Top 7 bài phân tích nhân vật Chiến siêu hay
Phân tích nhân vật Chiến
Phân tích nhân vật Chiến - Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ. Sau đây là cac mẫu phân tích nhân vật Chiến hay chọn lọc, mời các bạn cùng tham khảo.
- Top 10 mẫu tóm tắt Những đứa con trong gia đình ngắn gọn và đầy đủ
- Top 3 bài phân tích nhân vật chú Năm trong Những đứa con trong gia đình
1. Dàn ý phân tích nhân vật Chiến
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
- Giới thiệu nhân vật Chiến.
II. Thân bài:
* Xuất thân
- Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm cách mạng từ lâu đời, phải chứng kiến nhiều mất mát đau thương của gia đình do bởi chiến tranh tàn khốc.
+ Cha chị bị giặc Pháp giết hại dã man bằng cách chặt đầu
+ Mẹ chị cũng lại hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vì dính phải bom đạn của kẻ thù.
+ Ông nội, thím tư, những con người lần lượt ngã xuống trong suốt cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
- Tất cả những hy sinh mất mát ấy đã góp nên một dòng sông truyền thống chống giặc anh hùng cùng những chiến công đầy vẻ vang cho gia đình chị. Trở thành tiền đề, cơ sở cho lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm đánh giặc trả nợ nước thù nhà của chị em Chiến.
* Vẻ đẹp của tình cảm sâu sắc với gia đình:
- Đối với má:
+ Tình cảm của chị Chiến rất thầm lặng và chủ yếu được bộc lộ thông qua cung cách đối xử và hành động của chị.
+ Chiến thương má và dành cho má những tình cảm không đơn thuần chỉ là tình yêu gắn bó giữa những người trong gia đình, mà hơn hết nó còn là một thứ tình cảm tôn thờ, thần tượng.
+ Xem má là tấm gương rồi nghiêm túc học tập, khiến cho chị Chiến có một phong thái vô cùng giống má của mình.
- Đối với đứa em trai Việt:
+ Chị luôn tỏ ra phong thái của một người lớn, một người trụ cột trong gia đình chu đáo lo toan công việc nhà, Việt được quyền sống vô tư, trong khi đó bản thân Chiến lại trưởng thành một cách nhanh chóng sau ngày má mất, để thay thế vị trí của má và bảo bọc các em.
+ Phàm là chuyện gì Chiến cũng đều nhường nhịn em. Duy chỉ có lần xung phong nhập ngũ, ra chiến trường giết giặc là chị Chiến không muốn nhường Việt. Chị lo lắng, muốn bảo bọc em mình nhiều hơn, chị muốn đi trước, nhận lấy phần gian khó sớm hơn một chút, để cho Việt được thêm những ngày tháng an bình, tránh khỏi bom đạn mịt mù ở nhà thêm một năm nữa.
* Vẻ đẹp của lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm trả nợ nước thù nhà:
- Từ ngày má mất chị đã nung nấu ý chí đi bộ đội để trực tiếp cầm súng giết giặc trên chiến trường, sẵn sàng tranh giành suất đi bộ đội bằng những lý lẽ rất hùng hồn mạnh mẽ.
- Chiến dặn lại Việt những lời khuyên dạy của chú Năm, thể hiện ý chí quyết tâm cao độ cho lần đi chiến đấu"Chú Năm bảo rằng, kỳ này đi là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu".
- "chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về". => sự hứa hẹn chắc chắn, cũng như sự quyết tâm, ý chí đánh giặc không đổi dời, không chỉ vì sự trả thù cho cái chết thương tâm của cha má, ý thức được vai trò của mình với đất nước.
- Lời thề sắt đá "Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất vậy à" => sự căm thù giặc đến tận xương tủy, vẻ đẹp kiêu hùng, bản lĩnh, sự gan dạ, sẵn sàng hy sinh trong chiến đấu.
* Vẻ đẹp trong cuộc sống đời thường:
- Chu toàn, tháo vát, đảm đang trong việc lo toan sắp xếp việc nhà, trong tâm hồn chị có biết bao nhiêu việc phải nhớ, phải tính toán. Việc gì chị Chiến cũng suy tính rõ ràng và chu đáo, thế nhưng chị không bao giờ tự quyết một mình, chị vẫn hỏi ý kiến Việt.
- Là một cô gái có ngoại hình khỏe mạnh, đầy sức sống, cũng có một tâm hồn thiếu nữ mơ mộng, biết làm đỏm, ngay cả khi ra chiến trường chị vẫn nhớ mang theo chiếc gương con để soi chỉnh dung nhan.
III. Kết bài:
Nêu cảm nhận.
2. Phân tích nhân vật Chiến - Mẫu 1
Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã là ngọn lựa hun đúc nên biết bao thế hệ anh hùng, đồng thời cũng trở thành một trong những đề tài văn học, nghệ thuật hấp dẫn và nhiều cảm hứng nhất của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Theo dòng lịch sử, người nghệ sĩ đứng trước đề tài "chiến tranh cách mạng-lực lượng vũ trang" không phải chỉ đem đến một cái nhìn khách quan soi chiếu như một người ngoài cuộc mà quan trọng hơn là họ còn có được một góc nhìn rất chủ quan thông qua việc lăn mình vào chiến trường đầy máu lửa để cảm nhận và đúc rút hết những khó khăn, những vẻ đẹp của con người trong chiến đấu. Nguyễn Thi chính là một nhà văn như vậy, ông trưởng thành từ trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với ngòi bút ngày một chắc chắn và sâu sắc. Sau ngày tập kết ra Bắc, ông và Nguyễn Trung Thành cùng nhau xung phong quay trở lại chiến trường miền Nam, Nguyễn Trung Thành dừng chân ở mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, còn Nguyễn Thi tiếp tục đi xuống miền Nam bộ, mảnh đất mà ông sống gắn bó và chiến đấu trong nhiều năm. Đúng như Chế Lan Viên đã viết "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn", mảnh đất Nam Bộ với tinh thần Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong trái tim nhà văn Nguyễn Thi nhiều xúc cảm. Ông viết về cuộc chiến và cuộc đời của người dân nơi đây bằng tấm lòng trân trọng, yêu mến, văn phong giản dị, mộc mạc giống như cái tính cách thẳng thắn, bộc trực bao đời của người miền lục tỉnh. Những đứa con trong gia đình chính là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn khi viết về người Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt. Bên cạnh nhân vật chính của tác phẩm là Việt, thì chị Chiến cũng là một nhân vật có nhiều điểm nhấn, được xem là hình tượng tiêu biểu nhất cho người nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Ở chị ta thấy hội tụ nhiều những vẻ đẹp mang khuynh hướng sử thi và tinh thần lãng mạn cách mạng.
Chiến cũng như Việt đều là những người con sinh ra trong gia đình có truyền thống làm cách mạng từ lâu đời, trở thành thế hệ nối tiếp đầy hy vọng trong dòng sông truyền thống ngày một rộng lớn của dòng họ. Từ thuở nhỏ chị đã phải chứng kiến nhiều mất mát đau thương của gia đình do bởi chiến tranh tàn khốc, cha chị bị giặc Pháp giết hại dã man bằng cách chặt đầu, mà người mẹ kiên cường phải nén nhịn những đau đớn, những giọt nước mắt dẫn cả đàn con đi tìm giặc đòi lấy đầu chồng về để ma chay an táng. Rồi đến lượt mẹ chị cũng lại hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vì dính phải bom đạn của kẻ thù. Không chỉ vậy ngoài cha mẹ, chị Chiến cũng phải chứng kiến những cái chết khác của những người thân trong gia đình, đó là ông nội, thím tư, những con người lần lượt ngã xuống trong suốt cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Nhưng tất cả những hy sinh mất mát ấy đã góp nên một dòng sông truyền thống chống giặc anh hùng cùng những chiến công đầy vẻ vang cho gia đình chị. Những mất mát đau thương to lớn đã trở thành tiền đề, cơ sở cho lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm đánh giặc trả nợ nước thù nhà của chị em Chiến, nâng bước hai chị em trở thành những chiến sĩ dũng cảm, đem dòng sông truyền thống của gia đình nối dài hơn bao giờ hết.
Vẻ đẹp của chị Chiến trước hết là bộc lộ ở tình cảm yêu thương gia đình sâu sắc, những điều ấy đã thể hiện một cách gián tiếp thông qua hồi ức của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến trường. Tình cảm ấy của chị Chiến rất thầm lặng và chủ yếu được bộc lộ thông qua cung cách đối xử và hành động của chị. Chiến thương má và dành cho má những tình cảm không đơn thuần chỉ là tình yêu gắn bó giữa những người trong gia đình, mà hơn hết nó còn là một thứ tình cảm tôn thờ, thần tượng. Tính cách hay diện mạo nhân vật có thể xuất phát từ di truyền, nhưng những cách nghĩ, cách tính toán, chu đáo việc nhà của chị Chiến rõ ràng là có sự học hỏi từ người má đã mất của mình. Chiến luôn nhớ tới má cùng với những hành động, những cách chèo chống gia đình của bà ngày còn sống, để xem đó là tấm gương rồi nghiêm túc học tập, trong bất cứ việc làm nào của mình ta đều có thể thấy nỗi nhớ thương má của chị Chiến hiện diện. Tình yêu thương sâu sắc, cùng với tấm lòng ngưỡng mộ ấy đã khiến cho chị Chiến có một phong thái vô cùng giống má của mình, khiến cho cậu em trai mỗi lần quan sát chị lại không khỏi xúc động sao mà giống má quá, giống y hệt. Đối với đứa em trai ruột thịt, chỉ nhỏ hơn chị một tuổi, chị luôn tỏ ra phong thái của một người lớn, một người trụ cột trong gia đình chu đáo lo toan công việc nhà, Việt được quyền sống vô tư, trong khi đó bản thân Chiến lại trưởng thành một cách nhanh chóng sau ngày má mất, để thay thế vị trí của má và bảo bọc các em. Tuổi xấp xỉ nhau, thế nhưng phàm là chuyện gì Chiến cũng đều nhường nhịn em, coi em như một đứa trẻ còn chưa lớn để bảo bọc, che chở. Duy chỉ có lần xung phong nhập ngũ, ra chiến trường giết giặc là chị Chiến không muốn nhường Việt. Rõ ràng không phải chị muốn tranh cướp điều gì với cậu em trai khờ khạo của mình, mà là bản thân chị lo lắng, muốn bảo bọc em mình nhiều hơn. Trách nhiệm trả thù cha ba má là của hai chị em, nhưng chị muốn đi trước, nhận lấy phần gian khó sớm hơn một chút, để cho Việt được thêm những ngày tháng an bình, tránh khỏi bom đạn mịt mù ở nhà thèm một năm nữa. Chiến vẫn lo lắng rằng, đứa em trai với cái tính vô lo, sốc nổi ấy sẽ phải xoay sở như thế nào ở chiến trường. Bấy nhiêu ấy cũng đủ để thấy hết những tình yêu thương sâu sắc mà chị Chiến dành cho gia đình. 19 tuổi nhưng chị Chiến đã trở thành một cô gái trưởng thành, biết lo nghĩ lại có những tình cảm thật đáng quý với gia đình.
Bên cạnh vẻ đẹp của những tình cảm với gia đình, thì ở nhân vật Chiến còn hiện lên vẻ đẹp của tấm lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần dũng cảm sẵn sàng xông pha tham gia kháng chiến để trả nợ nước thù nhà. Chị Chiến tuy là con gái, thế nhưng lòng quyết tâm, ý chí kiên cường thì không hề thua kém bất kỳ một đấng nam nhi nào, từ ngày má mất chị đã nung nấu ý chí đi bộ đội để trực tiếp cầm súng giết giặc trên chiến trường. Một người con gái vốn trưởng thành, hiểu biết những sẵn sàng tranh giành suất đi bộ đội bằng những lý lẽ rất hùng hồn mạnh mẽ. Cuối cùng khi cả hai chị em đều được tòng quân, Chiến lại dặn lại Việt những lời khuyên dạy của chú Năm, thể hiện ý chí quyết tâm cao độ cho lần đi chiến đấu này rằng "Chú Năm bảo rằng, kỳ này đi là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu". Không chỉ vậy quyết tâm đánh giặc của Chiến còn thể hiện trong những suy nghĩ của chị khi mang bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi "chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về". Lời nói ấy chính là sự hứa hẹn chắc chắn, cũng như sự quyết tâm, ý chí đánh giặc không đổi dời, không chỉ vì sự trả thù cho cái chết thương tâm của cha má, mà quan trọng hơn cả chị đi đánh giặc còn là vì Tổ quốc đang cần. Chị ý thức được vai trò của mình với đất nước, chính là có trách nhiệm sống và chiến đấu để bảo vệ đất nước, giành lại hòa bình, độc lập tự do cho dân tộc. Đó là tôn chỉ, cũng như ý mục tiêu quan trọng nhất mà chị cũng như Việt hết lòng theo đuổi, cố gắng. Tuy trong đoạn trích, ta không thấy được những cảnh chị Chiến tham gia đánh giặc, nhưng từ lời thề sắt đá "Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất vậy à", đã cho thấy không chỉ sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sẵn sàng một mất một còn mà người ta còn thấy cả vẻ đẹp kiêu hùng, bản lĩnh, sự gan dạ, sẵn sàng hy sinh trong chiến đấu. Cũng như bản tính bộc trực, ngay thẳng và chân chất của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến.
Chị Chiến cũng lại hiện lên những vẻ đẹp rất đáng quý của một cô gái Nam Bộ, sự chu toàn, tháo vát, đảm đang trong việc lo toan sắp xếp việc nhà, trong tâm hồn chị có biết bao nhiêu việc phải nhớ, phải tính toán. Từ việc nhắc nhở Việt viết thư cho người chị Hai đã đi lấy chồng ở miền biển, đến việc sắp xếp cho thằng Út sang ở với chú Năm, để nhà cho các anh ở xã mượn mở trường học, hay việc sắp xếp đồ dùng đem gửi chú Năm giữ hộ, đến việc tính toán mấy công ruộng mà ba má được phân cho. Cuối cùng là việc đem gửi bàn thờ má. Việc gì chị Chiến cũng suy tính rõ ràng và chu đáo, thế nhưng chị không bao giờ tự quyết một mình, chị vẫn hỏi ý kiến Việt, cậu trai lớn trong nhà, mặc cho Việt có để tâm hay không, để được một cái thống nhất ý kiến. Bên cạnh đó thì chị Chiến cũng là một cô gái có ngoại hình khỏe mạnh, đầy sức sống, cũng có một tâm hồn thiếu nữ mơ mộng, biết làm đỏm, ngay cả khi ra chiến trường chị vẫn nhớ mang theo chiếc gương con để soi chỉnh dung nhan.
Chiến là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở chị hội tụ nhiều vẻ đẹp mang tính sử thi, là lý tưởng chung mà cộng đồng vẫn luôn hướng tới, đại diện và là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến đầy máu và lửa của dân tộc Việt Nam. Dẫu cuộc đời của nhân vật từng chứng kiến nhiều đau thương mất mát liên tục, nhưng chính những sự kiện đó lại giúp Chiến trưởng thành và vững vàng hơn trong chiến đấu bởi tấm lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm trả nợ nước thù nhà. Bàn tay cầm súng chiến đấu lại càng trở nên mạnh mẽ, kiêu hùng hơn bao giờ hết.
3. Phân tích nhân vật Chiến - Mẫu 2
Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù, Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng: "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nam bộ chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Đình Thi đã ca ngợi như: "Chị Út Tịch" trong tác phẩm Người mẹ cầm súng... nhân vật Chiến trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình", có thể nói Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ "giỏi việc nước, đảm việc nhà" trong cuộc kháng chiến chống Mỹ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, Chiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.
Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu, má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đầu đạn làm thuốc súng cho du kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của Chiến cũng vì thế mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chi.
Trong truyện ngắn Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật Chiến có tính ác trẻ con, được thể hiện như "tranh đi bộ đội với em, tranh bắt ếch nhưng Chiến không chỉ giỏi việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba, vừa làm má để chăm lo, lấp đầy khoảng trống ấy cho các em trong truyện ngắn, nhân vật Chiến hiện lên với vóc dáng của một con người lao động "hai bắp tay tròn vo xám màu đỏ cháy nắng". Ở Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ, giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ. Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào". Cô có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng đã đủ chứng tỏ điều đó. Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc. Trong ngày tòng quân, cô nói với em: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!". Ở cô, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, "nói nghe thật gọn" khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ, "nhìn hai cháu thiệt lâu" rồi nói: "Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kỳ đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước". Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau. Rõ ràng, họ đã trưởng thành, có thể gánh vác được những việc lớn của đất nước. Còn nữa, trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xếp việc gia đình, Chiến nói với Việt: "năm công ruộng...mần nghen". Có ai đời bàn thờ cũng mang đi gửi? ấy vậy mà trông truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để 2 chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba má.
Chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.
Hiện lên thật bình dị, Chiến đã để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Hình ảnh với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng" đảm việc nước, giỏi việc nhà". Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
4. Phân tích nhân vật Chiến - Mẫu 3
Những năm tháng chiến tranh đã lùi xa, song những vết thương chiến tranh vẫn còn đọng lại cùng năm tháng. Những ngày tháng chiến tranh ấy ta cũng có thể tìm thấy trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Đặc biệt nhân vật chị Chiến được tác giả xây dựng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Cũng giống như nhân vật Việt, chị Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước. Ở chị, hội tụ nhiều vẻ đẹp về tính cách cũng như tâm hồn.
Chị Chiến kế thừa những đặc điểm của mẹ. Chị hiện lên với “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng”, “thân người to và chắc nịch”. Đó là vẻ bề ngoài của một con người lo toan, gánh vác chịu đựng gian khổ. Chị Chiến giống mẹ từ cử chỉ đến điệu bộ, thói quen, cách nói năng. Chính Việt cũng nhận ra rằng “chị nói in như má vậy”.
Đặc biệt, chị Chiến kế thừa từ má những đức tính đảm đang, tháo vát. Khi má mất, chị thay má lo toan, quán xuyến mọi việc trong nhà. Trong cái đêm trước khi đi tòng quân, Việt phó thác mọi việc trong nhà cho chị, nằm kềnh ra ván cười khì khì … thì chị Chiến sắp xếp mọi công việc chu đáo, cẩn thận. Chị nói bằng “cái giọng rành rọt tiếng nào ra tiếng nấy”. Điều đó chứng tỏ một điều rằng chị đã suy nghĩ rất kỹ càng trước khi bàn bạc với em. Chiến sắp xếp từ những việc nhỏ nhất đến việc hệ trọng, không bỏ qua bất cứ điều gì từ việc bé đến việc lớn trong gia đình: viết thư cho chị Hai, gửi thằng út em nhờ chú nuôi giúp, cho xã mượn nhà…Thậm chí những công việc như đem “nồi lu, chén đĩa …” sang gửi chú. Chiến tỏ rõ là người có trách nhiệm, là một người chị thay mặt ba má thu xếp việc nhà trước khi đi làm việc nước.
Chiến là người con gái có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. Câu nói của chị đã chứng minh điều ấy: “Nếu giặc còn thì tao mất”. Lời nói của chị chứa đựng lòng căm thù giặc sục sôi, ý chí chiến đấu mãnh liệt, lòng quyết tâm tiêu diệt đến cùng. Chiến lên đường nhập ngũ với khí phách không thua kém gì những người con trai. Chị khắc ghi lời dạy của chú Năm. Chị nói với Việt: “Chú Năm nói….chú chặt đầu”. Lời nói đó của chị như một lời hứa, lời thề với chính bản thân cũng như với những người đi trước. Chị Chiến quyết tâm chiến đấu đến cùng, chừng nào chưa được trả thù nhà thì chị chưa về. Cũng giống như má của mình, chị Chiến sáng ngời những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Chị Chiến còn là người rất giàu tình cảm. Chị thương hết mực cậu em trai mình. Chị thường nhường nhịn Việt. Khi bảo Việt viết thư cho chị Hai, Việt không viết, chị liền viết thay em. Duy nhất, chỉ có việc ghi tên đi tòng quân là chị không nhường Việt. Bởi vì chị Chiến lo lắng co Việt, không muốn em mình phải đối mặt với những hiểm nguy. Chị muốn việt ở nhà lo mọi việc cùng với chú Năm. Tuy nhiên, bên trong con người chị Chiến vẫn có giữ được những nét nữ tính. Chị thường để một chiếc gương trong túi. Đó là nhu cầu làm đỏm, làm đẹp mà bất cứ cô gái nào đều yêu thích. Điều này cũng cho thấy rằng, Nguyễn Thi là một nhà văn rất am hiểu tâm lý con người, đặc biệt là tính cách và tâm hồn của chị Chiến.
Có thể nói rằng, chị Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị và Việt đều bước tiếp và phát huy những truyền thống yêu nước vốn có của gia đình, xứng đáng với sự kỳ vọng của Chú Năm. Và cũng không thể không nhắc tới sự thành công trong việc miêu tảm xây dựng ngoại hình và tính cách nhân vật rất thành công của Nguyễn Thi. Nhân vật chị Chiến cũng để lại nhiều tình cảm yêu mến trong lòng người đọc.
5. Phân tích nhân vật Chiến - Mẫu 4
Nhà văn Nguyễn Thi vốn được biết đến là một nhà văn gốc Bắc, nhưng lại sống gắn bó với miền nam của tổ quốc. Các trang viết của Nguyễn Thi luôn đậm chất Nam bộ và Những đứa con trong gia đình được xem là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Truyện như cũng đã ca ngợi được chủ nghĩa anh hùng ca mà ở đó ta nhận thấy nhân vật Chiến hiện lên thật rõ nét.
Ngay trong những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta cũng phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù. Lúc này đây nhân vật Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, vô cùng kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng tám chữ vàng đó chính là 8 chữ "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Từ xưa cho đến nay thì mảnh đất Nam bộ anh hùng và anh dũng chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Thi đã ca ngợi giống như chị Út Tịch"trong tác phẩm Người mẹ cầm súng. Còn với nhân vật Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình như cũng đã giúp cho ông được xem là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ. Nhân vật Chiến gan dạ và sống trong cảnh ba má đều chết trong chiến tranh, vượt lên số phận Chiến cũng đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em của mình, không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ luôn luôn hăng hái tòng quân giết giặc.
Chiến cũng giống như nhân vật Việt, Chiến cũng đã được sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước. Khi đó ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh, đây cũng chính là một hoàn cảnh éo le và vô cùng bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Có thể thấy được cũng chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm được cả tinh thần cách mạng, và đó cũng là lòng căm thù giặc của nhân vật Chiến cũng vì thế mà tính cách vô cùng điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng nó như cứ ăn sâu vào trong tiềm thức của Chiến vậy.
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thì tác giả Nguyễn Thi cũng đã xây dựng nhân vật Chiến có tính ác trẻ con, và điều đó được thể hiện rõ ràng như "tranh đi bộ đội với em, tranh bắt ếch nhưng Chiến không chỉ giỏi việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà như cũng lại còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba cũng vừa làm má để chăm lo và cố gắng lấp đầy được các khoảng trống ấy cho các em. Thật dễ dàng có thể nhận thấy được chính trong truyện ngắn, nhân vật Chiến dường như cũng đã lại hiện lên với vóc dáng của một con người lao động đó là câu văn miêu tả đắt giá “hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng". Người đọc nhận ra được Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ. Chị Chiến cũng giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính trị dường như cũng cảm giác hòa vào với mẹ. Nếu như theo lời chú Năm nhận xét thì cô cũng không khác mẹ một chút nào.
Ở Chiến cô cũng có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng, tất cả những điều này cũng đã đủ chứng tỏ điều đó. Chiến cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc nữa. Thế rồi trong ngày tòng quân, cô nói với em một câu rõ dàng "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !". Thông qua đây ta nhận thấy được ở Chiến ngoài khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Cũng chính vì trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ và vô cùng chu đáo, "nói nghe thật gọn điều này như khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ". Chú Nam cũng nói: "Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kỳ đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước". Lời nhận xét của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau.
Nhân vật Chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em và không muốn cho Việt đi. Lý do không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được chiến trường có sự tàn khốc nó có thể cướp đi sinh mạng của con người và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến cũng lo sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt và ở đây thêm một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên bội lần. Ra chiến trường Chiến cũng lập được nhiều chiến công.
Nhân vật Chiến hiện lên thật bình dị, Chiến dường như cũng đã để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Có thể thấy được hình ảnh với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng họ luôn đảm việc nước, giỏi việc nhà. Cũng chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt anh hùng.
6. Phân tích nhân vật Chiến - Mẫu 5
Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù ,Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng :" anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nam bộ chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Đình Thi đã ca ngợi như :" Chị Út Tịch" trong tác phẩm Người mẹ cầm súng... nhân vật Chiến trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình ", có thể nói NGuyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ " giỏi việc nước, đảm việc nhà " trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, CHiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.
Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu , má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đầu đạn làm thuốc súng cho du kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của CHiến cũng vì thế mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chi.
Trong truyện ngắn Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật Chiến có tính ác trẻ con, được thể hiện như "tranh đi bộ đội với em, trai bắt ếch nhưng Chiến không chỉ giỏi việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba , vừa làm má để chăm lo, lấp đầy khoảng trống ấy cho các em. trong truyện ngắn, nhân vật Chiến hiện lên với vóc dáng của một con người lao động "hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng". Ở Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ, giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ.Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào". . Cô có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng đã đủ chứng tỏ điều đó. Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc. Trong ngày tòng quân, cô nói với em : "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !". ở cô, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, "nói nghe thật gọn" khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ, "nhìn hai cháu thiệt lâu" rồi nói : "Khôn ! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc nào khôn hơn chú hồi trước". Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau. Rõ ràng, họ đã trưởng thành, có thể gánh vác được những việc lớn của đất nước.Còn nữa, trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xếp việc gia đình, Chiến nói với Việt :"năm công ruộng...mần nghen". Có ai đời bàn thờ cũng mang đi gửi ? ấy vậy mà trông truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để 2 chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba má.
Chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.
Hiện lên thật bình dị, Chiến đã để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Hình ảnh với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng" đảm việc nước, giỏi việc nhà". Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
7. Phân tích nhân vật Chiến - Mẫu 6
Nguyễn Thi sinh ra và lớn lên ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, một vùng quê đất Bắc nhưng ông đặc biệt gắn bó máu thịt với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm ân tình thủy chung sâu sắc. Tình cảm sâu nặng đó được ông gửi vào trong từng trang viết về miền Nam. ông được trân trọng mệnh danh là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông Nam Bộ luôn là đề tài nóng hổi cho những sáng tác của Nguyễn Thi. Một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông ra đời trong những ngày đấu tranh chống Mĩ cứu nước đầy khó khăn, gian khổ là Những đứa con trong gia đình. Tác phẩm viết về trong dòng hồi tưởng đứt nối, mê tỉnh của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại giữa chiến trường. Cũng từ những dòng tâm tư mê man ấy hiện lên thật sinh động hình tượng nhân vật Chiến - chị gái của Việt. Đây là một cô gái vừa mang trong mình những vẻ đẹp đời thường vừa mang những phẩm chất anh hùng.
Đúng như chú Năm đã nói, con sông truyền thống gia đình ví như mỗi người một khúc, nhưng vẫn liền một dòng con sông của gia đình ta cũng chảy về biển. Người mẹ ngã xuống nhưng dòng sông truyền thống vẫn tuôn chảy dào dạt. Và hình ảnh của người má lại hiện hình trong sức sống của Chiến, con gái má.
Chiến là một cô gái 19 tuổi được thể hiện với nhiều nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam một thời đánh Mĩ. Trước hết, đó là vẻ đẹp trong đời thường. Tuy vẫn có lúc Chiến rất trẻ con như tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc, tranh đi tòng quân với em,... nhưng lúc nào cũng nhớ mình là chị, nhường em tất cả, thương em, lo cho em. Chiến đã sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Cách mạng, có mối thù sâu nặng với bọn cướp nước: ông nội với người cha là Tư Năng đều chết bởi tay kẻ thù, còn người mẹ gan góc đảm đương gánh vác chuyện nuôi dạy đàn con cũng đã chết vì đạn Mĩ. Chính vì thế, cô đã thể hiện tinh thần hăng hái lên đường giết giặc. Chiến xung phong tòng quân để trả thù cho người má chết vì đạn pháo. Ở Chiến, thù nhà gắn quyện với nợ nước. Thường ngày Chiến với Việt vẫn hay tranh giành nhưng lần này, Chiến đã không nhường em như mọi lần mà quyết chí ra đi. Chuyện này đâu có nhường được vì Chiến rất thương em, không muốn em phải xông pha đánh giặc nơi bom đạn nguy hiểm nhưng sâu xa hơn là trong Chiến luôn có một niềm khao khát được đánh giặc để trả thù cho gia đình và quê hương. Với Chiến, đó không chỉ là biểu hiện quyết tâm, thái độ mà nó còn chuyển hóa thành việc làm cụ thể. Chiến đã đi vận động chú Năm để được tham gia quân ngũ, được trở thành người chiến sĩ. Nguyễn Thi trong Người mẹ cầm súng đã thể hiện người anh hùng út Tịch trên hai tư cách: người chiến sĩ và người mẹ với nỗi lo việc nước, việc nhà. Còn ở nhân vật Chiến, ta cũng thấy nét đẹp của người chiến sĩ hăng hái lên đường, đồng thời ta còn thấy nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam sắp đặt việc nhà. Chiến là chị cả trong một gia đình đã chẳng còn ba má. Cô gái ấy mới 19 tuổi mà gánh vác đầy đủ những trọng trách của một người mẹ. Đêm trước ngày lên đường, Chiến đã không ngủ được, sắp tới đây bao nhiêu chuyện phải lo. Không phải Chiến lo sợ, lo lắng mà là lo liệu, lo toan, bởi lẽ việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non... Làm sao có thể ra trận chiến đấu lập công trong khi việc nhà còn bề bộn. Từ đây ta mới hiểu được vì sao Nguyễn Thi đã kể ra biết bao việc mà Chiến phải lo liệu, càng nhiều việc phải lo càng thấy Chiến đảm đang: nào là viết thư cho chị Hai, lo chỗ ăn chỗ học cho thằng út,... Đặc biệt, cô cũng là một người con rất thương cha mẹ. Trước ngày lên đường nhập ngũ, cô đã cùng Việt khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm. Có thể nói, đoạn văn miêu tả hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ má đi gửi là đoạn văn hay nhất của tác phẩm trong không khí thiêng liêng, xúc động. Hình ảnh này có ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, hình ảnh này cũng nói lên một điều: thế hệ sau sẽ cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn thế hệ trước. Có thể nói rằng nhân vật Chiến đã được thể hiện với những nét đẹp truyền thống muôn đời của người phụ nữ Việt Nam. Chiến không chỉ lo cho ngày giỗ, lo chuyển bàn thờ cho má mà trong mọi chuyện chị ấy đều đã hỏi ý kiến của Việt bởi Việt là con trai lớn trong gia đình. Người chị ấy. lại có nét bộc trực, chất phác đồng thời cũng rất đằm thắm trong việc biểu hiện tình cảm khi nói với Việt: Em có ừ không ? Rồi Em cũng ừ nghen,... Trước lúc lên đường tòng quân, Chiến như bỗng trở nên nghiêm trang hơn, già dặn hơn nhưng cũng lại đằm thắm hơn.
Bên cạnh những vẻ đẹp đời thường thì Chiến còn mang những phẩm chất của người anh hùng. Người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã góp sức vào cuộc chiến đấu của dân tộc với tinh thần: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Đã có một người phụ nữ trong lịch sử có câu nói nổi tiếng thể hiện quyết tâm không chịu làm tì thiếp: Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp con sóng dữ. Còn Chiến thì lại thể hiện cái quyết tâm đánh giặc qua những lời lẽ thật giản dị: đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à. Câu nói đã thể hiện thái độ quyết liệt, không đội trời chung với quân cướp nước. Nó quyết liệt đến mức Chiến sẵn sàng đem tính mạng ra để khẳng định. Kể ra, không nhất thiết cứ phải lên đường tòng quân mới góp sức vào cuộc chiến đấu chung nhưng với Chiến dường như chỉ thực sự đứng trong đội ngũ, được xả đạn vào quân thù, phải đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu thì mới thực sự toại nguyện. Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Theo lời chú -Năm, cô không khác mẹ một chút nào và ngay cả Việt cũng cảm thấy như vậy. Lời nhận xét của Việt: Chà, chị Chiến bữa nay nói in như má vậy cũng phần nào nói lên sự tiếp nối, kế thừa đức tính tốt đẹp của người mẹ cho những đứa con. So với người mẹ, Chiến không chỉ khác ở cái vẻ trẻ trung, thích làm duyên làm dáng mà vận hội mới của Cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương để thực hiện lời thề như dao chém đá của mình.
Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Cô đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Top 7 bài phân tích nhân vật Chiến siêu hay
656,6 KB 01/03/2021 5:15:27 CHTải phân tích nhân vật Chiến .doc
352,5 KB 01/03/2021 10:42:11 SA
Tham khảo thêm
Top 11 bài phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất
Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
Top 14 bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
Top 13 bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
Top 8 bài phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
Top 12 mẫu phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
Top 8 mẫu phân tích nhân vật Tnú hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Bài viết hay Văn xuôi
Top 5 đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc siêu hay
Top 9 bài phân tích nhân vật bé Thu hay nhất
Top 7 bài cảm nhận về cuộc chia tay giữa Thành và Thủy siêu hay
Top 8 bài chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác
Top 6 mẫu tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia ngắn gọn và xúc tích