Vẻ đẹp người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng (4 mẫu)
Cảm nhận về người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng
Bài thơ Tỏ lòng hay còn có tên gọi khác là Thuật hoài là một trong những bài thơ nổi tiếng của Phạm Ngũ Lão. Đọc tác phẩm Tỏ lòng chúng ta có thể cảm nhận được hình ảnh những tráng sĩ thời Trần với khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu cảm nhận về hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng hay và đầy đủ nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
- Top 4 bài Phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng hay nhất
- Top 4 mẫu cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng hay chọn lọc
- Top 4 mẫu phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
1. Dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp của người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng
1.Mở bài:
Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng. Trong bài thơ, nổi bật hơn cả là chân dung vẻ đẹp của người tráng sĩ với lí tưởng, khát khao lớn.
2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
+ Được sáng tác sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần với quân Mông Nguyên xâm lược.
+ Bài thơ làm sống dậy khí thế thời đại và tái hiện chân dung trang nam nhi với chí khí lớn.
b. Hào khí qua con người và hình ảnh quân đội nhà Trần
* Con người thời Trần với chí khí.
- Tư thế “hoành sóc”: có nghĩa là “cắp ngang ngọn giáo”. Câu thơ cho thấy sự vững trãi, uy nghi của người lính.
+ Bản dịch thơ dịch “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn nên không khẳng định được vẻ đẹp chủ động nơi con người khi thế.
- Không gian “giang sơn”: không gian rộng lớn phù hợp với khí thế, với sự đề cao vẻ đẹp con người giữa môi trường rộng lớn.
- Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu. Thời gian đã trôi qua rất nhiều năm, khẳng định được sự bền vững của khí thế nơi con người qua năm tháng.
⇒ Con người trở nên lớn lao để sánh ngang tầm vũ trụ.
* Sức mạnh của quân đội nhà Trần
- “Tam quân”: tiền quân, trung quân, hậu quân, lực lượng lớn mạnh mang theo tầm vóc.
- Quân đội hùng mạnh được so sánh với “tì hổ” – hổ báo
Hình ảnh “khí thôn ngưu”: sức mạnh lớn lao.
→ Hình ảnh phóng đại đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần.
Hào khí Đông A đã làm sống dậy hình ảnh con người với sức mạnh lớn lao để tạo nên hào khí dân tộc hào hùng. Đó còn là sự tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc.
c. Nỗi thẹn của tác giả và chí làm trai lớn lao.
- Nợ công danh: món nợ lớn mà một trang nam nhi theo quan niệm Nho giáo.
Trang nam nhi cần lập công và lập danh thì mới xứng đáng trong cuộc đời này.
- Phạm Ngũ Lão quan niệm: người nam nhi sống trên trời đất này mà không lập được công danh sự nghiệp thì thấy thẹn lòng, xấu hổ.
+ Thẹn: thua kém, xấu hổ vì chưa có sự cống hiến cho quốc gia, dân tộc.
+ Vũ Hầu: Khổng Minh- tấm gương sáng về con người với sự cống hiến cho Lưu Bị, góp phần đựng xây cuộc sống cho nhân dân có ý nghĩa.
+ Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi đã lo cho dân, cho nước, làm những chức vị lớn lao nhưng vẫn thấy hổ thẹn, xấu hổ vì đóng góp của mình là nhỏ bé.
Đó là khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng lớn giúp vua, giúp nước.
d. Khái quát nội dung, nghệ thuật.
- Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu” lời thơ mang theo hào khí lớn lao, so sánh, liên tưởng giàu sức gợi.
Nội dung: khắc họa chân dung con người thời Trần, quân đội thời Trần với khí thế, sức mạnh lớn lao. Và từ đó, làm sống dậy nỗi thẹn trong kẻ làm trai vì chưa đóng góp được cho dân tộc va người làm trai phải xấu hổ mà lắng nghe bậc tiền nhân.
3. Kết bài
Tỏ lòng là tiếng thơ bày giãi bày tấm lòng của kẻ làm trai. Chân dung tinh thần của người tráng sĩ hiện lên trong cảm hứng yêu nước thiết tha, tự hào và mỗi người cần phải trân trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang ấy.
2. Phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng
Phạm Ngũ Lão xuất thân bình dân nhưng có tài kiêm văn võ. Tương truyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trẩy quân dẹp giặc Nguyên - Mông đã gặp ông. Bấy giờ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giữa đường đan sọt. Quân lính của Vương quát dẹp đường, ông vẫn không nghe thấy, lấy giáo đâm vào đùi chảy máu mới sực tỉnh. Bởi Phạm đang mãi nghĩ tới "nợ công danh", đem tài năng của mình ra thi thố dẹp giặc giúp nước. Được Hưng Đạo Vương thu nhận làm tì tướng, Phạm tỏ rõ tài năng, lập nhiều công trạng, là một trong những người anh hùng lừng lẫy thời Trần.
Thuật hoài là bài thơ tỏ lòng. Thơ tỏ lòng dưới các tên thuật hoài, ngôn chí, cảm hoài là lối thơ quen thuộc xưa. Nó tập trung bày tỏ chí hướng, khí phách của "chí làm trai". Ấy là cái "nợ công danh", cái nợ lập thân với nước, với vua để tự khẳng định mình.
Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm từng tuyên ngôn: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...", Nguyễn Công Trứ cũng nói tới "Chí anh hùng", tỏ rõ "đã sinh ra ở trong trời đất ; phải có danh gì với núi sông"... Tuy nhiên căn cứ vào từng bài, ứng với từng người, từng thời, tác phẩm có thể chỉ là một kiểu cách sách vở, nói cho có "khẩu khí" vậy thôi. Một số khác thoạt nhìn cũng nằm trong khuôn khổ này nhưng chính là tâm sự thật, là niềm day dứt máu thịt, là khát vọng sống cao đẹp của một con người, một thế hệ ở thời đại mình. Vì thế, hình ảnh và khí phách của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm cũng rất khác nhau, tạo nên ở người đọc sự rung cảm khác nhau. Chẳng hạn ở Đặng Dung (người cuối triều Trần) là vẻ bi tráng: "Thù nước chưa xong đầu vội bạc; Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng". Nguyễn Công Trứ là sự cao ngạo nhưng xót xa thân phận, dẫu là thân phận anh hùng.
Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão - Chàng nam tử trong bài thơ này đặt trong hệ thống "tỏ lòng" có một vẻ đẹp, khí phách riêng. Đấy chính là cái lẽ làm bài thơ qua nghìn năm vẫn tồn tại, xúc động lòng người.
Điểm thứ nhất, bài thơ không phải là khẩu khí của một người mà là khẩu khí của cả một thời đại. Thời đại "Hào khí Đông A". Bằng cách này, cách khác nhiều người trong thời Trần lúc bấy giờ đã nói như thế. Trần Thủ Độ: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết phải chém đầu thần đã". Trần Quang Khải: "Chương Dương cương giáo giặc; Hàm tử bắt quân thù". Trần Nhân Tông: "Xã tắc hai phen bon ngựa đá; Non sông nghìn thủa vững âu vàng".
Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một tiếng nói, không phải tiếng nói của chủ soái mà tiếng nói của một người, của thế hệ tuổi trẻ sống trong sự nghiệp chống ngoại xâm, muốn đóng góp sức mình, để lại tuổi tên trong sự nghiệp ấy.
Điểm thứ hai, chí khí, khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão cất lên qua bài thơ là sự thúc dục từ sự nghiệp chung, oai hùng lừng lẫy. Nó được minh chứng bằng chiến công của chính bản thân ông. Đó không phải là thứ "khẩu khí hão", tỏ lòng theo công thức.
Sự hoà hợp, tương ứng giữa thời đại và cá nhân làm cho bài thơ hùng tráng mà chân thực.
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh suốt sao ngưu.
Dẫu được hiểu "cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa mấy thu ; ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt được cả trâu" hay "nuốt sao Ngưu" thì câu thơ cũng đều muốn dựng lại bối cảnh, hiện thực xã hội rộng lớn. Đó là hình ảnh, là bức tranh hoành tráng của sự nghiệp đánh giặc thời Trần. Phân tích bức tranh này, chúng ta thấy có nhiều tầng hình ảnh với cách thức "dựng tranh" rất nghệ thuật.
Cả hai câu thơ đầu này là cái nền rộng: hào khí đánh giặc của một dân tộc trong đó có người chiến sĩ và có cả đoàn quân. Hào khí ấy được tập trung miêu tả ở hình ảnh tiêu biểu nhất, thể hiện khí phách anh hùng nhất "múa giáo". "Múa giáo non sông trải mấy thu - Ba quân Như vậy, cả "ba quân" cùng múa giáo, cùng ra trận. Song thu lại thành điểm là hành động của người chiến sĩ. Câu thơ dựng lên trựớc mắt ta hình ảnh "một tráng sĩ múa gươm" xung trận trên cái nền "ba quân đậy hào khí giết giặc" kia. Câu thơ từ "điểm" mởrộng ra. Hoặc ngược lại, mở ra rất rộng, thu hẹp dần rồi thu thành một "điểm" (Tráng sĩ anh hùng - đội quân tráng sĩ - Ba quận, dân tộc hoặc Ba quân, dân tộc - đội quân tráng sĩ - tráng sĩ anh hùng) khiến cho chỉ hai câu thơ mà trường diễn tả rất rộng, trường cảm xúc rất mãnh liệt, sâu sắc. Câu thơ tượng trưng nhưng lại rất thực. Cái thực của thời đại ở thế hệ trẻ tuổi, ở mỗi cá nhân.
Hai câu thơ cuối cùng, hình ảnh Người tráng sĩ không còn hiện lên "trông thấy nữa". Nó được biểu hiện qua tâm sự, suy nghĩ:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
Ởđây có một quan niệm nhân sinh quen thuộc của những con người có chí khí thời phong kiến. Làm thân con trai cái nợ công danh là cái nợ phải trả. Công danh là sự nghiệp và tiếng thơm. Nó còn tỏ rõ sự phân biệt nam - nữ trong đó, song không phải là tiêu cực. Khi một thế hệ "lo" những điều như thế. Và nợ công danh có một khuôn mâu mà học theo, vươn tới: gương Vũ hầu - Gia Cát Lượng.
Trên cái nghĩa chung này là hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Phạm Ngũ Lão. Với nhà thơ - người anh hùng họ Phạm, công danh - chí làm trai - gắn vớisự đóng góp, xả thân cao nhất, ích lợi nhất, nhiều nhất cho đất nước, dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước. Nỗi niềm canh cánh ấy, cái "thẹn" ấy làm cho con người vươn tới những cái cao đẹp, anh hùng. Nó cũng là sự khích lệ, một tuyên ngôn cho thế hệ và thời đại. Bản dịch nghĩa đã dịch "kẻ nam nhi... nên thẹn..." e là người đọc hiểu một ý là "chưa trả xong nợ nam nhi". Có lẽ phải dịch: "Nam nhi... thì thẹn" để rõ cái ý khuyến cáo, khích lệ, hướng tới cả một thế hệ lúc bấy giờ.
Hai câu thơ do vậy cỏ vẻ đẹp của khát vọng lập công, đóng góp, hi sinh cho dân tộc đất nước.
Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. Đây là bài thơ điển hình về nội dung, về hình thức của văn học trung đại.
3. Hình ảnh người trai thời Trần trong bài thơ Tỏ lòng
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Phạm Ngũ Lão là tướng đời Trần, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông “đánh đâu thắng đấy”. Ông lo việc binh, đồng thời “lại thích đọc sách, ngâm thơ” . Cũng như nhiều danh tướng đời Trần, Phạm Ngũ Lão vừa cầm quân đánh giặc, vừa viết những áng văn thơ để lại muôn đời. Trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Thuật hoài. Đọc bài thơ này, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp hùng dũng cao cả của người trai đời Trần.
Cũng như Cảm hoài. Ngôn hoài; Thuật hoài là một loại thơ trữ tình “ngôn chí” khá phổ biến trong thơ ca thời trung đại, để bày tỏ những ý nghĩ, những tình cảm lớn của tác giả (Thuật hoài có nghĩa là Tỏ lòng). Đến nay, chúng ta chưa nắm được đích xác hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Tuy nhiên, dựa vào nội dung của tác phẩm có thể khẳng định bài thơ này ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân đời Trần, khi lực lượng của nước Đại Việt đã lớn mạnh nhưng trong chiến đấu chống giặc Nguyên 1 Mông chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.
Bài thơ viết theo thể tứ tuyệt luật Đường, 4 câu, mỗi câu 7 âm tiết. Hai câu đầu được dịch là:
Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Trong nguyên bản, hai câu này là:
Hoành sóc giang san cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
“Hoành sóc” được dịch thành “múa giáo” dễ làm cho người đọc hiểu không hoàn toàn đúng. “Hoành sóc” tức là cầm ngang ngọn giáo, cả câu có nghĩa là “cắp ngang ngọn giáo (bảo vệ) non sông đã mấy mùa thu”. Chỉ cần 7 chữ nhưng câu thơ trên đây đã gợi được hình ảnh của người trai đời Trần và cũng chính là của Phạm Ngũ Lão với tư thế hùng dũng, luôn kiên cường, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lập nên những chiến công huy hoàng. Dẫu họ đã ngoan cường chiến đấu bao năm tháng (“trải mấy thâu” là mấy mùa thu rồi) nhưng vẫn bừng bừng một khí thế, một sức mạnh hiên ngang bất khuất.. Hình ảnh người tráng sĩ càng trở nên chói lọi bởi hùng khí của ba quân. Ba quân chính là hình ảnh của cả thế hệ Phạm Ngũ Lão, của cả dân tộc đang sống trong hào khí Đông A. Sức mạnh của “ba quân” được ví như sức mạnh ghê gớm của hổ báo làm át sao Ngưu. (Còn một cách hiểu khác không kém phần ý nghĩa: sức mạnh của ba quân như hổ báo có thể nuốt trôi được cả trâu). Như vậy, câu thứ nhất nói về cá nhân người trai đời Trần; câu thứ hai nói về dân tộc, về cộng đổng. Cá nhân có vẻ đẹp hiên ngang của đất trời, sông núi, vượt qua mọi thử thách của thời gian, cộng đồng, dân tộc, có tầm vóc và sức mạnh của vũ trụ. Cá nhân với cộng đồng, với dân tộc có quan hệ mật thiết, hài hoà. Hình ảnh người tráng sĩ oai hùng tạo nên khí thế ngất trời của ba quân; đồng thời khí thế của ba quân lại làm cho hình ảnh người tráng sĩ thêm lộng lẫy. Mỗi con người đều tìm thấy bóng dáng mình trong hào khí chung của dân tộc. Đây là một thời đại cao đẹp của những con người cao đẹp!
Như vậy, chỉ bằng hai câu thơ, Phạm Ngũ Lão đã phác hoạ thành công tư thế của nhân vật trữ tình 1 chàng trai đời Trấn và tư thế của dân tộc ta trong một thời điểm lịch sử với một tầm vóc lớn và quyết tâm lớn. Nhân vật trữ tình ở đây mang vẻ đẹp sử thi, tẩm vóc sử thi. Phạm Ngũ Lão không chỉ phát ngôn nhân danh cá nhân mình mà ông còn nhân danh cả dân tộc, cả thời đại.
Hình ảnh người tráng sĩ cắp giáo tung hoành nơi trận mạc, hình ảnh ba quân khí thế ngất trời ta đã gặp nhiều trong văn học trung đại của Việt Nam cũng như của Trung Quốc. (Chàng chinh phu trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn cũng từng “Múa gươm rượu tiễn chưa tàn – ngang lưng ngọn giáo vào ngàn hang beo”. Nói về tướng sĩ trong bài Thập giói cô hòn quốc ngữ văn, Lê Thánh Tông cũng có câu “Miệng thòm thèm giương dạ nuốt trâu – Chí hăm hở dang tay bắt vượn”). Song, nếu ở những câu vừa dẫn là những hình ảnh ước lệ nặng tính chất ngao du khoa trương, thì trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là những hình ảnh tuy cũng thật kì vĩ nhưng là những hình ảnh chân thực, hiện thực, bởi người đọc biết rằng chúng ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng vĩ đại của quân dân ta đời Trần. Tại Hội nghị Bình Than, các bô lão Đại Việt đã nhất tể thể hiện tinh thần ấy. Và mỗi binh sĩ thời ấy đều thích hai chữ “sát thát” (giết giặc Nguyên) vào cánh tay.
Tiếp nối một cách tự nhiên mạch cảm xúc ở hai câu đầu, hai câu sau thể hiện khát vọng lập được nhiều chiến công to lớn vì đất nước của vị tướng – thi sĩ :
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Người trai đời Trần không chỉ cao đẹp ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, mà còn cao đẹp bởi có một. quan niệm nhân sinh tích cực. Lập công chính là làm nên sự nghiệp lớn trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước. Có công thì mới được ghi danh (têii). Mỗi con người chân chính, đặc biệt đối với những người làm trai, niềm khao khát làm nên sự nghiệp, lưu lại tên tuổi mình cho hậu thế là niềm khao khát chính đáng. Đây chính là động lực to lớn để không ít người có sức mạnh vượt, qua những thử thách cam go lập nên những kì tích vang dội, thúc đẩy sự tiến bộ của toàn xã hội. Chính vì the mà sau Phạm Ngũ Lão 6 thế kỉ, Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định:
Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Và không hiểu tự thuở nào ông cha ta vẫn thường khích lệ cháu con: “Làm trai cho đáng nên trai – Xuống đông, đông tĩnh; lên đoài, đoài tan”. Đây chắc chắn không phải là thói hátn danh phàm tục, trái lại là một quan niệm nhân sinh tiến bộ trong truyền thống dân tộc.
Ở đây, cái hay không chỉ ở nội dung toát ra từ câu thơ của Phạm Ngũ Lão mà còn ở chính con người tác giả. Ta đều biết, viên tướng làng Phù ủng này là người “công danh” lừng lẫy đánh đông dẹp bắc, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, cho đến khi tuổi đã cao ông vẫn còn hăng hái cầm quân đánh tan bọn xâm lược quấy rối biên giới phía Tây Tổ quốc, và được phong chức Điện suý thượng tướng quân (1302), được ban tước Quan nội hầu (1318). Thế nhưng, Phạm Ngũ Lão vẫn cảm thấy mình còn “vương nợ” với đời, còn phải “thẹn” khi nghe chuyện Khổng Minh Gia Cát Lượng 1 một nhân vật siêu việt, có công lớn giúp Lưu Bị thời Tam quốc chia ba thiên hạ. Điều này đủ biết khát vọng và nhân cách của tác giả cao cả biết nhường nào? Phải chăng, chính vì ý thức được món nợ chưa trả xong đối với dân tộc, đối với đất nước, chính vì biết “thẹn” trước những nhân vật lẫy lừng trong sử sách đã tạo nên tầm vóc tuyệt vời của nhà thơ – chàng trai đời Trần, người anh hùng Phạm Ngũ Lão với những chiến tích vang dội và với bài Thuật hoài bất hủ này.
