Cúng tạ đất cuối năm 2022

Cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào? Cúng tạ đất cuối năm là một nghi lễ cổ truyền trong dịp tết Âm lịch cổ truyền của dân tộc. Nhân dịp đón Tết Quý Mão 2022, Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn cách làm lễ cúng tạ đất cuối năm để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình sinh sống (Lễ tạ đất). Dưới đây là chi tiết cách cúng tạ đất cuối năm Nhâm Dần để chuẩn bị chào đón năm mới Quý Mão 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Cúng tạ đất cuối năm ngày nào?

Xem ngày cúng đất năm 2022 - Cúng tạ đất cuối năm là một tục lệ lâu đời của người dân Việt mỗi khi năm hết Tết đến để bày tỏ tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh trông coi cai quản đất nơi mình sinh sống. Vậy cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào thì phù hợp và tốt nhất?

Theo quan niệm của ông cha ta, lễ cúng đất cuối năm thường được thực hiện vào khoảng thời gian từ Rằm tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Ở một số địa phương, nghi lễ cúng tạ đất cuối năm có thể được tiến hành chung với lễ cúng ông Công ông Táo.

Thiết nghĩ, dù là thời gian nào đi nữa, nếu chọn được ngày đẹp cũng như thành tâm cầu khấn, tri ân các vị thần cai quản đất đai đều được.

Cúng tạ đất cuối năm

2. Ngày đẹp cúng tạ đất cuối năm Nhâm Dần

Sau đây là chi tiết danh sách các ngày tốt cúng tạ đất cuối năm 2022:

Chủ Nhật, ngày 8/1/2023 tức ngày 17/12/2022 Tức ngày Bính Dần, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.

Giờ hoàng đạo

  • Mậu Tý (23h-01h)
  • Kỷ Sửu (01h-03h)
  • Nhâm Thìn (07h-09h)
  • Quý Tỵ (09h-11h)
  • Ất Mùi (13h-15h)
  • Mậu Tuất (19h-21h)

Thứ Hai, ngày 9/1/2023 tức ngày 18/12/2022 Tức ngày Đinh Mão, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.

Giờ hoàng đạo

  • Canh Tý (23h-01h)
  • Nhâm Dần (03h-05h)
  • Quý Mão (05h-07h)
  • Bính Ngọ (11h-13h)
  • Đinh Mùi (13h-15h)
  • Kỷ Dậu (17h-19h)

Thứ Tư, ngày 11/1/2023 tức ngày 20/12/2022 Tức ngày Kỷ Tỵ, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.

Giờ hoàng đạo

  • Ất Sửu (01h-03h)
  • Mậu Thìn (07h-09h)
  • Canh Ngọ (11h-13h)
  • Tân Mùi (13h-15h)
  • Giáp Tuất (19h-21h)
  • Ất Hợi (21h-23h)

Thứ Bảy, ngày 14/1/2023 tức ngày 23/12/2022 Tức ngày Nhâm Thân, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.

Giờ hoàng đạo

  • Canh Tý (23h-01h)
  • Tân Sửu (01h-03h)
  • Giáp Thìn (07h-09h)
  • Ất Tỵ (09h-11h)
  • Đinh Mùi (13h-15h)
  • Canh Tuất (19h-21h)

Thứ Hai, ngày 16/1/2023 tức ngày 25/12/2022 Tức ngày Giáp Tuất, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.

Giờ hoàng đạo

  • Bính Dần (03h-05h)
  • Mậu Thìn (07h-09h)
  • Kỷ Tỵ (09h-11h)
  • Nhâm Thân (15h-17h)
  • Quý Dậu (17h-19h)
  • Ất Hợi (21h-23h)

Thứ Ba, ngày 17/1/2023 tức ngày 26/12/2022 Tức ngày Ất Hợi, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.

Giờ hoàng đạo

  • Đinh Sửu (01h-03h)
  • Canh Thìn (07h-09h)
  • Nhâm Ngọ (11h-13h)
  • Quý Mùi (13h-15h)
  • Bính Tuất (19h-21h)
  • Đinh Hợi (21h-23h)

Thứ Sáu, ngày 20/1/2023 tức ngày 29/12/2022 Tức ngày Mậu Dần, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.

Giờ hoàng đạo

  • Nhâm Tý (23h-01h)
  • Quý Sửu (01h-03h)
  • Bính Thìn (07h-09h)
  • Đinh Tỵ (09h-11h)
  • Kỷ Mùi (13h-15h)
  • Nhâm Tuất (19h-21h)

Thứ Bảy, ngày 21/1/2023 tức ngày 30/12/2022 Tức ngày Kỷ Mão, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.

