Cách tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài

Có nên tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài hay cách tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài sao cho đúng là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc mỗi dịp Tết đến xuân về. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ cách bao sái ban thờ Thần Tài, cách rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài chuẩn nhất để sang năm mới nhiều tài lộc.

Theo phong tục của người Việt Nam, hằng năm mỗi dịp sang năm mới, các gia đình Việt theo thông lệ sẽ có một thủ tục không thể thiếu đó là: tỉa chân nhang, bao sái và lau dọn ban thờ Thần tài cuối năm, với mong muốn năm mới công việc kinh doanh buôn bán trở nên thuận lợi và tốt hơn. Vậy lau dọn bàn thờ Thần tài thổ địa cuối năm thế nào cho đúng, cunhgf tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Văn khấn rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

1. Rút chân hương ban Thần Tài vào ngày nào

Theo dân gian và quan niệm từ lâu của người Việt, việc bao sái và lau dọn ban Thần tài thường vào tháng Chạp là có thể tỉa chân nhang, thông thường sau rằm tháng Chạp là thời gian thích hợp để làm.

Lau dọn ban thờ thần tài thần linh nên chọn ngày Hoàng Đạo, kỹ lưỡng hơn chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng. Thời gian tốt nhất để tỉa chân nhang và lau dọn, bao sái ban thờ là sau ngày 23, theo quan niệm dân gian đây là sau ngày ông Công ông Táo về trời, chúng ta dọn dẹp sạch sẽ thể hiện tâm thành và thể hiện công đức với các vị thần linh cai quản tài lộc và may mắn.

Theo quan niệm của người xưa có 3 thời điểm tốt nhất mà gia chủ nên chọn để tỉa chân nhang đó là:

– Ngày 23 tháng chạp

– Ngày vía Thần tài

– Ngày rằm tháng 7

Và hơn hết là chuẩn bị đón Tết tươm tất, trang trọng, từ đó ông Công ông Táo cũng hài lòng mà về tấu với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp cho gia chủ.

2. Cách rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Trước khi tiến hành tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài, gia chủ nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ để thể hiện sự trang nghiêm, kính trọng cùng lòng thành kính dành cho thần linh.

Vệ sinh, lau dọn bàn thờ Thần tài

Vệ sinh bàn thờ Thần tài, bàn thờ gia tiên, gia chủ cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận. Đây là bước đầu tiên gia chủ cần thực hiện trong việc rút chân nhang bàn thờ Thần tài. Theo đó, tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài gia chủ cần thực hiện theo các bước sau:

– Ăn vận chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện bao sái, lau dọn bàn thờ

– Chuẩn bị rượu trắng giã với gừng

– Khăn sạch dùng riêng để lau bàn thờ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm trên thì tiến hành lau bát hương, sau đến tượng Thần tài – Thổ địa, rồi đến ảnh khảm thờ hoặc ngai thờ và đến các vật phẩm thờ cúng khác.

Khi lau dọn, gia chủ cần lưu ý bát hương không được di chuyển ra khỏi bàn thờ. Sau khi lau dọn xong cần đặt các vật phẩm thờ cúng vào đúng vị trí cũ, đúng hướng như ban đầu để tránh những điều không may mắn có thể xảy đến với gia đình.

Tiến hành rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Dân ta từ xưa vẫn có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Vì thế, trước khi tiến hành rút chân nhang bàn thờ Thần tài gia chủ cần phải xin phép thần linh về việc mình sắp làm. Theo đó, gia chủ cần sắm 1 đĩa hoa quả để đặt lên bàn thờ, xin phép về việc tiến hành rút chân nhang. Việc làm này nên được thực hiện trước 1 ngày để thông báo cho Thần linh tạm lánh đi nơi khác.

3. Bài khấn xin tỉa chân nhang

Khi xin phép, gia chủ đọc bài văn khấn sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ .... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ....., chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.

Sau khi đọc xong bài văn khấn, gia chủ tiến hành các bước tiếp theo

Tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài, gia chủ nên rút từng chân một, để lại chân nhang theo số lẻ 3, 5, 7, 9 thì sẽ đem lại may mắn cho gia chủ và gia đình về con đường làm ăn, kinh doanh buôn bán. Số chân nhang được rút ra, gia chủ nên đem hóa chân nhang rồi rải ra vườn, gốc cây trong nhà hoặc đem rải ra sông cho mát mẻ.

Chỉ với những bước đơn giản như trên là bạn đã thực hiện xong việc rút chân nhang bàn thờ Thần tài. Dĩ nhiên, sau khi thực hiện xong gia chủ cần đọc 1 bài văn khấn để các Thần linh về ngự lại nơi bàn thờ.

4. Văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Như đã nói ở trên thì sau khi tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ Thần tài xong, gia chủ cần đọc 1 bài văn khấn đề mời Thần linh về ngự lại nơi bàn thờ để gia chủ và gia đình tiếp tục thờ cúng. Sau đây là mẫu bài văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ Thần tài cho gia chủ quan tâm.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.

Sau khi đọc xong bài văn khấn trên, gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm về việc thờ cúng Thần tài – Thổ địa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 4.511
0 Bình luận
Sắp xếp theo