Giải thích câu Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là một câu câu ca dao tục ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam được ông cha ta đúc kết và truyền lại cho các thế hệ sau. Qua thời gian câu nói Phòng bệnh hơn chữa bệnh đã chứng minh được tính đúng đắn của nó. Có thể nói, qua câu tục ngữ này ông cha ta muốn nhấn mạnh sự quan trọng của sức khỏe đối với con người. 

Sau đây là một số mẫu giải thích câu tục ngữ Phòng bệnh hơn chữa bệnh hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ý nghĩa câu Phòng bệnh hơn chữa bệnh trong đời sống

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đối với công tác chăn nuôi, trồng trọt cần Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì:

Nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho năng suất cao, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Còn nếu để vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc để chữa bệnh. Ngoài ra, nếu bệnh quá nặng, vật nuôi sẽ chết -> gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế và còn gây ảnh hưởng đến con người. Vì vậy, ta phải phòng bệnh hơn là chữa bệnh.

2. Giải thích câu phòng bệnh hơn chữa bệnh Công nghệ 7

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nghĩa là: Phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn.

3. Giải thích câu tục ngữ Phòng bệnh hơn chữa bệnh - mẫu 1

Con người cũng như rất nhiều thứ trong xã hội luôn đứng trước nguy cơ chịu ảnh hưởng của nhiều thứ từ môi trường sống. Từ những ảnh hưởng xấu khiến cơ thể chúng ta không được khỏe mạnh mà ốm đau bệnh tật. Khi ấy ta sẽ không có sức để học tập và làm việc, qua đó có thể thấy sức khỏe rất quan trọng đối với con người và cần được quan tâm hàng đầu. Dân gian có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Trước tiên chúng ta cần phải hiểu được khái niệm “bệnh” là gì? Theo như được biết thì: “Bệnh là quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể sinh vật từ nguyên nhân khởi thủy đến hậu quả cuối cùng”. Hay còn được hiểu đơn giản đó là khi một bộ phận nào đó trên cơ thể không hoạt động bình thường. Bệnh có thể được nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do di truyền, bẩm sinh, do hoàn cảnh sống, hay do vi rút, vi khuẩn. Phòng bệnh chính là việc ngăn ngừa các tác nhân gây bênh để giúp chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân đó hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng từ nó. “Chữa bệnh” đó là khi ta đã bị bệnh, đã chịu những tác nhân gây bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, ốm yếu và khi đó ta phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ để chữa khỏi bệnh. Chúng ta cần lưu ý phân biệt giữ bị bệnh và tai nạn. Bệnh là là do các tác nhân sinh học gây ảnh hưởng còn tai nạn là do va chạm từ các yếu tố ngoại lực tác động lên cơ thể và tạo thành những chấn thương thậm chí có thể mất mạng. Có thể thấy tai nạn là điều xảy ra bất ngờ, việc chúng ta không ngờ tới còn đối với căn bệnh khác chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán trước để phòng tránh kịp thời.

Thực tế cuộc sống mặc dù mọi người đã biết trước được tác hại của nhiều việc làm dẫn tới ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng vẫn cứ làm ngơ không thực hiện những biện pháp để phòng chống. Điển hình như trước diễn biến thất thường của thời tiết thì nhiều người làm ngơ, khi lạnh không chú ý mặc đồ ấm áp, thậm chí vì để cho đẹp, hợp thời mà ăn mặc phong phanh từ đó dẫn tới bị cảm lạnh, viêm phổi. Hay giới trẻ ngày nay thường thích những món ăn vỉa hè, những thực phẩm ăn liền mặc dù biết nó không an toàn, thậm chí là độc hại nhưng vẫn sử dụng như thường. Đến khi sau này sinh ra các bệnh tật mà trước mắt là ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh ung thư thì khi đó mới thấy hối hận. Lúc ấy có hối hận cũng đã muộn màng. Thực tế đã có rất nhiều bài học để răn đe chúng ta nhưng nhiều người làm ngơ mặc dù biết trước tác hại của những nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta được giáo dục ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn uống, không ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc chính là để chúng ta thực hiện an toàn thực phẩm tránh những tác hại từ thực phẩm bẩn, lây nhiễm vi rút, vi khuẩn từ việc ăn uống hằng ngày. Hay đơn cử đó là việc đi lại, tham gia giảo thông là nhu cầu tất yếu của con người. Mặc dù tai nạn không được coi là bệnh nhưng vẫn có những biện pháp phòng tránh, giảm thiểu mà chúng ta nên thực hiện. Chúng ta vẫn được nhắc nhở đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, không dùng chất kích thích, uống rượu bia…không phải để chấp hành luật mà còn là để giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm tính mạng của bản thân khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, thường ngày để có sức khỏe tốt chúng ta cần tích cực rèn luyện thân thể, kết hợp với việc ăn uống điều độ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ cơ thể trước thời tiết khắc nghiệt. Có như vậy chúng ta mới giảm thiểu được sự ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh.

Bệnh tật là thứ không ai mong muốn, có nhiều căn bệnh mà y học ngày nay chưa tìm ra cách chữa trị, bệnh tật còn là gánh nặng về chi phí của gia đình, tốn kém nhiều tiền của để chạy chữa. Chính vì thế chúng ta cần phải biết cách phòng tránh, thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

4. Giải thích câu tục ngữ Phòng bệnh hơn chữa bệnh - mẫu 2

Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay không ai là muôn bệnh tật cả. Bởi người ta luôn luôn quan niện “Có sức khỏe là có tất cả”. Có lẽ chính vì vậy mà tất cả con người ai ai cũng sẽ quan tâm đến sức khỏe của chính mình. Muốn có thể ngăn chặn cũng như tránh mắc khỏi những căn bệnh không mời mà đến thì người ta luôn tâm đắc và làm theo để bảo vệ sức khỏe của chính mình với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Đầu tiên mỗi người chúng ta cũng nên hiểu được bệnh là gì? Bệnh được biết đến chính là khi một phần nào đó trên cơ thể con người chúng ta mà không hoạt động tốt như bình thường. Chính những tác nhân bên ngoài khiến chúng ta khó chịu, mệt mỏi hay đau đớn không được khỏe mạnh như bình thường. Có thể nhân thấy được nguyên nhân gây ra bệnh thường do chính những việc làm và đồng thời đây cũng chính là thói quen trước đó của chúng ta không được khoa học. Ta có thể lấy ví dụ như việc chẳng hạn như khi trời nắng hanh như đổ lửa mà chúng ta không đội mũ thì rất dễ bị ốm. Thế rồi khi trái gió trở trời lạnh mà không mặc thêm áo ấm, đeo khăn,… thì cũng sẽ gây ốm cho chúng ta.

Có thể nhận thấy được rằng bệnh lại khác với tai nạn đó chính là khi phần nào đó của cơ thể chúng ta lại bị đột ngột chấn thương do ngoại lực tác động vào. Ta cũng có thể kể tên ra đó chính là các tác nhân như ngã hay bị đâm xe ở chỗ tai nạn là trường hợp xảy ra bất ngờ, và bản thân chính chúng ta cũng không ngờ đến. Còn đối với những căn bệnh khác thì ta hoàn toàn có thể phòng được. Cho nên mới có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Nếu như mỗi chúng ta mà lại phát triển rộng hơn từ ý nghĩa bệnh tật trên cơ thể con người. Đồng thời con người cũng lại còn có thể hiểu được “bệnh” ở đây là những rắc rối. Khi chúng ta mà không được khỏe mạnh thì đó chúng chính là căn nguyên để cho chúng cáu gắt, hay làm việc thiếu hiệu quả. Đặc biệt hơn nữa đó chính là mỗi căn bệnh đó trong cuộc sống ta hoàn toàn có thể phòng tránh được chứ không đến đột ngột như tai nạn.

Thực tế cuộc sống của chúng ta lại cũng có rất nhiều người hành động không suy xét cẩn trọng. Và ta dường như cũng đã thấy được rằng khi mà ngay cả đến khi sự việc xảy ra vấn đề hay thất bại thì lúc này đây chúng ta mới thấy hối hận. Lúc đó mới nhanh chóng cuống cuồng vớt vát và cũng cố gắng để cứu chữa nhưng đã quá muộn. Lúc này đây thì bản thân họ dường như cũng chỉ biết than thở “Giá như” mà thôi. Đáng tiếc đó chính là bởi vì họ đã quên mất một điều rằng “giá như” mãi mãi chỉ đó chính là những từ mà nó dường như cũng đã đặt trước câu giả định trong cuộc sống mà thôi. Bản thân của họ, nếu như mà biết suy xét, đồng thời cũng sẽ biết cẩn trọng hơn thì đã không xảy ra những điều không tốt đó

Trong cuộc sống thì cũng lại có rất nhiều những điều thực tiễn dường như cũng đã chứng minh cho câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thực tế như có rất nhiều những biện pháp như răn đe chúng ta phải biết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng dường như con người chúng ta lại thờ ơ với những việc làm thiết thực đó. Có thể nhận thấy phần đa các vụ tai nạn dẫn đến tử vong đó chính là những người không đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng. Khi tai nạn ập đến thì lúc đó mới hối hậ tại sao không đội mũ cẩn thận. Hay những căn bệnh thường ngày chúng ta cũng hay gặp phải mà chúng ta luôn luyện rèn sức khỏe dẻo dai, ăn uống đầy đủ thì sẽ cho một sức khỏe tốt. Và như một cách phòng các bệnh rồi. Thực sự có thể nhận thấy được “phòng bệnh” quan trọng như thế nào. Mọi người đừng nghĩ những việc làm tưởng chừng bình thường nhưng bạn không biết nó lại có thể ảnh hưởng và để lại hậu quả nghiêm trọng. Những hậu quả nghiêm trọng này dường như cũng không thể khắc phục được cho chúng ta. Chính bởi thế mà tất cả mọi người chúng ta cũng hãy luôn luôn phải nhớ câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” như một bài học cho bản thân.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thực sự là một bài học, là một lời khuyên đúng đắn. Câu nói dường như cũng lại có giá trị cho mọi trường hợp trong cuộc sống, nhắc nhở chúng ta rằng khi làm bất cứ một điều gì thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc cũng như chuẩn bị trước hết để có thể chủ động trước mọi tình thế.

5. Giải thích câu tục ngữ Phòng bệnh hơn chữa bệnh - mẫu 3

Ông bà ta luôn khuyên con cháu mình cần cần thận trước sau, đừng để đến lúc việc đã lỡ thì sẽ khó khăn hơn như câu tục ngữ “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” , câu tục ngữ là lời nhắn nhủ tới mọi người rằng trong cuộc sống nên biết ngăn ngừa sự việc hơn là giải quyết sự việc.

Câu tục ngữ trên có tính chính xác cao, cần hiểu “Phòng bệnh” ở đây là đưa ra những phương pháp và cách tránh các bệnh ảnh hưởng đến cây cảnh và vật nuôi.Các biện pháp để phòng bệnh như vệ sinh chuồng trại cơ sở nuôi trồng, chú ý quan sát tình hình của vật nuôi.. “Chữa bệnh” tức là dùng thuốc hay các phương pháp có hiệu quả nhắm chữa trị bệnh mà cơ thể hay vật nuôi… đã mắc phải rồi. Phòng bệnh là chủ động trước bệnh tật mà chủ động luôn luôn là một điều tốt, chữa bệnh là bị động và khó khăn hơn.

Việc phòng bệnh sẽ dễ dàng và tốt hơn so với việc khi đã mắc bệnh và chữa trị. Từ đây có thể hiểu rộng ra rằng mỗi người chúng ta nên sống ngay thẳng đúng đắn, không trái với lương tâm để tránh mắc phải những sai lầm. Việc rèn luyện một lối sống tốt hẳn sẽ dễ dàng hơn với việc sửa chữa những sai lầm mắc phải.

Tại sao lại khẳng định “Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”? Khi phòng bệnh sẽ hạn chế được những thiệt hại, chữa bệnh sẽ khó và tốn kém hơn rất nhiều. Ví dụ như đối với các dịch bệnh có tính bùng phát mạnh mẽ như ebola chẳng hạn, nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa đối với dịch bệnh này sẽ hạn chế sự lan truyền của nó với những người xung quanh. Như vậy vừa giảm bớt đau đớn với con người vừa có thể hạn chế những mất mát về người và của.

Nhưng nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, để ebola bùng phát và lan rộng sẽ gây ra một hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đe dọa tới sự phát triển của con người và kinh tế, lúc này việc chữa bệnh sẽ rất khó khăn hay thâm chí không thể chữa được.

Tuy nhiên ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ đơn thuấn dừng lại ở việc chữa bệnh và phòng bệnh, nó cũng là một bài học với con người trong cuộc sống. Cuộc sống với ngày càng nhiều cám dỗ nếu không vững vàng việc sa ngã là rất dễ dàng thế nên mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ của bản thân, luôn đứng vững trước cám dỗ không để bị rơi vào vòng lao lí.

Giữ lối sống ngay thẳng, cương trực để trở thành một người tốt, không để khi lầm lỗi mới hối hận đến lúc ấy sẽ rất khó khắn. Bởi người mắc sai lầm sẽ rất dễ đánh mắt lòng tin với những người xung quanh, lòng tin mà bị đánh mất thì khó lấy lại. Vậy nên mỗi người cần sống sao cho ngay thẳng, lương thiện để tránh sa ngã vào những sai lầm. Câu tục ngữ là bài học không chỉ dừng lại đối với việc phòng chữa bệnh của con người mà còn là bài học về cách sống.

Tục ngữ là kho tàng tri thức quý giá của cha ông ta truyền lại, những bài học được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế hết sức quý báu, bài học mà ai cũng cần học và biết. Tục ngữ ngắn gọn, hàm súc dễ hiểu, dễ truyền tải ý nghĩa tới người đọc sẽ mãi là một tài sản quý giá của cha ông để lại. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một kinh nghiệm trong trồng trọt nuôi trồng đặc biệt quý báu, đặc biệt là đối với một đất nước vẫn chủ yếu phát triển bằng nông nghiệp như nước ta.

Hiểu rõ và áp dụng hiệu quả ý nghĩa của câu tục ngữ vừa giúp giảm bớt sức người và tiết kiệm tiền của. Đồng thời cũng nên hiểu rõ một bài học nữa về việc rèn luyện và học tập, luôn giữ lối sống tốt và rèn luyện nó thành một thói quen để đứng vững trên bờ lương thiện, tránh rơi vào những việc xấu xa, trở thành người xấu.

Kho tàng tục ngữ vẫn luôn phong phú, đa dạng và ẩn chứa vô vàn bài học quý giá về tình người, về nhân cách sống hay những kinh nghiệm quý báu mà cha ông truyền lại cho con cháu. Nó là niềm tự hào, là vốn sống phong phú của người Việt, ăn sâu vào nếp nghĩ và cách sốn

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 9.472
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm