Vì sao thả cá chép để cúng ông Công ông Táo?

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Loài vật này sẽ hóa rồng, đưa ông Táo về trời và đem lại thành công, thịnh vượng cho gia chủ. Vậy thả các chép có ý nghĩa gì?

Tại sao ông công ông táo lại cưỡi cá chép?

Theo truyền thống người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm mọi gia đình làm mâm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Mọi người tin rằng, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc đã làm và chưa làm được trong năm với Ngọc Hoàng. Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Nhưng tại sao dịp cúng ông Công ông Táo mọi người lại lựa chọn cá chép để thả? Có thể thay bằng con vật khác hay không? Điều này xuất phát từ sự tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Theo quan niệm, trong tất cả các loài sống dưới nước, chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn lên trời và hoá được thành rồng.

Vì sao thả cá chép để cúng ông Công ông Táo?

Tương truyền, cá chép khi muốn trở thành rồng phải qua 3 kỳ thi. Mỗi kỳ thi như vậy sẽ phải qua những ghềnh thác cao và lên gần trời hơn một chút. Bài thứ nhất phải búng đuôi qua một thác cao, hiểm trở. Khi qua được thì đuôi thay đổi, có sức mạnh hơn. Bài thứ hai, sóng gió mưa vần vũ dữ dội nhưng cá chép vẫn phải vượt qua. Lúc này, một nửa mình cá chép đã hóa rồng. Sau khi búng qua được bài thi thứ ba thì toàn thân cá chép hóa thành rồng.

Quan niệm truyền thống cho rằng cá chép là phương tiện đi lại duy nhất để Táo quân về trời. Không thể thay cá chép bằng con vật khác. Cá chép còn là một biểu tượng văn hóa: Cá hóa long (hóa rồng), cá vượt vũ môn (tôn vinh sự học thành đạt), thể hiện sự từ bi của người Việt (phóng sinh)... Cũng theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp lên thiên đình.

Thực tế những năm qua, việc thả cá chép dịp này diễn ra không ít lộn xộn, ảnh hưởng đến phong tục cổ truyền thiêng liêng. Bản thân ca chép phục vụ nhu cầu thả dịp này phần lớn là cá chép đỏ được nuôi; trong môi trường như vậy, khi được thả, chúng khó lòng tồn tại. Nhiều người cho rằng, có thể thay thế bằng cá chép giấy, còn nếu thả cá chép sống thì nên mua cá tự nhiên. Sau khi mua về nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm một cọng rêu vào một chiếc chậu nhỏ (nếu mua cá trước thời gian cúng lâu). Khi cúng, chậu cá chép được để cạnh mâm cỗ cúng. Cá để dâng lên Táo quân không nhất thiết phải to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được.

Khi đi phóng sinh cần chọn những ao, hồ nước sạch, không gian rộng và không quá ô nhiễm. Khi thả, không đứng trên cao đổ xuống hay vứt cả túi cá xuống, làm như vậy cá có thể bị chết, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cách tốt nhất để phóng sinh cá là chọn chỗ mép nước gần, nhẹ nhàng nghiêng bát hoặc túi để cá tự quẫy, bơi vào dòng nước. Hình ảnh phóng sinh đẹp là đặt cá trong lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Tránh việc đổ, ném, quăng cá mạnh tay từ xô, chậu, túi nylon xuống thẳng sông hồ. Hành động này không những xấu xí, thiếu văn minh mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt, tuyệt đối không thả cá cùng cả túi nilon...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 169
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm