Top 36 mẫu kết bài Vợ nhặt siêu hay

Kết bài tác phẩm Vợ nhặt

Kết bài Vợ nhặt - Với các mẫu kết bài Vợ nhặt trong bài viết sau đây của Hoatieu sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh khi phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

Sau đây là tổng hợp các mẫu kết bài Vợ nhặt các bạn có thể áp dụng khi phân tích Vợ nhặt, phân tích bà cụ Tứ, phân tích nhân vật Thị hay nhân vật Tràng...

Kết bài Vợ nhặt

Kết bài Vợ nhặt học sinh giỏi

Mẫu 1

Khép lại truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, ẩn hiện bên trong suy nghĩ của người đọc là những số phận cơ cực của con người trong nạn đói. Tác phẩm là những lăng kính chân thực về cuộc sống bần hàn, nghèo đói của con người Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Chỉ vì nghèo đói mà giá trị con người trở nên rẻ rúng. Tuy nhiên không chỉ đơn thuần vẽ ra những bức tranh về cuộc sống khổ cực của người dân nghèo xưa kia mà tác giả vẫn khéo léo lồng ghép những chi tiết mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, ca ngợi khát khao sống mãnh liệt của con người và niềm tin vào một tương lai tươi sáng.

Mẫu 2

Với sự cảm nhận tinh tế, miêu tả chân thực cùng sự am hiểu sâu sắc đời sống tinh thần của người nông dân nghèo của Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” không chỉ tái hiện thành công sự tăm tối của nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà qua đó nhà văn còn làm nổi bật lên vẻ đẹp của sự sống và những phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân nghèo. Tác phẩm cũng gửi gắm một giá trị nhân đạo sâu sắc đó là cái đói, cái nghèo có thể hủy diệt con người về sự sống nhưng không thể làm mất đi vẻ đẹp của tình yêu thương con người với con người và cũng chẳng thể hủy diệt nổi sức sống tinh thần mãnh liệt và niềm tin của con người.

Kết bài phân tích Vợ Nhặt

1. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Mẫu 1

Truyện ngắn “Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân thực sự đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc bởi việc xây dựng được 1 tình huống truyện hợp lý, chan chứa tình đời, tình người. Nhắc nhớ tới “Vợ nhặt" xin được mạn phép sử dụng những dòng văn của nhà văn Nguyễn Khải để thay lời kết cho bài viết này. Có lẽ, đây cũng chính là những gì mà bản thân Kim Lân thật sự muốn trải lòng: “Trên đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới đó.”

2. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Mẫu 2

Truyện ngắn Vợ nhặt được chấp bút trong bối cảnh tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói, thế nhưng cái mà nhà văn Kim Lân hướng đến không phải phản ánh hiện thực thê thảm của con người mà trong bóng tối của nạn đói nhà văn phát hiện ra ánh sáng đẹp đẽ, cảm động của tình người. Trong nạn đói, khi cái chết vây hãm, trực chờ rút sạch đi sự sống thì những nạn nhân khốn khổ của nạn đói vẫn mạnh mẽ vươn lên bằng niềm tin, bằng sức mạnh tình thương. Bà cụ Tứ và Tràng là những người dân đói khổ sống ở xóm Ngụ cư, thế nhưng vào chính thời điểm mà nạn đói hoành hành dữ dội nhất, khi mà con người đứng trên ranh giới vô cùng mỏng manh giữa sự sống và cái chết vẫn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, cũng chính tình thương ấy đã đánh thức phần thiện lương, dịu dàng và khát khao yêu thương bên trong người vợ nhặt.

3. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Mẫu 3

Qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã thể hiện được tài năng nghệ thuật độc đáo của mình, thông qua xây dựng tình huống mang tính éo le, thử thách nhà văn đã để nhân vật của mình tự bộc lộ những tính cách, phẩm chất đáng quý, mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc hơn về những người nông dân nghèo khổ trong nạn đói xưa. Từ câu chuyện nhặt vợ "lạ đời" mà cũng đầy xót xa của anh Tràng, Kim Lân đã thể hiện thái độ trân trọng đối với những phẩm chất tốt đẹp cùng sức sống mạnh mẽ bên trong họ. Bởi vậy mà đọc Vợ nhặt chúng ta không chỉ xót xa cho thực trạng đói nghèo, mất mát của những người nông dân nghèo trong nạn đói mà còn cảm động trước những tình cảm tốt đẹp mà họ giành cho nhau trong những lúc khốn cùng ấy.

4. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Mẫu 4

Viết về nạn đói năm 1945 thế nhưng nhà văn Kim Lân không tập trung miêu tả thực trạng xơ xác, thê thảm mà nạn đói mang đến cho con người mà tập trung bút lực khai thác, khám phá vẻ đẹp ẩn chứa bên trong con người. Và "Vợ nhặt" của Kim Lân đã vô cùng thành công khi tìm thấy ánh sáng đẹp đẽ nhất của sức sống, vẻ đẹp tình thương bên trong những người nông dân nghèo - nạn nhân đáng thương của nạn đói. Qua truyện ngắn, nhà văn cũng khẳng định cái đói, sự mất mát khủng khiếp chỉ có thể bào mòn sức sống, tước đoạt sinh mạng con người mà không thể làm mất đi bản chất tốt đẹp của con người: Bà cụ Tứ và anh Tràng tuy nghèo khó nhưng vẫn sẵn sàng dang tay cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, người vợ nhặt "lột bỏ" vẻ ngoài chanh chua, chỏng lỏn để trở về với bản chất của mình: hiền hậu, đúng mực khi đã có một gia đình.

5. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Mẫu 5

Bằng sự tinh tế trong cảm nhận, chân thực trong miêu tả cùng sự am hiểu sâu sắc đối với đời sống tinh thần của những người nông dân nghèo, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt không chỉ tái hiện thành công, sinh động không khí ngột ngạt, u tối của nạn đói năm 1945 mà trên cái phông nền ảm đạm, thảm thương đó nhà văn làm nổi bật lên vẻ đẹp của sự sống, của tình thương bên trong con người. Qua truyện ngắn nhà văn Kim Lân cũng cho độc giả thấy được vẻ đẹp và sức mạnh đích thực của tình thương: nạn đói có thể hủy diệt con người ta về sự sống thể xác nhưng tuyệt nhiên không thể làm mất đi tình yêu thương, cũng chẳng thể hủy diệt nổi sức sống tinh thần và niềm tin của con người.

6. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Mẫu 6

Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực. Tác phẩm vừa cho thấy hiện thực cuộc sống nghèo khổ của nhân dân, đồng thời ánh lên giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm thể hiện sự trân trọng, nâng niu những ước mơ đổi đời của con người. Không chỉ vậy, tác phẩm cũng cho thấy nghệ thuật phân tích phân tâm lí và miêu tả bậc thầy của nhà văn Kim Lân.

7. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Mẫu 7

Xây dựng một kết thúc mở cùng với lối kể truyện độc đáo, lời văn giản dị, chân thành, mộc mạc nhưng rất có sức gợi hình, Kim Lân đã rất tài tình trong việc phản ánh chân thực nạn đói của xã hội Việt Nam những năm 1945. Số phận của người lao động bị rẻ rúng, thấp hèn, bị cái nghèo đói bủa vây cùng vô số những chính sách hà khắc của chế độ thực dân. Qua đó ông cũng thể hiện giá trị nhân đạo đó là ngợi ca khát vọng sống, trân trọng và gieo vào lòng người đọc một niềm tin thay đổi hoàn cảnh. Đồng thời tố cáo xã hội đen tối, tố cáo những chính sách khiến người dân càng lâm vào cảnh lầm than.

Kết bài phân tích nhân vật Bà cụ Tứ

1. Kết bài phân tích Bà cụ Tứ - Mẫu 1

Qua việc khắc họa hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn thật tinh tế nhận ra được nét tâm lý thân thuộc của người cao tuổi. Trong bế tắc, trong tuyến đường cùng họ thường kể đến tương lai, tới các điều rẻ đẹp, do đó khi ánh đèn trong nhà bà được thắp lên thì bà cụ Tứ đã lau nước mắt, bà tin vào một cuộc sống rẻ đẹp hơn lâu dài sẽ đến với con trai bà, gia đình bà và cả xóm cư ngụ. Nhân vật bà cụ Tứ đã đem đến 1 luồng gió mới cho tác phẩm, khi nhắc tới bà người đọc sẽ không thể quên 1 người mẹ ân cần, chu đáo, luôn hình dung các điều rẻ đẹp cho con mình, một người luôn hướng tới 1 cuộc sống hạnh phúc, rẻ đẹp hơn sẽ đến ở 1 mai sau ko xa.

2. Kết bài phân tích Bà cụ Tứ - Mẫu 2

Qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ với biết bao tâm trạng đan xen trước tình huống con trai “nhặt được vợ”, nhà văn Kim Lân đã làm nổi bật lên tấm lòng của người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng vị tha, nhân hậu. Với những tình cảm mà bà cụ đã dành cho con trai và con dâu, chúng ta càng thấu hiểu hơn về tấm lòng của người mẹ và cũng chính điều này khiến cho hình ảnh bà cụ Tứ trở nên chân thật và cảm động hơn đối với độc giả chúng ta. Và có lẽ người mẹ già ấy lại chính là tia sáng xua đi cái tối tăm bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ.

3. Kết bài phân tích Bà cụ Tứ - Mẫu 3

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hy vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

4. Kết bài phân tích Bà cụ Tứ - Mẫu 4

Bằng bút pháp khắc họa diễn biến tâm lý sâu sắc, Kim Lân đã để lại trong lòng người đọc những dư âm khó phai về hình ảnh bà cụ Tứ nghèo đó nhưng vẫn ánh lên tình yêu thương đáng ngưỡng mộ. Bà cụ Tứ là hiện thân của những gì cao đẹp nhất của một con người, một nhân cách.

5. Kết bài phân tích Bà cụ Tứ - Mẫu 5

Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ bằng những chi tiết rất đời thường nhưng lại khiến cho người đọc có một sự nhìn nhận khác về người nông dân trong hoàn cảnh đất nước đói kém. Bà là người khiến nhiều người khác khâm phục và ngưỡng mộ.

6. Kết bài phân tích Bà cụ Tứ - Mẫu 6

Bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Kim Lân đã lách sâu ngòi bút của mình để thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng bao dung nhân hậu của bà cụ Tứ với đôi vợ chồng trẻ. Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất, đại diện tiêu biểu cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam. Đồng thời qua nhân vật này cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân.

Kết bài về phân tích nhân vật Thị

1. Kết bài phân tích nhân vật người Vợ Nhặt - Mẫu 1

Nhân vật Thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là nhân vật đại diện cho hàng triệu kiếp người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Tuy nhiên sống trong cảnh khốn khổ cùng đường nhưng thị vẫn giữ cho mình được những vẻ đẹp tâm hồn quý giá, tiêu biểu nhất ấy là niềm khao khát được sống, khao khát hạnh phúc, niềm hy vọng vào một tương lai mới tốt đẹp hơn. Bộc lộ rõ nét tư tưởng nhân văn, nhân đạo mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm của mình.

2. Kết bài phân tích nhân vật người Vợ Nhặt - Mẫu 2

Đây là một nhân chứng có ý nghĩa tố cáo, lên án tội ác tày trời của Nhật – Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than, không được sống đúng nghĩa là một con người. Qua tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân gián tiếp khẳng định: Trong đói khổ, hoạn nạn, kề bên cái chết, những con người nghèo khổ nếu biết dựa vào nhau, san sẻ vật chất và tình thương cho nhau thì chính là vừa tự cứu mình, vừa cứu người. Những con người như vậy nhất định phải được sống ấm no, hạnh phúc.

3. Kết bài phân tích nhân vật người Vợ Nhặt - Mẫu 3

Tóm lại, người vợ nhặt là một sáng tạo của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện một ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Con người ta dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn hướng về tương lai và không bao giờ mất đi niềm tin vào sự sống. Thông qua hình ảnh nhân vật Thị nhà văn như phanh phui, lột trần bộ mặt thối nát của bọn thực dân và bọn cường quyền lộng hành, chính vì tội ác của chúng mà làm thân phận con người chỉ đáng vài bát bánh đúc, chính chúng là thủ phạm hủy hoại tương lai của biết bao con người. Chính Thị là một hình tượng mà nhà văn Kim Lân đã dựng lên để nói với nhân dân và bè lũ độc ác kia rằng người phụ nữ Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung không bao giờ từ bỏ sự sống ở bất cứ hoàn cảnh nào.

4. Kết bài phân tích nhân vật người Vợ Nhặt - Mẫu 4

Qua truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã khắc họa nhân vật người phụ nữ vợ nhặt rất thành công. Tác giả chú trọng khắc họa hành động, cử chỉ, nét mặt của nhân vật để người đọc hiểu được tâm lý của người phụ nữ. Nhà văn lựa chọn được những chi tiết rất phù hợp để bộc lộ số phận cũng như vẻ đẹp của nhân vật. Nhân vật vợ nhặt nắm giữ vai trò khá quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm đồng thời có vai trò quyết định trong việc hình thành nên tình huống truyện. Trong mái ấm gia đình, người đàn bà ấy đã sống với bản chất tốt đẹp vốn có của mình, của một người phụ nữ Việt Nam.

