Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì?

Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì? Đây là các câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm sau khi Bộ giáo dục đào tạo đã chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022. Vậy điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau không? Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Điểm sàn là gì?

Điểm sàn là mức điểm quy định mà bộ GD&ĐT công bố dành cho từng khối và từng bậc đào tạo. Các trường đại học, cao đẳng không được tuyển thí sinh vào học mà có tổng điểm thấp hơn điểm sàn mà Bộ GD&ĐT đưa ra.

Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm chuẩn xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh. Từ mức điểm sàn đã được quy định, điểm xét tuyển không được thấp hơn điểm sàn.

Tuy nhiên, ở một số trường đại học có số lượng thí sinh đăng ký lớn vượt quá chỉ tiêu sẽ áp dụng các tiêu chí phụ để xét các thí sinh có điểm thi bằng đúng với điểm chuẩn và ở cuối danh sách xét tuyển.

2. Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào từng ngành học (do trường đại học, cao đẳng quyết định). Thí sinh có điếm thi lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành học đó. Nếu điểm thi mà thấp điểm hơn điểm chuẩn trường đưa ra thì sẽ không đậu vào ngành học đó và thí sinh cần phải tìm phương án khác.

Thông thường, các trường sẽ công bố điểm chuẩn sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng.

3. Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau?

- Về thời điểm công bố:

+ Điểm sàn sẽ công bố trước hoặc trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh;

+ Điểm chuẩn được các trường công bố sau khi đã kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng.

- Tính chất:

+ Điểm sàn mang tính tham khảo để đăng ký vào các ngành, các trường. Thí sinh có điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

+ Điểm chuẩn là điều kiện để trúng tuyển vào ngành học, trường học mà thí sinh đã đăng ký.

- Trong nhiều trường hợp, điểm chuẩn thường cao hơn điểm sàn.

4. Điểm sàn, điểm chuẩn ảnh hưởng gì đối với thí sinh?

Các trường sẽ lựa chọn thí sinh trúng tuyển và công bố điểm chuẩn dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh và điểm số của thí sinh đã đăng ký. Vì vậy, thí sinh cần nghiên cứu kỹ điểm sàn năm tuyển sinh và điểm chuẩn các năm trước để đăng ký nguyện vọng phù hợp.

Điểm xét tuyển của thí sinh càng cao hơn điểm sàn thì thí sinh càng có nhiều cơ hội trúng tuyển.

Trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng lần cuối, thí sinh có thể so sánh điểm chuẩn của ngành mình muốn xét tuyển ở các năm trước với điểm thi thực tế để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển hợp lý.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tuyển sinh - Tra cứu điểm thi của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 83
0 Bình luận
Sắp xếp theo