Top 10 mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc

Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng bao gồm các mẫu bài phân tích Sóng, cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng hay và sâu sắc sẽ giúp các em học sinh lớp 12 hiểu hơn về bài thơ Sóng của tác giả Xuân Quỳnh. Ở bài viết trước Hoatieu đã chia sẻ các mẫu bài phân tích bài thơ Sóng hay nhất, trong bài viết này mời các bạn cùng tham khảo thêm các mẫu bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng.

Trong số các bài thơ viết về chủ đề tình yêu, có thể nói Sóng của Xuân Quỳnh luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc. Đến với tình yêu trong thơ của Xuân Quỳnh không quá dồn dập và mãnh liệt như thơ của Xuân Diệu. Những cảm xúc tình yêu được Xuân Quỳnh thể hiện một cách tinh tế, nhẹ nhàng mơn man nhưng vẫn đầy nhiệt huyết và sự thủy chung son sắc. Sau đây là một số bài văn mẫu phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng, phân tích khổ 1, 2 bài Sóng hay và chi tiết giúp các em học sinh có thêm kiến thức khi gặp dạng đề này.

1. Dàn ý Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng

I. Mở bài

Những nét chính về bài thơ Sóng cũng như nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Đi từ chủ đề tình yêu trong văn học – là ngọn nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân.

Tóm tắt những nét chính về giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm Sóng.

II. Thân bài

Những cảm thức của nhà thơ về hình tượng Sóng.

Tâm trạng người con gái trong tình yêu trong bài thơ.

Ước vọng lý giải trong tình yêu qua hình tượng Sóng.

III. Kết bài

Tóm tắt lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Nêu cảm nghĩ của bản thân về hình tượng sóng, về khát vọng của nhân vật trữ tình.

2. Phân tích khổ 1, 2 bài Sóng ngắn nhất

Đẹp dịu dàng như một bông hoa đồng nội, Xuân Quỳnh đã ghi dấu ấn của mình với người đọc bằng những vần thơ nhẹ nhàng và sâu lắng. Không cuống quýt vội vã như Xuân Diệu, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh êm đềm, mãnh liệt nhưng vẫn đằm thắm dạt dào nữ tính như những con sóng nhỏ cứ vỗ bờ mãi không thôi. Và một trong những bài thơ tình nổi tiếng nhất cảu Xuân Quỳnh có thể kể đến là bài Sóng. Qua hai khổ thơ đầu của tác phẩm, Xuân Quỳnh đã lên tiếng về tình yêu của người phụ nữ vừa đằm thắm lại vừa nồng nàn mãnh liệt.

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Nếu Xuân Diệu lựa chọn hình ảnh sóng để biểu hiện cho tình yêu của anh dành cho em, một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, muốn ôm trọn em vào lòng, muốn hôn lấy em,… thì Xuân Quỳnh, lại lựa chọn hình tượng này, viết về sóng để gửi gắm tình yêu của trái tim người phụ nữ. Với những khao khát trong tình yêu, với những cũng bậc ảm xúc nhiều khi biến động, hai hình tượng “sóng và em” khi song hành, khi tách biệt, khi hòa nhập để em soi mình vào trong sóng nhìn ra những tình cảm của riêng mình. Xuân Quỳnh đã bắt đầu thi phẩm này một cách vô cùng tinh tế:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”.

Nguyễn Đình Thi từng nói rằng khi người ta yêu, thường hay đứng trước biển. Bởi chỉ có biển mới sánh sánh được với cái mênh mông tình yêu trong họ. Xuân Quỳnh cũng thế, cô đang yêu, đăng đắm say trong cảm giác vừa trong trẻo vừa rối bời trong trái tim mình. Thế nên, cô về với biển, ngắm nhìn con sóng bạc đầu bồi hồi suy tưởng.

Khi đứng trước đại dương bao la, trước muôn trùng con sóng vỗ bạc đầu, người nghệ sĩ lại có trong mình nhiều rung cảm đến vậy, để cho tới tận bây giờ, biển vẫn hát khúc ca của đại dương. Đọc giả của những năm tháng thời kì ấy, vẫn ru hoài giấc mơ qua những thi phẩm khởi nguồn từ con sóng như thế.

Trong khổ thơ đầu tiên, nghệ thuật đối đã được sử dụng một cách rất tinh tế. Các cặp từ đối lập : “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ” là biểu hiện rõ ràng nhất cho những trạng thái đối cực của con sóng ngoài đại dương. Khi đại dương hiền hòa, những con sóng thật nhẹ nhàng, êm dịu. Khi giông bão đi ngang, biển động sóng mạnh mang theo bao cuồng nộ. Những trạng thái đối cực của sóng cũng chính là những trạng thái đối cực của tình yêu, có những khi rất bình yên, nhưng cũng có những ngày bão tố.

Ta cũng có thể hiểu hau câu thơ này theo một trường nghĩa khác. Với trạng thái đối cực của trái tim người phụ nữ khi yêu, một người phụ nữ khao khát tình yêu. Khi vui, khi buồn, khi giận hờn, khi trách móc, khi hạnh phúc, khi tổn thương,… những cung bậc cảm xúc của tình yêu quả thật rất diệu kỳ bởi một lẽ:

“Vì tình yêu muôn thủa
Có bao giờ đứng yên”

Chuyển đến hai câu thơ tiếp theo, ta nhìn thấy sự mới lạ trong tứ thơ của Xuân Quỳnh:

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Những hình ảnh xuất hiện liên tiếp, hình ảnh của dòng sông, của con sóng và của “bể”, ở đây có thể hiểu là biển, là đại dương. Trăm suối đổ về một sông, trăm sông đổ về biển lớn, sóng không chấp nhận giới hạn nhỏ bé tầm thường, sóng chuyển mình ra biển lớn, tìm về đại dương, tìm đến nơi thuộc về. Ở hai câu thơ này, mạch sóng như bứt phá ra khỏi một không gian chật hẹp để tìm đến những điều lớn lao.

Cũng giống như trái tim tình yêu của những người phụ nữ, vượt qua những giới hạn nhỏ bé tầm thường, để tìm đến với tình yêu đích thực của cuộc đời mình. Có thể thấy rằng, đây cũng chính là một trong những nét hiện đại trong thơ Xuân Quỳnh, cũng là góc nhìn, một quan niệm mới mẻ về người phụ nữ hiện đại, dám đấu tranh vì tình yêu, vượt qua những thứ lễ giáo phong kiến để đến với hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Ở khổ thơ đầu của mình, Xuân Quỳnh đã rất tinh tế khi gửi gắm tới bạn đọc một thông điệp mới mẻ trong thời đại lúc bấy giờ: “Người phụ nữ chủ động tìm đến với tình yêu để được sống với chính mình”.

Xuân Quỳnh viết “Sóng”, cô đang hát những khúc hát về tình yêu để đến bây giờ, biết bao nhiêu thập kỷ trôi quan rồi, những độc giả vẫn dành biết bao nhiêu tình yêu của mình cho một mảnh “tình thơ” đã cũ. Và tình yêu trong “Sóng” – mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, của lứa đôi:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Thán từ “ôi” được sử dụng, bộc lộ mạnh mẽ những trạng thái cảm xúc đang trào lên trong lòng. Cặp từ đối “ngày xưa” – “ngày sau” khiến cho người đọc có biết bao nhiêu liên tưởng khi đọc đoạn thơ này. Trải qua hàng ngàn hàng vạn năm, từ khi đại dương xuất hiện, những con sóng cũng ra đời.

Hai khổ thơ khép lại nhưng sóng mãi còn lan toả. Dẫu cho thời gian mãi là một dòng tuyến tính không bao giờ quay trở lại thì sóng vẫn cứ mãi hát khúc ca của đại dương bất diệt, vẫn cứ là mình, vẫn “dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ”. Cũng giống như tình yêu, những khát khao về tình yêu luôn luôn là những hoài bão đang đập nhanh trong trái tim của những người trẻ. Câu chuyện tình yêu là câu chuyện của tôi, của bạn, của chúng ta, của quá khứ, hiện tại và muôn đời sau sẽ còn nhắc mãi, nhắc hoài. Còn đại dương là còn sóng, còn những trái tim đang đập trong lồng ngực là còn tình yêu.

3. Phân tích Sóng 2 khổ thơ đầu

Khi nhắc đến ông hoàng thơ tình, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ đến Xuân Diệu. Tuy nhiên, nếu nói đến nữ hoàng thơ tình thì chắc hẳn không ai có thể vượt qua được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Nếu như ở thơ Hồ Xuân Hương là những tiếng lòng ai oán về thân phận phụ nữ, những mảnh tình chưa tròn thì đến với hồn thơ Xuân Quỳnh như một ngọn gió mới về tình yêu đôi lứa. Không cần quá dồn dập mãnh liệt như Xuân Diệu, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh mang những nét trong trẻo, mãnh liệt nhưng vẫn dịu êm. Điều này đã được tác giả đặc biệt thể hiện qua 2 khổ thơ đầu bài Sóng.

Qua hai khổ thơ đầu nữ sĩ đã cho chúng ta cảm nhận được đặc điểm của những con sóng biển và những con sóng tình yêu, những con sóng luôn chứa đựng những trạng thái đối lập và luôn có những khát khao vươn tới những sự vĩ đại, bao la. Mở đầu, nhà thơ viết:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”

Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã sử dụng tới hai cặp tính từ trái nghĩa để miêu tả đặc điểm của sóng biển: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”. Thông thường đứng giữa những cặp tính từ trái nghĩa là quan hệ từ biểu đạt sự tương phản “tuy – nhưng”, thế nhưng ở đây nhà thơ nữ Xuân Quỳnh lại sử dụng quan hệ từ “và” vốn biểu đạt quan hệ cộng hưởng, cộng thêm, nối tiếp. Như vậy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng lẽ.Những trạng thái đối lập của sóng cũng chính là những trạng thái đối lập trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen.

Tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ tiếp theo, con sóng được nhân hóa qua động từ “tìm” trong hành trình từ sông ra tới biển:

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Tác giả đã khéo léo sử dụng động từ “tìm” trong việc nhân hóa con sóng đã cho ta thấy được sự chủ động của con sóng, con sóng chủ động chối bỏ những phạm vi chật hẹp “sông” để vươn tới những phạm vi rộng lớn bao la “bể”. Như vậy trong bốn câu thơ đầu nhà thơ đã giúp ta nhìn lại hai đặc điểm tự nhiên, vốn có của những con sóng và chính tác giả cũng đã phải sử dụng tới hai câu thơ để khẳng định sự hiển nhiên, vốn có này:

“Ôi con sóng ngày xưa
và ngày sau vẫn thế”

Nữ sĩ đã khẳng định đặc điểm ngàn đời vốn có của sóng, từ quá khứ “ngày xưa” cho đến tương lai “ngày sau” con sóng vẫn luôn chứa đựng những trạng thái đối lập, vẫn luôn vận động theo quy luật trăm sông đều đổ về với biển. Trạng từ khẳng định “vẫn thế” một lần nữa biểu đạt một chân lí không bao giờ đổi thay.

Thơ ca, nghệ thuật là những sự sáng tạo mang đến cho người đọc những cảm xúc mới, đem đến cho tâm hồn con người những sự trải nghiệm phong phú. Ta tự hỏi vì sao trong sáu câu thơ đầu tác giả chỉ cho chúng ta hai đặc điểm tự nhiên, vốn có của con sóng? Để giải đáp cho điều này nữ sĩ viết tiếp hai câu thơ:

“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Đến đây ta đã cảm nhận được sự xuất hiện của một con sóng nữa đó là con sóng của tâm hồn, là con sóng của tình yêu, mà lại là tình yêu của tuổi trẻ đang bồi hồi, đang thổn thức trong trái tim, trong lồng ngực. Khát vọng tình yêu cháy bỏng mãnh liệt đang trào dâng trong lòng nữ sĩ. Như vậy đứng trước biển, trước những con sóng ào ạt ạt vỗ bờ dòng cảm xúc trong lòng nữ sĩ cũng trào dâng. Những con sóng biển ở sáu câu thơ đầu đã gọi những con sóng tình trong lòng nhà thơ. Sóng biển đã gọi sóng tình hay sóng biển chính là yếu tố khơi nguồn cảm xúc trong lòng thi sĩ.

Vì sao sóng biển lại gọi được sóng tình, lại có sức khơi gợi cảm xúc mãnh liệt như vậy? Có lẽ giữa sóng biển và sóng tình có sự tương đồng, nếu sóng biển biển chứa đựng những trạng thái đối lập thì tâm trạng người con gái đang yêu cũng có những lúc giận dỗi, hờn ghen, có những lúc yêu thương dịu dàng đằm thắm:

Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay?”

Con gái khi yêu luôn là như thế, luôn mâu thuẫn, đối lập trong lời nói và hành động. Nếu yêu một người con gái mà không biết nhìn thẳng vào mắt người đó thì chắc chắn một điều rằng anh chàng sẽ khó lòng hiểu và yêu thương cô gái trọn vẹn.Hành trình của sóng chính là hành trình của tình yêu. Nếu con sóng luôn luôn chủ động chối bỏ những chật chội hẹp hòi để vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang yêu cũng luôn luôn có khát khao như thế. Họ dũng cảm từ bỏ những ích kỉ, nhỏ nhen để vươn tới tình yêu bao dung. Việt Nam là một nước có lịch sử ơn một nghìn năm phong kiến và chế độ phong kiến đã đè nặng tư tưởng phụ nữ Việt. Thời kì những năm 1967 ảnh hưởng của tư tưởng hệ phong kiến chắc chắn còn, mà thậm chí còn rơi rớt đến một số thế hệ trẻ hiện nay thế nhưng ở Xuân Quỳnh ta bắt gặp một con người hiện đại, thông minh và sắc sảo, luôn khát khao hướng tới một tình yêu vĩ đại.

4. Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng ngắn gọn

“Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chẳng được yêu”

Tình yêu luôn là những cung bậc cảm xúc rất khó định hình, khó diễn tả. Tình yêu cho người ta cảm nhận rõ nhất những hỉ, nộ, ái, ố ở đời. Yêu là vui vẻ, đắm say, yêu là cả buồn đau, tủi hờn. Tiếng lòng tình yêu đã được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh khắc họa rõ nét qua bài thơ Sóng, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.

Đặt tên cho tác phẩm bài thơ là Sóng. Tuy đơn giản về mặt chữ nghĩa nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Xuyên suốt bài thơ là hình tượng con sóng, đây là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi trữ tình và thi nhân của Xuân Quỳnh. Sóng và em tuy hai mà môt, khi tách rời khi lại hòa nhập cộng hưởng trầm bổng tạo ra những rung động mãnh liệt trong tình yêu. Sóng và em luôn quấn quýt đan hòa tô vẽ nên tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Mở đầu bài thơ tác giả soi mình vào sóng để thấy được những nét tương đồng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Xuân quỳnh đã rất tinh tế khi quan sát các tính chất của thực thể sóng: dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ. Hai cặp tính từ mang sắc thái tương phản được đặt liền kề cho thấy trong bản thân thực thể luôn tồn tại nhiều đối cực khác nhau; khi hiền hòa dịu êm, khi lại mãnh mẽ, ồn ào. Mượn hình ảnh sóng nhà thơ muốn nói lên nỗi niềm, tính khí thất thường của người phụ nữ trong tình yêu: khi nhiệt huyến đắm say khi lại giận hơn, trầm lặng. Tình yêu là thế, luôn chứa đựng biết bao cung bậc những xúc cảm thật khó lí giải. Tình yêu khiến cho bản tính con người vì thế cũng có sự giao hòa đan xen khác lạ.

Để rồi khi đến những câu thơ thứ hai, không kìm nén được cảm xúc người phụ nữ đã xé tan mọi rào cản để vươn mình đến với cánh cửa của tình yêu đích thực:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Ở đây ta thấy xuất hiện hai phạm trù không gian là sông và bể. Bể chính là thế giới rộng lớn, khoáng đạt, là khát vọng lớn lao, chân trời mơ ước của biết trăm ngàn con sóng; chỉ có bể mới có thể chứa đựng được tính khí thất thường của sóng. Còn sông, trong tương quan với bể, sông ở vị trí nhỏ hẹp hơn, sông có giới hạn, chật chội. Sông không thể hiểu hết tâm tư tình cảm không thể đồng cảm, chứa đựng với tính khí thất thường của sóng nên sóng phải buộc lòng tìm ra bể để được an ủi, sẻ chia, để được đắm say. Sóng là em, tình yêu của sóng cũng chính là tình yêu của em. Sóng tìm ra bể chính là hiện thân cho khát khao của em, khát khao được vươn ra biển lớn, kiếm tìm một bến bờ tình yêu trân thành, thấu hiểu. Từ “tận” mang sắc thái biểu trưng cho xa xôi, khó khăn. Soi chiếu đối sánh với sóng ta thấy được hành trình gian nan, xa xôi, trắc trở của người phụ nữ khi kiếm tìm tình yêu đích thực của cuộc đời mình. Thế nhưng câu thơ mang sắc thái manh mẽ thể hiện được sự kì công, quyết liệt của người phụ nữ trong tình yêu. Dám khát khao, dám mơ ước và dám hành động để đi tìm hạnh phúc cho cuộc đời mình. Con sóng tìn hcuar Xuân quỳnh thật phi thường có bản lixng và đầy cá tính. Đây là nét độc đáo của người phụ nữ hiện đại, vô cùng chủ động, táo bạo và đầy dũng cảm.

Lúc này trong tâm hồn và trái tim người phụ nữ đang chan chứa biết bao hạnh phúc, bao ước niệm tươi đẹp về tình yêu:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày nay vẫn thế

Trong câu thơ có sựu xuất hiện của cặp từ hô ứng : ngày xưa và ngày sau. Ngày xưa chỉ chiều sâu của quá khứ; Ngày sau lại biểu trưng cho tương lại cho ý niệm vĩnh cửu mãi mãi. Nối ngày xưa với ngày nay, quá khứ với hiện tại và tương lại tác giả muốn nói đến vấn đề muôn thuở, dài rộng của thời gian. Thời gian cứ chảy trôi không ngừng còn con sóng lại vẫn thế. “Vẫn” là ổn định, là bất biến chẳng đổi thay, thế là đại từ thay thế cho cả đoạn thơ trên. Du thời gian cứ tuân hoàn đổi thay nhưng những khát vọng tình yêu thì chẳng bao giờ thay đổi. Con người của trước và nay, của quá khứ hiện tại hay tương lai vẫn thủy chung, sắt son, kiên định với khát khao hạnh phúc trân thành.

Bởi tình yêu cho con người ta sức hút diệu kì

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Từ láy “Bồi hồi” khéo léo được đặt đầu dòng thơ nhấn mạnh cảm giác đắm chìm, si mê, rạo rực trong tình yêu. Yêu và được yêu là quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời mỗi người. Khát vọng tình yêu là khát vọng thổn thức, đặc trưng cho tuổi trẻ mỗi con người. Cũng giống như nhà thờ Tố Hữu đã từng ví:

“Đời có gì đẹp hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau.”

Đứng trước không gian mênh mông rộng lớn là đại dương bao la, vị nữ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh đã không ngại ngần mà thốt lên những câu thơ rạo rực cảm xúc về tình yêu. Đây là những khám phá hết sức tinh tế, mới mẻ, làm nên những nét rất riêng, đặc trưng cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Tiếng thơ Xuân Quỳnh cũng là nỗi lòng chung của biết bao người phụ nữ Việt Nam son sắt, thủy chung, đức hạnh;

“Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố”

5. Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng - mẫu 1

Tình yêu là chủ đề muôn thuở của thi ca nhạc họa. Đứng trước tình yêu, con người luôn có những khát khao thấu hiểu và lý giải. Chính khát khao ấy đi vào văn học đã chuyển hóa thành những thi phẩm tình ca xuất sắc. Một trong những mối duyên tình đẹp của thơ ca Việt Nam chính là cuộc tình đẹp nhiều dở dang của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Bằng trái tim rạo rực của tình yêu, Xuân Quỳnh đã bộc lộ những nét tính cách của người con gái khi đang yêu vừa táo bạo lại vừa dịu dàng e ấp. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, đặc biệt là hai khổ đầu là khắc họa rõ nét người phụ nữ trong tình yêu.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ luôn da diết trong tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường. Đó cũng là tiếng lòng của biết bao người con gái khát trong tình yêu. Sóng được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền, là bài thơ xuất sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

Ý nghĩa hình tượng “Sóng” khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng được thể hiện qua cảm thức của nữ sĩ – qua tâm trạng của người con gái đang yêu. Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta sẽ thấy rất rõ điều này.

Từ xa xưa, người con trai đã mượn “sóng” để nói lên lời vàng đá:

“Bao giờ cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ bể anh mới đành bỏ em”

(Ca dao)

Trong phong trào Thơ mới, thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng mượn chuyện của sóng, biển và bờ để giãi bày tình yêu của mình:

“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hồn êm đềm mãi mãi”

(Biển – Xuân Diệu)

Trước Xuân Quỳnh, hình ảnh “sóng” thường tượng trưng cho tình yêu của người con trai mạnh mẽ, nồng nàn, quyết liệt… Trong bài thơ “Sóng”, hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ chính là “sóng”. Ở lớp nghĩa thực, sóng được miêu tả cụ thế, sinh động là những con sóng ngoài biển khơi bao la với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng là tình cảm trong tâm hồn người con gái với trái tim rạo rực khao khát yêu thương.

Hai hình tượng “sóng” và “em” sánh đôi với nhau như hai nhân vật trữ tình, tuy hai mà một, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, cùng khắc họa những trạng thái xúc cảm, những khao khát mãnh liệt của tác giả. Đây chính là cái nhìn mới mẻ của Xuân Quỳnh: người con gái trực tiếp giãi bày khát vọng tình yêu của mình một cách tự nhiên, táo bạo mà cũng rất chân tình và thiết tha.

Khổ thơ đầu diễn tả trạng thái tâm lý đặc biệt của tâm hồn người con gái đang yêu:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”

Bằng hình thức đối lập và cách ngắt nhịp 2/1/2 đều đặn tả nhịp điệu con sóng khi trào lên lúc lắng xuống nhịp nhàng. Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những đặc tính đối cực của sóng trên biển lúc phong ba cả. Hai từ “dữ dội”, “ồn ào” miêu tả cảnh “sóng” lúc phong ba bão tố: “sóng” dữ dằn không ngừng uốn lượn, phóng lên cao và liên tục gầm gào tạo ra những bọt tung trắng xóa.

Hai hình ảnh “dịu êm”, “lặng lẽ” là cảnh “sóng” lúc trời trong, gió thoảng: “sóng” nhấp nhô dịu dàng, nhẹ nhàng, êm ả vỗ vào bờ cát như thầm lặng một nỗi niềm. Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta thấy khi ngồi trước biển khơi rộng lớn bao la, Xuân Quỳnh có những phát hiện thật tinh tế, sắc về sóng cũng là về vẻ đẹp của biển cả, của thiên nhiên mênh mông, dào dạt.

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta thấy sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người con gái đang yêu nên khi nhà thơ phát hiện những đặc điểm đối cực của sóng thì đó cũng chính là phát hiện về bản tính thất thường đầy mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái đang yêu. Khi yêu người con gái cũng có lúc khát khao cháy bỏng không kìm nén được cảm xúc của mình nên bộc lộ ra bên ngoài bằng sự cuồng nhiệt, sôi nổi, “dữ dội” đến “ồn ào”. Nhưng cũng có lúc cảm xúc ấy lắng sâu vào bên trong bằng sự “dịu êm”, “lặng lẽ”, nồng nàn của nhớ thương.

Và đôi khi tình cảm ấy ở người con gái cũng có sự đảo ngược. “Dịu êm”, “lặng lẽ” bình tĩnh đến phớt lờ ở bên ngoài và cháy bùng ngọn lửa yêu thương đang khao khát “dữ dội” đến “ồn ào” ở bên trong. Những cung bậc tình cảm đó của người con gái đã được Puskin – nhà thơ Nga thế kỉ XIX đề cập đến trong bài thơ “Sao mà anh ngốc thế”:

“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay?
Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lễ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em!”

Bản chất người con gái khi yêu là vậy, luôn mâu thuẫn, đối lập với chính mình Hai câu thơ là lời tự thú táo bạo mà êm đềm của Xuân Quỳnh khi phát hiện trong trạng thái phong phú, phức tạp đầy biến động trong trái tim người phụ nữ đang yêu.

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta thấy những hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” miêu tả hành trình, quy luật của sóng đi từ sông ra biển cả. Biện pháp nhân hóa “sông không hiểu” và “sóng tìm ra” cho thấy sóng khát khao mạnh mẽ được vẫy vùng trong một không gian dào dạt, mênh mông. “Sông” tượng trưng cho sự bé nhỏ, chật chội, “bể” là hình ảnh của sự rộng lớn, không cùng. “Sông” dẫu dài, rộng đến đâu cũng chưa thể là nơi để “sóng” thỏa sức vẫy vùng. Với đặc tính “dữ dội”, “ồn ào” và “dịu êm”, “lặng lẽ” thì “sóng” chỉ có “tìm ra tận bể” bao la để hiểu rõ mình hơn.

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài sóng, người đọc cũng nhận ra bằng những hình ảnh ấy, tác giả đã gắn vào sóng nhưng mạnh mẽ, chín chắn của người phụ nữ trong tình yêu. Như sóng, người con gái không dễ dàng chấp nhận tình yêu trong giới hạn của sự bình thường hay tầm thường mà khao khát vươn tới những cái rộng lớn bao la để tự khám phá và nhận thức.

Trong xã hội phong kiến, với những định kiến của Nho giáo như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, cùng với đạo tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, mà phụ nữ phải cất lên lời than thân trách phận cho cuộc đời mình:

“Thân em như tấm lụa đào;
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

(Ca dao)

Nhưng Xuân Quỳnh đã đại diện cho tiếng nói của người phụ nữ hiện đại. Người con gái trong tình yêu không còn cam chịu, nhẫn nhục nữa mà đã minh bạch, quyết liệt rời xa tình yêu vị kỷ, bé nhỏ để đến với tình yêu cao thượng, vị tha, bao dung, Pascal năm xưa và Xuân Quỳnh ngày nay đều cảm nhận: “Tình yêu nâng cao con người thoát khỏi sự tầm thường”.

Khổ thứ hai, nhà thơ đã phát hiện ra quy luật của sóng cũng là quy luật của tình yêu con người

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Ngồi trước biển khơi rộng lớn bao la, nữ sĩ phát hiện mối tình bất tử giữa sóng và bờ. Thán từ “ôi” cùng những từ chỉ thời gian như “ngày xưa”, “ngày sau”, “vẫn thế” đã thể hiện niềm sung sướng của nữ sĩ khi phát hiện quy luật của “sóng” là quy luật của sự vĩnh hằng: Con song ngày xưa, ngày nay, sau vẫn thế – nghĩa là sóng ngàn năm vẫn vỗ mãi vào bờ thể hiện niềm khát khao bờ trong mối tình thủy chung, bất diệt.

Sóng muôn đời không thay đổi thì tình yêu sẽ mãi mãi song hành cùng với con người và khát vọng tình yêu cũng sẽ là khát vọng muôn đời mà thể hiện rõ nhất là tuổi trẻ. Những từ “khát vọng”, “bồi hồi” và hình ảnh “trong ngực trẻ” đã diễn tả thật mãnh liệt một trái tim với những nhịp đập dồn dập vì khát khao, một tâm hồn đang rạo rực niềm đam mê tình yêu của tuổi trẻ. Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng của Xuân Quỳnh, ta thấy thật ra, con người có thể yêu ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng tuổi trẻ là độ tuổi khát khao tình yêu cháy bỏng nhất. Với Xuân Quỳnh, còn tuổi trẻ là còn khát vọng của tình yêu bồi hồi…

Trong ca dao, trai gái ngày xưa cũng đã từng khao khát như thế:

“Thấy anh như thấy mặt trời;
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”.

(Ca dao)

Trong văn học trung đại, nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng vì tiếng sét ái tình mà đã vượt lên lễ giáo phong kiến, dù đêm hôm nhưng vẫn “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến tình tự cùng Kim Trọng. Còn ông hoàng tình yêu Xuân Diệu – đại diện cho tiếng nói của Phong trào Thơ mới – cũng đã từng da diết cháy bỏng trong tình yêu: “Làm sao sống được mà không yêu; Không nhớ, không thương một kẻ nào”. Bốn câu thơ cho thấy nữ sĩ Xuân Quỳnh đã diễn tả đúng tâm trạng của những người khi bắt gặp vầng sáng chói lóa của tình yêu.

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh, ta thấy hai hình tượng “sóng” và “em” vừa tương đồng vừa bổ sung soi chiếu vào nhau để làm rõ tình cảm, khát vọng của nhân vật trữ tình. Sóng hiển hiện không chỉ bởi hình ảnh mà còn hiển hiện qua âm điệu. Âm điệu của bài thơ “Sóng” là âm điệu của những con sóng trên biển cả, là nhịp của những con sóng lòng trong trái tim thi sĩ. Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và cách tổ chức ngôn từ, hình ảnh thể hiện tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của người con gái trong tình yêu.Giọng điệu ấy cũng chính là giọng điệu tâm hồn của thi nhân.

Qua hình tượng sóng và trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa “sóng” và “em”, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một nhà thơ nữ đã lấy sóng để bộc lộ thẳng thắn, mạnh mẽ tình yêu của người con gái và chủ động bày tỏ những rung động, rạo rực trong tâm hồn, trực tiếp nói lên niềm thương nỗi nhớ. Tâm hồn đó luôn khát vọng được sống trọn vẹn cho tình yêu. Đây cũng chính là vẻ đẹp thủy chung, thuần hậu trong tình yêu của người phụ nữ Việt Nam.

6. Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng - mẫu 2

Mở bài:

Văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ đã để lại nhiều tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn viết về đề tài đất nước. Thế nhưng đâu đó trên bước đường hành quân vẫn có những vần thơ tươi xanh vẫn có những đóa hoa nở dọc chiến hào cất lên bao lời ca say đắm về tình yêu đôi lứa. Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh sẽ đưa người đọc vào thế giới của tình yêu và cảm nhận những nét đặc sắc trong thế giới thơ tình của Xuân Quỳnh. Hai khổ thơ đầu bài thơ là những cảm nhận tinh tế sâu sắc của một trái tim yêu.

Thân bài:

Mở đầu bài thơ Xuân Quỳnh đã quan sát và miêu tả những đặc tính đối lập của sóng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Tác giả đã sử dụng cặp tiểu đối “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ” để diễn tả những trạng thái bất thường, đa dạng của sóng. Cách ngắt nhịp câu thơ 2/3 đều đặn, nhịp nhàng tạo nên âm điệu của những con sóng gối lên nhau vô hồi, vô hạn vỗ vào bờ. Cách sử dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối lập này luôn tồn tại trong một thể thống nhất không mâu thuẫn mà đan xen vận động chuyển hóa không ngừng. Những trạng thái đối nghịch của sóng cũng chính là những biến động khác thường những cảm xúc đa dạng trong trái tim người phụ nữ.

Hình ảnh nhân hóa “sóng” tìm ra tận bể gợi người đọc liên tưởng đến hành trình tìm đến cái rộng lớn bao la của sóng:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Dòng sông chật hẹp không chứa nổi sự xoay trở của sóng. Sóng sẽ từ bỏ không gian chật hẹp ấy để đến với cái bao la khoáng đạt của biển cả một cách tự tin, chủ động. Động từ “tìm” cùng với giới hạn “tận bể” cho thấy sự kì công, quyết tâm và khao khát bứt phá của sóng. Khát vọng bứt phá của sóng cũng chính là khát vọng đi tìm hạnh phúc tình yêu của trái tim em. Người con gái đang yêu luôn nhận thức được những biến động khác thường của lòng mình, muốn vượt qua cái tôi hạn hẹp cá nhân không chấp nhận một tình yêu ích kỉ tầm thường mà muốn vươn tới một tình yêu lớn đẹp đẽ, đích thực, bao dung.

Ra đến bể con sóng thấy những dao động trái ngược kia là muôn thuở, vĩnh hằng với thời gian:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Đứng trước biển con người ta có cảm giác nghìn năm trước khi chưa có mình biển vẫn thế này, nghìn năm sau mình đã tan biến khỏi mặt đất biển vẫn thế kia, sẽ vẫn mãi còn hình ảnh những con sóng từ xa mải miết chạy vào bờ tan mình vào bờ bãi. Đối diện với sự bất diệt, trường tồn của biển nhà thơ liên tưởng tới một sự bất diệt khác. Đó là sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Khát vọng tình yêu là khát vọng vĩnh hằng muôn thuở biết bao nhiêu thế kỉ đã qua con người đã đến và sống mà không thể thiếu tình yêu. Tình yêu khiến con người ta trẻ mãi, tái sinh như con sóng biển ào lên rồi lại tan ra hòa nhập vào biển cả.

Kết bài:

Đoạn thơ đã giúp chúng ta hiểu được về tình cảm và hồn thơ của Xuân Quỳnh. Dù sống trong hoàn cảnh nào tiếng thơ của Xuân Quỳnh vẫn hồn nhiên tươi tắn với những khát vọng hạnh phúc đời thường. Đúng như lời chị viết:

” Chỉ riêng điều được sống cùng nhau

Niềm vui sướng với em là có thật

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”

7. Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng - mẫu 3

Trong nền thơ ca Việt Nam nếu người ta thường nhắc Xuân Diệu trong danh xưng là ông hoàng thơ tình thì Xuân Quỳnh chính là bà hoàng thơ tình. Ở Xuân Quỳnh luôn đem đến cho độc giả những cái nhìn sâu sắc về tình yêu, nhà thơ thổn thức những lời thơ chân thành, có chút hồn nhiên, da diết của một trái tim khao khát yêu đương. Bài thơ Sóng không chỉ thành công trong cách truyền đạt ngôn ngữ mà còn ở việc nhà thơ tạo nên nhịp điệu riêng để thơ đi vào lòng người đọc một cách thú vị. Một người phụ nữ luôn da diết yêu và được yêu được nhà thơ mượn hình tượng sóng cùng nhịp điệu của sóng để nói về tiếng lòng mình. Vì thế mà bao trùm toàn bộ bài thơ là hình ảnh ẩn dụ độc đáo “Sóng”:

“Dữ dội và dịu êm

Sóng tìm ra tận bể”

Nhà thơ đã nhìn thấy chính lòng mình hiện tại trước đại dương bao la với những con sóng có lúc nổi lúc lại lặng yên kia. Đã bao lần chúng ta tìm về biển xanh để nói hết nỗi niềm, suy nghĩ trong bản thân, để khi đứng trước sự mênh mông, lớn lao kia, đợt sóng lần lượt va vào nhau dội lại mới thấy được trong nhà thơ những rung cảm đến thế. Biển mang khúc ca hát lên câu chuyện về con người, cuộc đời trong suy nghĩ của nhà thơ qua trái tim đa sầu đa cảm của thi sĩ. Với từ ngữ ngắn gọn ở khổ thơ đầu tiên nhưng lại khá lạ, tạo nên nét đặc biệt cho thơ Xuân Quỳnh. Nghệ thuật đối lập sử dụng linh hoạt ở các cặp từ: “Dữ dội – dịu êm”, “Ồn ào – lặng lẽ” đấy chính là những trạng thái trái ngược của con sóng biển hay chính là con sóng lòng. Đại dương, biển cả sẽ có lúc này lúc kia, khi hiền hòa thì ta sẽ thấy những đợt sóng nhẹ nhàng, thướt tha từng đợt nhưng một khi bão đến, biến động biển cả thì con sóng ấy bỗng nổi cơn hùng vĩ, va đập vào nhau. Nhìn thấy trạng tháo của sóng như thế nhà thơ thấy lòng mình trước tình yêu cũng có những lúc đối cực như vậy. Trái tim có lúc reo vui, bình yên nhưng không tránh khỏi những ngày buồn bã, rạo rực, đấu tranh bão tố. Trong tình yêu không phải lúc nào cũng êm ả niềm vui, hạnh phúc, tiếng cười mà sẽ có lúc dỗi hờn, giận dữ, trách móc, buồn phiền… và chính con sóng lúc êm đềm và dữ dội nói thay những cảm xúc đa dạng của người phụ nữ trong tình yêu. Bởi “Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên”.

Hình ảnh của dòng sông, bể chúng ta có thể mường tượng là biển và đaị dương. Dù chảy thể nào, trôi về đâu thì đích cuối cùng suối sẽ trở về sông, trăm sông lại timg đến biển lớn, đặc biệt con sóng kia không chịu những ràng buột, giới hạn nhỏ bé nên nó tìm về nơi thuộc về đó là biển lớn, đại dương. Nối liền mạch thơ ở đây chính là trái tìm của người con gái khi yêu luôn mong muốn có được một điểm tựa vững chắc, hứa hẹn sẽ làm , đích đến đúng nghĩa chứ không phải những lời hoa mỹ tầm thường rồi để đó. Xuân Quỳnh cho thấy nét hiện đại trong suy nghĩ và viết thơ của mình, một quan điểm táo bạo, hướng ngoại mới mẻ về người phụ nữ hiện đại luôn mãnh liệt chủ động, sống hết mình, vượt qua tất cả để có được tình yêu cho mình.

Khổ thơ thứ hai không dừng lại trong khuôn khổ về trạng thái của sóng nữa, lúc này nhà thơ đặt cả lòng mình nương nhờ con sóng nói lên tất cả mọi điều:

“Ôi con sóng… trong ngực trẻ”

Trong con sóng ngoài kia tình yêu chứa đựng là những khát khao yêu và được yêu, cảm giác trong tình yêu của lứa đôi. Thán từ “ôi” ở ngay câu đầu của đoạn thơ đủ cho ta thấy được xúc cảm dâng trào nổi trội trong lòng nhà thơ. Rồi tiếp đến cặp từ “ngày xưa” – “ngày sau” tiếp tục đưa lối người đọc khám phá trạng thaí đối lập để khẳng định thời gian muôn đời của con sóng từ quá khứ đến tương lai và dù thế nào thì sóng vẫn vận hành theo quy luật của chính nó. Trạng từ “vẫn thế” theo cùng để một lần nữa khẳng định chắc nịch hơn chân lí đó mãi không đổi thay. Ở những dòng thơ trên nhà thơ muốn diễn tả những đặc điểm tự nhiên của con sóng chỉ để đến đây nhằm nói đến con sóng tâm hồn chứ không chỉ là sóng biển, sóng lòng nữa. Trái tim khát khao tình yêu nơi tác giả lúc này trào dâng đến đỉnh điểm, nó luôn thường trực, chất chứa trong trái tim tuổi trẻ.

Câu chuyện tình yêu sẽ không là của riêng một ai, trong trái tim chúng ta đều tồn tại một tình yêu có lúc bình lặng rồi sẽ có lúc trào dâng mạnh mẽ, luôn muốn yêu và được yêu. Hai khổ thơ đầu bài Sóng cho thấy rõ hơn về phong cách thơ của Xuân Quỳnh và nét hiện đại của thi sĩ trước tình yêu nồng nàn, sôi nổi, chủ động.

8. Phân tích bài thơ Sóng khổ 1, 2

Xuân Quỳnh vẫn qua từng câu thơ, từng điệu hồn mà khát mong được đồng cảm, đồng điệu với tâm hồn của người đọc muôn thế hệ, và Sóng dường như là tiếng thơ tha thiết nhất chị gửi lại trước khi rời xa, là tiếng thơ mang đậm dấu ấn tâm hồn chị, và hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng chính là những khát khao cháy bỏng, chảy tràn tự nhiên từ hồn thơ của nữ sĩ về khát vọng được khám phá, được thấu hiểu bản thể, và đồng thời bày tỏ chân lí về quy luật bất tử của tình yêu của tâm hồn trẻ tuổi.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”.

Đoạn thơ mở đầu bằng những thái cực, bằng những sắc thái đối lập, giữa dữ dội và dịu êm, giữa ồn ào và lặng lẽ. Đó là hai vẻ đẹp đối chọi mà hòa điệu của con sóng biển khơi, hay chăng nó cũng đồng thời là vẻ đẹp trong tâm hồn người phụ nữ, vừa mang nét dịu dàng đằm thắm, vừa mang những khát khao cháy bỏng mãnh liệt. Nhưng có một điều, nếu thực sự chú ý ta mới nhận ra sự tinh tế trong cách đặt từ của Xuân Quỳnh, đó là dù ở hai thế cực đối lập nhau, nhưng chốt hạ ở cuối mỗi câu thơ đều là những gì rất đỗi dịu êm, lắng sâu. Phải chăng đó cũng là mong muốn của sóng với bến bờ của mình, luôn luôn hi vọng khao khát được nương mình vào điểm tựa bình yên, Và đó, có lẽ cũng là lúc ta nhận ra nét đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh, rằng chị hay bao nhiêu người phụ nữ khác, dẫu vinh quang tột cùng với ánh đèn, sân khấu hay con chữ, thì niềm khao khát mãnh liệt nhất, bình dị nhất vẫn là khao khát tìm được bến đỗ bình yên, bến đỗ hạnh phúc ấm êm. Đó cũng là lâu đài mà bất kể người phụ nữ nào đều vun vén, đắp xây.

Nhưng người con gái ấy, không phải chỉ vì khát khao hạnh phúc ấm êm mãnh liệt, mà chấp nhận đánh mất mình, trái lại, nếu sông không hiểu nổi mình, sóng chủ động tìm ra tận bể. Không phải đợi, chờ một ai đến để dẫn dắt, để quyết định, Sóng chủ động hòa mình để kiếm tìm, chinh phục, và đặc biệt là để thấu hiểu, để khám phá chính bản thể thẳm sâu của mình. Từ đó, giúp người đọc nhận ra, hóa ra tình yêu không chỉ cần cảm giác bình yên của một điểm tựa, mà còn cần sự thấu hiểu rất nhiều và rất sâu từ cả hai phía, có như vậy mới đạt đến sự vĩnh cửu của một tình yêu chân chính.

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Mượn sự vĩnh hằng, bất tử và bất biến của con sóng biển khơi để nói về nỗi khát khao tình yêu cháy bỏng trong lồng ngực trẻ, còn sự ví von nào giàu xúc cảm và giàu sức gợi đến thế. Trái tim ngực trẻ vẫn mãi một tình yêu, vẫn mãi một niềm rong ruổi bất tận cho hạnh phúc của đời mình, bởi như Xuân Diệu cũng từng nói, tuổi trẻ là mùa xuân của đời người, và tình yêu làm mùa xuân ấy trở nên thắm sắc đượm hương hơn. Có thể thấy trong ý thơ của Xuân Quỳnh, cũng có sự gặp gỡ, đồng điệu với những gì Xuân Diệu từng gợi nhắc, nhưng chính hình tượng sóng đã giúp cách diễn đạt trở nên mới mẻ, giàu chất thơ hơn.

Hai khổ thơ đầu giống như khúc nhạc dạo đầu, đã mở ra toàn bộ mạch cảm xúc của bài thơ Sóng, đồng thời gợi cho người đọc những cảm nhận mới lạ bởi cách diễn đạt trẻ trung, mà vô cùng sâu sắc, đậm chất thơ Xuân Quỳnh.

9. Cảm nhận hình tượng sóng qua hai khổ thơ đầu bài Sóng

Đại văn hào Mác-két đã từng nói rất hay về tình yêu: “Con bướm phải mất 180 triệu năm mới cất cánh bay lên được. Con người phải mất bằng ấy năm mới biết khóc, biết cười và biết chết cho tình yêu”. Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Đó cũng là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các văn nghệ sĩ. Nói đến thơ tình Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không nhắc đến nữ hoàng tình yêu Xuân Quỳnh – người đã đem đến cho làng thơ Việt Nam một tình yêu nồng nhiệt, táo bạo mà thiết tha, dịu dàng, hồn nhiên, giàu tự cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư. “Sóng” là một trong áng tình ca hay nhất của Xuân Quỳnh.

Với cấu trúc bài thơ đặc biệt, sóng và em song song tồn tại, hòa hợp vào nhau. Mỗi khổ thơ là khám phá thù vị về sóng cũng là một phát hiện mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu. Sóng là tiếng lòng yêu thương nồng cháy cất lên từ sâu thẳm đại dương của trái tim yêu.

“Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chẳng được yêu”

Tình yêu luôn là những cung bậc cảm xúc rất khó định hình, khó diễn tả. Tình yêu cho người ta cảm nhận rõ nhất những hỉ, nộ, ái, ố ở đời. Yêu là vui vẻ, đắm say, yêu là cả buồn đau, tủi hờn. Tiếng lòng tình yêu đã được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh khắc họa rõ nét qua bài thơ Sóng, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.

Đặt tên cho tác phẩm bài thơ là Sóng. Tuy đơn giản về mặt chữ nghĩa nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Xuyên suốt bài thơ là hình tượng con sóng, đây là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi trữ tình và thi nhân của Xuân Quỳnh. Sóng và em tuy hai mà một, khi tách rời khi lại hòa nhập cộng hưởng trầm bổng tạo ra những rung động mãnh liệt trong tình yêu. Sóng và em luôn quấn quýt đan hòa tô vẽ nên tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Mở đầu bài thơ tác giả soi mình vào sóng để thấy được những nét tương đồng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Xuân quỳnh đã rất tinh tế khi quan sát các tính chất của thực thể sóng: dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ. Hai cặp tính từ mang sắc thái tương phản được đặt liền kề cho thấy trong bản thân thực thể luôn tồn tại nhiều đối cực khác nhau; khi hiền hòa dịu êm, khi lại mạnh mẽ, ồn ào. Mượn hình ảnh sóng nhà thơ muốn nói lên nỗi niềm, tính khí thất thường của người phụ nữ trong tình yêu: khi nhiệt huyết đắm say khi lại giận hờn, trầm lặng. Tình yêu là thế, luôn chứa đựng biết bao cung bậc những xúc cảm thật khó lí giải. Tình yêu khiến cho bản tính con người vì thế cũng có sự giao hòa đan xen khác lạ.

Để rồi khi đến những câu thơ thứ hai, không kìm nén được cảm xúc người phụ nữ đã xé tan mọi rào cản để vươn mình đến với cánh cửa của tình yêu đích thực:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Ở đây ta thấy xuất hiện hai phạm trù không gian là sông và bể. Bể chính là thế giới rộng lớn, khoáng đạt, là khát vọng lớn lao, chân trời mơ ước của biết trăm ngàn con sóng; chỉ có bể mới có thể chứa đựng được tính khí thất thường của sóng. Còn sông, trong tương quan với bể, sông ở vị trí nhỏ hẹp hơn, sông có giới hạn, chật chội. Sông không thể hiểu hết tâm tư tình cảm không thể đồng cảm, chứa đựng với tính khí thất thường của sóng nên sóng phải buộc lòng tìm ra bể để được an ủi, sẻ chia, để được đắm say. Sóng là em, tình yêu của sóng cũng chính là tình yêu của em. Sóng tìm ra bể chính là hiện thân cho khát khao của em, khát khao được vươn ra biển lớn, kiếm tìm một bến bờ tình yêu chân thành, thấu hiểu.

Từ “tận” mang sắc thái biểu trưng cho xa xôi, khó khăn. Soi chiếu đối sánh với sóng ta thấy được hành trình gian nan, xa xôi, trắc trở của người phụ nữ khi kiếm tìm tình yêu đích thực của cuộc đời mình. Thế nhưng câu thơ mang sắc thái mạnh mẽ thể hiện được sự kì công, quyết liệt của người phụ nữ trong tình yêu. Dám khát khao, dám mơ ước và dám hành động để đi tìm hạnh phúc cho cuộc đời mình. Con sóng tình của Xuân quỳnh thật phi thường có bản lĩnh và đầy cá tính. Đây là nét độc đáo của người phụ nữ hiện đại, vô cùng chủ động, táo bạo và đầy dũng cảm.

Lúc này trong tâm hồn và trái tim người phụ nữ đang chan chứa biết bao hạnh phúc, bao ước niệm tươi đẹp về tình yêu:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày nay vẫn thế

Trong câu thơ có sự xuất hiện của cặp từ hô ứng : ngày xưa và ngày sau. Ngày xưa chỉ chiều sâu của quá khứ; Ngày sau lại biểu trưng cho tương lại cho ý niệm vĩnh cửu mãi mãi. Nối ngày xưa với ngày nay, quá khứ với hiện tại và tương lai tác giả muốn nói đến vấn đề muôn thuở, dài rộng của thời gian. Thời gian cứ chảy trôi không ngừng còn con sóng lại vẫn thế. “Vẫn” là ổn định, là bất biến chẳng đổi thay, thế là đại từ thay thế cho cả đoạn thơ trên. Du thời gian cứ tuần hoàn đổi thay nhưng những khát vọng tình yêu thì chẳng bao giờ thay đổi. Con người của trước và nay, của quá khứ hiện tại hay tương lai vẫn thủy chung, sắt son, kiên định với khát khao hạnh phúc trân thành.
Bởi tình yêu cho con người ta sức hút diệu kì

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Từ láy “Bồi hồi” khéo léo được đặt đầu dòng thơ nhấn mạnh cảm giác đắm chìm, si mê, rạo rực trong tình yêu. Yêu và được yêu là quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời mỗi người. Khát vọng tình yêu là khát vọng thổn thức, đặc trưng cho tuổi trẻ mỗi con người. Cũng giống như nhà thơ Tố Hữu đã từng ví:

“Đời có gì đẹp hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau.”

Đứng trước không gian mênh mông rộng lớn là đại dương bao la, vị nữ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh đã không ngại ngần mà thốt lên những câu thơ rạo rực cảm xúc về tình yêu. Đây là những khám phá hết sức tinh tế, mới mẻ, làm nên những nét rất riêng, đặc trưng cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Tiếng thơ Xuân Quỳnh cũng là nỗi lòng chung của biết bao người phụ nữ Việt Nam son sắt, thủy chung, đức hạnh;

“Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố”

10. Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng

Xuân Quỳnh là gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bằng tâm hồn nhạy cảm, nữ tính Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, đặc sắc nhất trong những sáng tác của bà có thể kể đến bài thơ “Sóng”.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đằm thắm, nữ tính của tâm hồn người phụ nữ đầy nhạy cảm, tinh tế. Tuy trải qua một cuộc đời nhiều nỗi buồn nhưng Xuân Quỳnh không để lại trong thơ những cay đắng, những cảm xúc tiêu cực về cuộc đời mà luôn thể hiện tình yêu vừa chân thành vừa đằm thắm, vừa mãnh liệt lại vừa khắc khoải da diết.

Mượn hình ảnh con sóng ngoài tự nhiên, Xuân Quỳnh đã gợi ra biểu tượng tuyệt đẹp của tình yêu , những trạng thái của sóng đã trở thành những ẩn dụ về cảm xúc, tâm trạng và những khát khao của người con gái trong tình yêu. Đặc biệt, trong hai khổ thơ đầu, tác giả Xuân Quỳnh không chỉ thể hiện được những trạng thái đối lập của cảm xúc trong tình yêu mà còn là những khát khao vươn tới những điều vĩ đại, cao cả:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Trong khổ thơ đầu tiên, Xuân Quỳnh đã sử dụng hai cặp từ mang sắc thái đối lập để miêu tả đặc điểm của con sóng hay cũng chính là những trạng thái đối lập mà thống nhất trong tâm hồn người con gái trong tình yêu. Nữ sĩ sử dụng liên từ “và” để thể hiện quan hệ cộng hưởng, nối tiếp của những trạng thái đối lập trong tình yêu để tạo nên chỉnh thể thống nhất về cảm xúc. Khi yêu, người phụ nữ không chỉ có những giây phút nồng nhiệt, sôi nổi mà còn có những lúc bình lặng, lắng sâu.

Trong tình yêu, trái tim của chủ thể trữ tình thường có xu hướng tìm đến thế giới rộng lớn, nơi tình yêu có thể bộc lộ trọn vẹn những nồng nhiệt cũng như lắng sâu mà không chịu bó hẹp trong phạm vi nhỏ hẹp, tù túng:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

“Hiểu nổi mình” là khát vọng muôn đời của con người, để hiểu được mình thì cần đặt bản thân trong phạm vi rộng lớn của cuộc đời, nơi chứa đựng những điều bí ẩn , kích thích sự tò mò, khám phá và tìm hiểu của con người. Trong câu thơ này, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ “tìm” để thể hiện sự chủ động của con sóng khi đang nỗ lực vượt qua khỏi phạm vị chật hẹp của sông để hướng tới cái bao la, rộng lớn của bể.

Qua bốn câu thơ đầu, tác giả Xuân Quỳnh đã chỉ ra những đặc điểm của tự nhiên của con sóng cũng là những trạng thái tự nhiên của tình yêu. Qua đó tác giả đi đến khẳng định sự tồn tại bất biến của tình yêu trong cuộc đời:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế”

Bằng những cụm từ chỉ thời gian “ngày xưa”, “ngày sau”, tác giả Xuân Quỳnh đã khẳng định những đặc điểm, trạng thái của sóng đã có từ ngàn đời, bất biến qua thời gian. Trạng từ “vẫn thế” đã thể hiện chân lí không bao giờ đổi thay của tình cảm.

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Bên cạnh con sóng ngoài tự nhiên, đến câu thơ này ta có thể bắt gặp hình ảnh của con sóng tâm hồn. Tác giả đã khái quát về quy luật của tình cảm, tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, cháy bỏng, là nỗi khát vọng muôn đời trong trái tim những con người trẻ tuổi, trẻ lòng. Hành trình của sóng đến bờ cũng chính là hành trình của cảm xúc để đến bến bờ của tình yêu Nếu con sóng chủ động chối bỏ những chật hẹp để tìm đến không gian rộng lớn của đại dương thì “em” cũng luôn khát khao về một tình yêu lớn, khát khao về một tình yêu đẹp đẽ không có những nhỏ nhen, toan tính.

Bằng hình tượng sóng đầy đặc sắc, Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, tình cảm nhẹ nhàng đầy nữ tính trong sóng cũng như bông hoa dọc chiến hào có thể làm dịu đi cái khốc liệt của chiến tranh, làm đắm say độc giả bao thế hệ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
56 166.390
0 Bình luận
Sắp xếp theo