay mặt bằng kinh doanh, liệu ban Thần Tài có cúng Ông Công Ông Táo không? Bài viết dưới đây của Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho các bạn.

1. Cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần tài được không?

Thực hiện lễ cúng Táo Quân là một truyền thông văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam. Việc làm này thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh đã vất vả cai quản, phù trợ cho gia chủ gặp nhiều cát lành. Và nó còn thể hiện mong muốn năm mới sẽ tiếp tục được các vị thần phù hộ.

Vậy có nên cúng ông Công ông Táo ở ban thờ thần tài ở cửa hàng, cửa tiệm không? Nếu cửa hàng của bạn đang kinh doanh đồ ăn thì nên cúng. Còn nếu cửa hàng không có bếp, không liên quan đến nấu nướng thì không nên cúng ông táo ở cửa hàng mà chỉ nên cúng tại gia. Bởi vì cửa hàng thường thờ thần tài và thổ địa. Hai vị thần này lại có văn hóa thờ cúng riêng vào ngày lễ hóa vàng đầu năm, được tổ chức vào mùng 2 đến mùng 10 tháng Giêng.

2. Cửa hàng có phải cúng ông Công ông Táo không?

Và việc cúng ông Táo ở cửa hàng kinh doanh là không bắt buộc. Nên tùy thuộc vào kinh tế, văn hóa của từng vùng miền khác nhau mà bạn có thể thực hiện hoặc không thực hiện công việc này. Thờ cúng quan trọng nhất là dựa vào cái tâm nên bạn không cần quá bận tâm đến vấn đề này.

Ban thần tài có cúng ông Công ông Táo không?

3. Các Lưu Ý Với Ban Thần Tài Dịp 23 Tháng Chạp

Theo quan niệm tâm linh, Thần Tài chủ về chiêu tài, đưa lại lộc kinh doanh, may mắn và phát đạt cho chủ nhân. Do đó việc lên hương, cúng ban thờ Thần Tài cần được các gia chủ tiến hành nghiêm túc và cẩn trọng hàng ngày.

Cạnh đó, dịp 23 tháng Chạp cũng được xem là một trong các dịp đặc biệt phù hợp để các gia chủ có thể tiến hành bao sái ban thờ Thần Tài (bên cạnh các dịp khác như rằm Tháng 7 Âm lịch hay ngày Vía Thần Tài).

4. Nên cúng ông công ông Táo vào ngày nào?

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, lễ cúng ông Táo thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch và trước 12 giờ trưa. Với cuộc sống bận rộn của xã hội hiên đại thì việc cúng ông Táo còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi gia đình và có thể tiến hành lễ cúng từ ngày 20 tháng Chạp đến 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, nghi thức cúng nên được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp và không nên cúng ngày sớm hơn. Vì Ngọc hoàng chưa triệu tập, của trên thiên đình cũng chưa mở. Trong ngày 23 tháng Chạp, người dân phải cúng từ sáng đến trưa, cụ thể là trước 12 giờ trưa. Bởi như vậy, ông Công ông Táo mới có thời gian để bay lên chầu trời.

5. Vật Phẩm Cúng Ban Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp

Các vật phẩm các gia chủ cần chuẩn bị cho lễ cúng ban Thần Tài dịp 23 tháng Chạp như:

  • Gạo, muối
  • Tiền vàng
  • Nến
  • Trầu cau
  • Hương thắp
  • Hoa tươi
  • Đồ cúng (Hoa quả, bánh kẹo…)
  • Đồ uống (nước, bia, nước ngọt…)
  • Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị nước ngũ vị (nước bưởi) hay rượu gừng sạch (dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu, tốt nhất được ngâm trong 7 ngày, 7 đêm); khăn (chổi chít nhỏ) sạch phục vụ cho việc bao sái ban thờ Thần Tài – Thổ Địa.

Lễ vật cốt ở chân tâm, lòng thành kính. Tùy vào điều kiện mà mỗi gia chủ có thể chuẩn bị lễ chay hay thêm một số đồ mặn (như rượu, thịt gà, giò chả..) cho chu tất.

Nên cúng ông công ông Táo vào ngày nào?

6. Văn khấn ông Công ông Táo ban thần Tài 2024

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng.

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám.

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Quý Mão, là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ.

Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ

7. Bài cúng ông Công ông Táo ban thần tài 

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

8. Lưu ý khi cúng ban Thần Tài ngày 23 tháng Chạp

  • Trước khi tiến hành tịnh sái ban thờ, gia chủ nên tịnh thân (kiêng chuyện nam nữ, tâm thế hoan hỷ, không ăn đồ tanh…), vệ sinh sạch sẽ, trang phục chỉn chu.
  • Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác.
  • Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.
  • Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu gừng (hoặc nước Ngũ vị) cho việc tịnh sái ban thờ.
  • Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang, cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng.
  • Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay ập kênh.
  • Trường hợp chân nhang, tro của bát hương quá đầy, ta chỉ nên bỏ bớt một phần chân hương và tro đi. Theo quan niệm, tro được xem là tài lộc của gia chủ, do đó, gia chủ chỉ nên tránh, không đổ tro đi quá nhiều.
  • Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Chư vị Thần linh.
  • Không được bỏ qua bước khấn vái, thắp hương trước khi tiến hành tỉa chân nhang.
  • Sau khi thắp hương, bạn cần chờ hương cháy hết mới được tiến hành tỉa chân nhang.
  • Khi lau dọn, đồ thờ cúng cần để trên bàn có lót vải sạch. Tuyệt đối không được đặt xuống đất hay những nơi kém vệ sinh.
  • Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị oxy hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
  • Lựa chọn nhang chất lượng cao để thắp hương trong nghi lễ này.
  • Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả. Chất liệu bình hoa nên là thủy tinh hay gốm sứ.
  • Lộc sái sau khi cúng chỉ tán cho người nhà, tránh chia cho người ngoài.
  • Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, nước hoặc rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà ý nghĩa đem lại lộc và may mắn.
  • Tránh để thú cưng, vật nuôi (chó, mèo…) quậy phá hay làm ô uế ban thờ.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn bài viết Ban thần Tài có cúng ông Công ông Táo không? Qua đó các gia đình nắm được cách cúng Công ông Táo sao cho chuẩn nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 60.566
0 Bình luận
Sắp xếp theo