Giờ hoàng đạo

  • Giáp Tý (23h-01h)
  • Bính Dần (03h-05h)
  • Đinh Mão (05h-07h)
  • Canh Ngọ (11h-13h)
  • Tân Mùi (13h-15h)
  • Quý Dậu (17h-19h)

3. Ý nghĩa cúng tạ đất cuối năm

Theo tín ngưỡng châu Á, Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần) cai quản một vùng đất nào đó. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì ta phải cúng vị thần này.

Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình, đó là lý do khi sắp xếp bát hương khi đứng ở ngoài nhìn vào thì: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.

Lễ tạ này mang ý nghĩa tri ân chư vị Thổ Thần đã hộ trì cho mình. Nếu làm lễ thì có thể làm ngay tại ban thờ Phật nhà mình. Chúng ta bạch thỉnh các vị ấy lên và bạch nôm na như thế này: "Hôm nay là ngày cuối năm 23 tháng Chạp, chúng con sắm sửa mâm cơm chay tịnh.

Trước là cúng dường trên mười phương chư Phật, chư Bồ tát, Thánh Hiền; thứ nữa là cúng dường cho hết thảy chư vị chư thiên, chư thần, Thổ Thần, Thổ địa, Long Thần ở đây, mong các vị hộ trì cho chúng tôi".

Rồi sau đó chúng ta phát nguyện sám hối, tụng kinh, bố thí, phóng sinh để hồi hướng phúc báu cho họ. Tuy nhiên, việc tri ân không bắt buộc, nếu chúng ta không có thời gian thì cũng không sao cả.

Mỗi vùng miền lại có một cách cúng khác nhau, ví dụ những người Hoa Kiều và một số người miền Nam thường khi cúng Thổ Công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (vì theo một vài sự tích thì Thổ Công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn). Người miền Bắc thì vẫn cúng như bình thường.

4. Sắm lễ cúng tạ đất cuối năm

Nghi thức đối với gia đình có một ban thờ gồm 3 lư hương thờ: Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.

Mâm lễ cúng tạ đất cuối năm

Sau khi lau dọn bàn thờ, các lễ vật cần sắm sửa và sắp lên thường là như sau:

Phần lễ chay, mặn:

- Hương nhang, một đĩa gạo, một đĩa muối trắng, nếu là bàn thờ lớn thì mua 10 bông hoa tươi (thường là hoa cúc) chia đều ra hai lọ ở hai bên, trầu ba lá, cau ba quả thuộc loại to, đẹp, một đĩa ngũ quả, xôi trắng. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm bánh kẹo, thuốc lá, chè…

- Lễ mặn có thể bao gồm: gà luộc nguyên con hoặc chân giò luộc, ba chén nhỏ đựng rượu, 10 lon bia và 6 lon nước ngọt.

- Các gia đình chú ý khi thắp hương làm lễ cần dùng đèn thờ hoặc trong trường hợp không có đèn thờ thì dùng đôi nến để thay thế.

Vàng mã cúng tạ đất cuối năm

Phần mã không bắt buộc mà tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Thông thường gồm:

Bộ ngũ phương gồm 5 ông ngựa (đỏ, xanh, vàng, tím, trắng) và 5 bộ mũ áo, cờ kiếm.

Bộ thần linh thổ địa gồm ông ngựa đỏ, mũ, áo, cờ, kiếm và tiền vàng.

Bộ cúng gia tiên gồm 1 cây vàng hoa đỏ, 1 vàng ngũ phương, 1 đĩa lớn đựng 50 lễ vàng.

5. Bài cúng tạ đất cuối năm

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT!

Con kính lạy:

- Quan đương xứ thổ địa chính thần

- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhằm tiết... Chúng con là:.....

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

6. Nghi lễ cúng tạ đất cuối năm 2022

Trước ngày làm lễ cúng đất đai, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật theo đúng phong tục tập quán và chuẩn bị đến giờ làm lễ thì sắp các lễ vật đã chuẩn bị ra mâm cúng và đặt ở ngoài trời. Đối với những gia đình ở chung cư không thể cúng ở bên ngoài thì có thể cúng trong nhà.

Lưu ý, đối với cách bày ngựa cúng tạ đất thì cần phải đặt 10 lễ tiền vàng lên lưng mỗi ông ngựa.

Khi mọi thủ tục chuẩn bị đã xong xuôi, thì gia chủ tiến hành làm lễ theo thứ tự sau:

Gia chủ thắp hương, chắp tay vái 3 lần.

Sau đó đọc văn khấn.

Đọc văn khấn xong, gia chủ chắp tay vái 3 lần.

Đợi đến khi hương gần tàn hết thì hóa vàng và hạ lễ để thụ lộc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 18.913
0 Bình luận
Sắp xếp theo