5. Kết bài phân tích nhân vật người Vợ Nhặt - Mẫu 5

Nhân vật vợ Tràng trong truyện "Vợ nhặt" đã nói lên một sự thật ở đời. Trong đói khổ hoạn nạn, kề bên cái chết, nhân dân ta vẫn khao khát được sống ấm no hạnh phúc. Những người nghèo khổ đã biết dựa vào nhau, san sẻ vật chất và tình thương cho nhau để vượt qua thử thách khắc nghiệt, vươn tới ấm no hạnh phúc và sự đổi đời với niềm tin: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời"... Cũng như bà cụ Tứ, anh cu Tràng, nhân vật vợ Tràng đã có vai trò thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác phẩm "Vợ nhặt".

Kết bài về phân tích nhân vật Tràng

1. Kết bài về phân tích nhân vật Tràng - Mẫu 1

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hy vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

2. Kết bài về phân tích nhân vật Tràng - Mẫu 2

Tràng giống như một đứa con tinh thần của Kim Lân. Tình huống nhặt vợ đầy bất ngờ và đặc biệt nhưng đã thể hiện được tư tưởng sâu sắc của tác phẩm đó chính là dù người nghèo đói, cùng cực nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống chứ không phải là cái chết, luôn có niềm tin vào tương lai tươi đẹp. Qua Tràng ta cũng đã cảm nhận được một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của người dân lao động nghèo đó chính là tình người và hi vọng.

3. Kết bài về phân tích nhân vật Tràng - Mẫu 3

Có thể nói rằng, “Vợ nhặt” là một bức tranh sống động về đời sống người nông dân trong nạn đói 1945. Tuy rằng ở đó, con người hãy còn chìm trong bóng tối, đói nghèo và chết chóc nhưng với con mắt tinh tường, nhà văn Kim Lân vẫn phát hiện ra chiều sâu tâm hồn tốt đẹp ẩn chứa bên trong họ. Đó là tình yêu thương con người, là ý thức trách trách nhiệm của mình đối với gia đình và và xã hội. Trên cái nền đen tối ấy, con người đã vượt lên và tỏa sáng những vẻ đẹp rực rỡ nhất. Đó cũng chính là giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm đến bạn đọc.

4. Kết bài về phân tích nhân vật Tràng - Mẫu 4

Tóm lại, Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Tràng là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và tin vào cuộc sống ở tương lai. Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Tràng. Ông đã mô tả tâm lí nhân vật thật sâu sắc. Ông đã đi sâu vào bên trong tâm hồn của mỗi nhân vật trong truyện nói chung và đối với nhân vật Tràng nói riêng, để phát hiện và mô tả những tình tiết cảm động và khát vọng mãnh liệt của những con người nghèo khổ về một cuộc sống hạnh phúc. Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật Tràng được nhà văn sắp xếp một cách chặt chẽ hợp lý, tập trung biểu hiện rõ chủ đề của câu chuyện.

5. Kết bài về phân tích nhân vật Tràng - Mẫu 5

Kim Lân đã khắc họa nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của Tràng bằng ngòi bút sắc sảo. Anh thô kệch nhưng không sỗ sàng, trái lại biết ngượng nghịu, biết sợ, nhất là biết lo nghĩ cho cuộc sống về sau. Qua nhân vật Tràng, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Kim Lân đã tiếp nối những trang viết giàu chất nhân bản về người lao động bình thường của những nhà văn trước đó như Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao.

6. Kết bài về phân tích nhân vật Tràng - Mẫu 6

Bằng ngòi bút phân tích tâm lí bậc thầy, ngôn ngữ giản dị mà điêu luyện Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật Tràng. Nhân vật đã vẽ nên chân thực cuộc sống của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đồng thời cũng thể hiện sự cảm thong, tin yêu của Kim Lân với số phận những người nông dân bất hạnh vào tương lai tươi sáng của họ.

Kết bài phân tích giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

1. Kết bài phân tích giá trị nhân đạo - Mẫu 1

Hạnh phúc của Tràng và niềm vui của mẹ già tuy muộn mằn nhưng đáng quý và đáng trân trọng biết bao! cổ kim đông tây đã có ai nhặt được vợ? Cái đói do bọn Nhật, Pháp gây ra đã cướp đi tất cả tính mạng và phẩm giá con người. Một sự thật được khẳng định: niềm khao khát tình yêu và hạnh phúc, khao khát sống mạnh hơn cái chết. Cái vị đời ngọt ngào và tình người ấm áp đã tỏa sáng giá trị nhân đạo truyện "Vợ nhặt" mà ta trân trọng.

2. Kết bài phân tích giá trị nhân đạo - Mẫu 2

Như vậy, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã chứng minh giá trị nhân đạo nhân đạo sâu sắc của ngòi bút Kim Lân. Giá trị nhân đạo không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm thương yêu con người, sự trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người mà nhà văn còn bộc lộ sự chống lại chế độ xã hội phát xít thực dân đã bóp nghẹt cuộc sống của con người, đẩy những người dân nghèo chất phác, lương thiện tới bước đường cùng. Đặc biệt hơn, giá trị nhân đạo của “Vợ nhặt” không dừng lại ở tư tưởng xáo rỗng mà thiết thực hơn, Kim lân đã chỉ ra cho những người nông dân giải pháp để vượt qua hoàn cảnh khốn cùng. Đó chính là đấu tranh chống lại chế độ xã hội, đòi quyền con người, tự mình đi tìm tương lai cho chính mình!

3. Kết bài phân tích giá trị nhân đạo - Mẫu 3

Thông điệp này đã được Kim Lân chuyển hóa thành một thiên truyện ngắn xuất sắc với cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

4. Kết bài phân tích giá trị nhân đạo - Mẫu 4

Bằng cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của người dân sau cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về nạn đói và cái chết đầy bi thương của những năm tháng này. Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc góp phần tạo nên thành công trong tác phẩm. Từ đó ta thấy được chiều sâu so với các tác phẩm văn học hiện thực trước đó.

5. Kết bài phân tích giá trị nhân đạo - Mẫu 5

Giá trị nhân đạo của tác phẩm làm nên niềm tin cho những con người lao động nghèo khổ, khốn khó.. Nó chính là bản năng sống, khát khao được hạnh phúc của mỗi con người. Nó thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của tác giả Kim Lân khi đồng cảm với người nông dân, nhân vật của mình.

Kết bài phân tích tình huống truyện Vợ nhặt

1. Kết bài phân tích tình huống Vợ nhặt - Mẫu 1

Như vậy, thông qua tình huống nhặt vợ đầy đặc biệt, tác giả Kim Lân đã tái hiện được không khí đói khát, chết chóc của nạn đói nhưng từ cái nền đói khát đó tác giả đã làm nổi bật lên ánh sáng của tình người, làm bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp ở những người dân nghèo khổ.

2. Kết bài phân tích tình huống Vợ nhặt - Mẫu 2

Có thể nói, ấn tượng của người đọc với tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân chính là ở tình huống truyện đầy độc đáo, bất ngờ nhưng cũng không kém phần éo le của thiên truyện. Thành công đó khiến truyện ngắn của Kim Lân sống được với thời gian. Cái nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu người bị chết đói ấy, rồi một lúc nào đó sẽ lùi vào dĩ vãng. Nhưng câu chuyện “nhặt vợ” của anh Tràng thì vẫn sống cùng tâm hồn, cùng nỗi đau và niềm tin của người dân Việt Nam.

3. Kết bài phân tích tình huống Vợ nhặt - Mẫu 3

Tình huống “Vợ nhặt” độc đáo và hấp dẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Tình huống ây không chỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triển dễ dàng, tốt đẹp, mà còn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề truyện: niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếp nhất.

4. Kết bài phân tích tình huống Vợ nhặt - Mẫu 4

Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu xa của tác phẩm. Cho dù không trực tiếp nói tới thực dân Pháp, phát xít Nhật và chính quyền phong Kiến tay sai nhưng từ câu chuyện về người vợ nhặt vẫn toát lên lời tố cáo đanh thép tội ác tày trời của chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc có một không hai trong lịch sử nước ta. Quan trọng hơn cả là truyện đã thể hiện thành công vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái vẻ ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào một sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên sức sống lâu dài của tác phẩm.

5. Kết bài phân tích tình huống Vợ nhặt - Mẫu 5

Có thể khẳng định, truyện ngắn Vợ nhặt là một thành công của Kim Lân. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông cũng là đỉnh cao của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Người đọc nhớ mãi một Vợ nhặt với tình huống truyện độc đáo và chất nhân văn cao cả của tác phẩm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 45.702
0 Bình luận
Sắp xếp theo