Ra đời cách chúng ta đã 7 thế kỉ, song bài Thuật hoài luôn luôn mới mẻ và hấp dẫn, lay động con tim của bao thế hệ người đọc. Bởi vì, qua bài thơ, độc giả bắt gặp hình ảnh vừa chân thực vừa hoành tráng của người trai thời Trẩn với vẻ đẹp thật là hùng vĩ cao cả.
4. Vẻ đẹp người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng
Phạm Ngũ Lão được biết đến là một con người văn võ toàn tài. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là bài thơ “Tỏ lòng”. Qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần:
“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”
Trước hết, hình ảnh người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông hiện lên thật đẹp. Khi giặc Nguyên tràn vào xâm lược, chúng đã gây ra bao nhiêu tội ác dã man, tàn bạo. Đối phó với kẻ thù như vậy cần phải có một bản lĩnh phi thường. Cụm từ “hoành sóc” gợi ra hình ảnh người tráng sĩ tay cầm ngọn giáo với tư thế chủ động, tự tin và không hề nhỏ bé. Nhưng trong bản dịch thơ của Trần Trọng Kim lại dịch là “múa giáo” - cách dịch mang tính hoa mỹ, tuy phù hợp với nhịp thơ nhưng không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Kết hợp với đó, tầm vóc của người anh hùng còn được thể hiện qua không gian “giang sơn” - đất nước, thể hiện tầm vóc vĩ đại và thời gian “kháp kỉ thu” - mang tính ước lệ, ý chỉ khoảng thời gian kéo dài vô tận. Từ đó, tác giả khẳng định tầm vóc kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng thời đại nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.
Không chỉ vậy, câu thơ tiếp theo, Phạm Ngũ Lão còn cho thấy tiềm lực mạnh mẽ của quân đội nhà Trần. “Tam quân” có nghĩa là ba quân (được biết bao gồm tiền quân, trung quân, hậu quân). Một quân đội tinh nhuệ, đông đảo về số lượng và mạnh mẽ về chất lượng. Quân đội đó còn có một khí thế vững vàng. Hình ảnh so sánh rất độc đáo “tam quân” với “tỳ hổ”. Loài hổ được coi là chúa tể rừng xanh, có uy lực và sức mạnh. Với hình ảnh này, tác giả đã nhấn mạnh sự dũng mãnh của quân đội nhà Trần đã trở thành nỗi khiếp đảm của quân thù. Không chỉ vậy, Phạm Ngũ Lão còn làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”. Đây là hình ảnh gợi ra hai cách hiểu. Khí thế của ba quân hùng mạnh đến nỗi nuốt trôi trâu, hay khí thế hào hùng ngút trời của quân đội nhà Trần đã làm lu mờ ánh sáng của sao Ngưu trên bầu trời. Dù hiểu theo cách nào, ta cũng đều thấy được khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần trước kẻ thù xâm lược. Một quân đội như vậy đủ sức để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
Như vậy, qua phân tích, với bài thơ Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão đã giúp người đọc thêm hiểu hơn về vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần, cũng như “hào khí Đông A” vang dội một thời.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 7 mẫu đóng vai nhân vật cô kĩ sư kể lại truyện Lặng lẽ Sapa hay chọn lọc
Top 7 bài cảm nhận Cảnh ngày hè sâu sắc nhất
Top 13 bài thuyết minh về cái phích nước siêu hay
Top 16 mẫu thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
Top 12 bài phân tích Đọc Tiểu Thanh kí siêu hay
Top 8 mẫu kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
Top 5 bài cảm nhận Độc Tiểu Thanh kí hay sâu sắc
Top 7 mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thơ
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú
Soạn bài chị em Thúy Kiều ngắn gọn
Top 3 mẫu phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?
Top 4 mẫu cảm nhận 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Top 7 bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc