Top 9 mẫu phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
“Sóng” là bài thơ tình đặc sắc bậc nhất của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Mời các bạn hãy cùng Hoatieu phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng để thấy được những cung bậc cảm xúc của tình yêu đã được tác giả thổi hồn vào bài thơ.
Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
- 1. Dàn ý phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
- 2. Vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ Sóng
- 3. Vẻ đẹp truyền thống trong bài thơ Sóng
- 4. Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng chi tiết
- 5. Phân tích vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ Sóng
- 6. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
- 7. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại
- 8. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
- 9. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại ngắn nhất
- 10. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại nâng cao
Qua bài “Sóng”, ta cảm nhận được những cảm xúc, tâm tình của người phụ nữ trong tình yêu. Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ sóng sẽ góp phần làm rõ những trạng thái cảm xúc ấy. Cùng tham khảo qua những bài phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng nhé.
1. Dàn ý phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”.
- Bài thơ “Sóng” là những trạng thái, cung bậc cảm xúc đầy sinh động của tâm hồn người con gái khi yêu. Đặc sắc của bài thơ là sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại và nét đẹp truyền thống để làm nên nội tâm, tình cảm đầy phong phú của người con gái.
II. Thân bài
1. Vẻ đẹp truyền thống
- “Sóng” thể hiện được tình yêu mang nét đẹp truyền thống.
- Khi yêu “em” cũng mang trong mình nỗi nhớ da diết, nỗi bồi hồi khắc khoải đối với người mình yêu.
- Ta có thể gặp quan niệm của Xuân Quỳnh về nỗi nhớ có điểm gặp gỡ với nỗi nhớ trong những bài ca dao, dân ca xưa.Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh lại da diết, khắc khoải đến mức vượt qua mọi giới hạn về không gian gian, thời gian, trong thế giới của ý thức và cả sự vô thức.
- Trong tình yêu, “em” cũng luôn giữ gìn được tấm lòng thủy chung son sắc.
2. Vẻ đẹp hiện đại
- “Sóng” là tiếng nói của một cái tôi trong tình yêu đầy tính mới mẻ, hiện đại.
- Tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy sinh động những trạng thái tình cảm mang tính đối lập, mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái.
- Mượn hình ảnh của sóng, nữ sĩ đã gợi ra những trạng thái đối cực trong tâm trạng người con gái.
- Sóng ngoài đại dương có lúc ồn ào, dữ dội khi phong ba bão táp nhưng cũng có lúc dịu êm, lặng lẽ khi trời yên biển lặng thì tâm trạng người con gái khi yêu cũng vậy, sẽ có những lúc nồng nhiệt đắm say nhưng cũng có khi trầm lắng, dịu dàng.
- Cái mới mẻ, hiện đại trong hồn thơ Xuân Quỳnh được thể hiện trong bài thơ đó chính là cái táo bạo, khát vọng hướng đến tình yêu, chủ động tìm kiếm tình yêu của cuộc đời mình.
- “Em” trong sóng thể hiện một tâm hồn đầy sôi nổi, có sự chủ động và khát vọng sống hết mình cho tình yêu.
- Mong muốn được hòa nhập trọn vẹn tình yêu nhỏ của bản thân để tạo nên tình yêu bất diệt, vĩnh cửu của cuộc đời.
- Nữ sĩ đã có niềm tin bất diệt vào tình yêu, từ đó bày tỏ khát vọng thành thực của bản thân là được dâng hiến, sống hết mình cho tình yêu.
III. Kết bài
- Qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu.
- Chính sự kết hợp đặc sắc này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Sóng trong trái tim của những người đang yêu.
2. Vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ Sóng
Vẻ đẹp hiện đại ở trong bài thơ sóng là sự chủ động táo bạo của người con gái đang yêu với khát khao được sống, được yêu một cách tha thiết. Đó là những rung động rạo rực cùng một trái tim yêu luôn luôn có niềm tin vào sức mạnh của tình yêu.
3. Vẻ đẹp truyền thống trong bài thơ Sóng
Vẻ đẹp truyền thống là về đẹp mang tính kế thừa gắn liền với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa. Đó là sự giãi bày kín đáo ý nhị cùng với lòng thuỷ chung, son sắt nhưng cũng không dấu nổi những lo âu trăn trở về tình yêu và đời người.
Cùng xem phân tích vẻ đẹp hiện đại và vẻ đẹp truyền thông chi tiết ở bài dưới nhé.
4. Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng chi tiết
1. Mở bài
Từ trước đến nay tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người Xuân Diệu đã từng trăn trở:
Làm sao sống được mà không yêu
không nhớ không thương một kẻ nào
- Bài thơ tuổi nhỏ -
Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật trở thành nguồn thi cảm bất tận cho nhiều thi nhân trong đó phải kể đến hai cây bút thơ tình suất sắc của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với "Biển" thì Xuân Quỳnh - một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tinh tế những tình cảm của người con gái đáng yêu qua hình ảnh "sóng". Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu tình cảm yêu thương vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm. Một trong số những tác phẩm suất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập "Hoa dọc chiến hào" với linh hồn là bài thơ "Sóng" được viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.
2. Thân bài
Xuân Quỳnh là người phụ nữ có một cuộc đời nhiều đa đoan lo âu vất vả. Đó là người đàn bà có trái tim đa cảm gắn bó hết mình với cuộc sống hằng ngày trân trọng nâng niu và chi chút cho hạnh phúc bình dị, đời thường. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, thuỷ chung luôn da diết khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thường bình dị. Đọc thơ Xuân Quỳnh, người đọc bị chinh phục không phải vì nghệ thuật cao cường của nhà thơ mà chính vì những "thông tin nhân văn " mới mẻ, kỳ lạ mà sâu sắc thuộc về một "mẫu người ưu tú và độc đáo"
Bài thơ "Sóng" với chủ đề là lời tự bạch chân thành của trái tim người phụ nữ đang yêu thể hiện tâm hồn phong phú, khát khao hạnh phúc và tự nhận thức về tình yêu hạnh phúc.
+ Vẻ đẹp hiện đại
Sông trong tương quan với biển là một không gian nhỏ hẹp, chật chội, đầy tù túng. Người con gái Xuân Quỳnh đã khéo léo mượn hình ảnh sóng từ bỏ lòng sông chật hẹp để đến với đại dương mênh mông để nói lên cái khát vọng được hướng tới tình yêu tuyệt đích vô biên. Đó là thứ tình yêu chân chính đầy sự bao dung, vị tha thấu hiểu sẻ chia
Người con gái quyết không chấp nhận một thứ tình yêu tầm thường vị kỷ không hiểu nổi mình
Biện pháp nhân hóa sóng tìm ra tận bể đã thể hiện sâu sắc quyết tâm sắt đá khao khát cháy bỏng, một sự ráo riết đến tận cùng của người phụ nữ trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc và nhu cầu tự nhận thức về mình.
Ta thấy ẩn hiện đằng sau những câu thơ ấy là một quan điểm tiến bộ sâu sắc về tình yêu và cuộc đời. Bản chất của tình yêu vốn là sự rộng lớn thoáng đạt và bao dung
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Người con gái Xuân Quỳnh đứng trước biển - khoảnh khắc mà người con gái tách mình ra khỏi để cảm nhận rõ hơn những rung động bồi hồi trong trái tim. Trạng từ chỉ thời gian "ngày xưa" - "ngày sau" kết hợp với phó từ "vẫn" gợi lên cảm nhận của thi sĩ về nét vĩnh hằng của những con sóng. Hàng ngàn hàng vạn năm qua những con sóng ngoài khơi vẫn cất lên bài ca bất tử. Nó vẫn là nó, vẫn vỗ mãi ngàn năm như bản tình ca của biển.
Cũng như sóng khát vọng tình yêu mãi mãi là một khao khát cháy bỏng phải sợ gì bồi hồi trong trái tim con người nhất là tuổi trẻ. Ở đây "ngực trẻ" không chỉ hướng đến tình yêu của những người trẻ mà làm bất cứ ai mà trong trái tim đều đang rung lên nhịp đập thổn thức của tình yêu bởi khao khát yêu và được yêu là không của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. Chính vì lẽ đó tình yêu quả thật là suối nguồn tươi trẻ luôn chảy mãi trong tâm hồn con người. Em trở về đúng nghĩa trái tim em Của máu thịt dời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập khi đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. Tự Hát - Xuân Quỳnh
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Giọng thơ chuyển sang giọng điệu suy tư trăn trở băn khoăn về tình yêu, hàng loạt câu hỏi tu từ "từ nơi nào sóng lên?", "gió bắt đầu từ đâu?" kết hợp với điệp ngữ "em nghĩ về" đã thể hiện rõ phần nào những băn khoăn về cội nguồn của tình yêu hay cũng chính là nhu cầu tự nhận thức của trái tim người con gái đang yêu
Người con gái đứng trước muôn trùng sóng biển tự trách mình ra khỏi sóng để nhận thức để soi mình vào lòng sóng, để nhận thức rõ hơn được những tình cảm chất chứa nơi đây trái tim mình. Những câu hỏi cứ liên tiếp, dồn dập trong tâm trí nhưng liệu có tồn tại câu trả lời cuối cùng hay không. Có lẽ câu trả lời là không bởi nhà thơ Xuân Quỳnh đã bất lực thốt lên:
câu thơ như một cái lắc đầu vô cùng đáng yêu của người con gái. Pascal đã từng nói "Trái tim có những quy luật riêng mà lý trí không thể hiểu nổi". Nhưng cũng chính bởi cái bí ẩn đây huyền diệu của tình yêu đã khiến nó luôn luôn hấp dẫn và trở thành nguồn thi cảm vô tận cho bao thi nhân
Bởi thế một thoáng bối rối, 1 chút ngập ngừng, băn khoăn trong nỗ lực thì lý giải về cội nguồn của sóng và khởi thủy của tình yêu mới chính là tiếng lòng của một trái tim yêu đích thực. Dẫu nỗ lực lý giải, cắt nghĩa tường tận, cặn kẽ nơi khởi điểm của tình yêu là điều không thể nhưng qua đó Xuân Quỳnh đã bộc lộ được những tình cảm vô cùng mãnh liệt của mình.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Có thể nói nỗi nhớ luôn gắn liền với tình yêu, nỗi nhớ là biểu hiện đầy đủ và sâu sắc nhất cho một tình yêu chân thành mãnh liệt. đặc biệt là khi hai người phải xa nhau. Đến với thơ Xuân Quỳnh người đọc đã được khám phá một nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt da diết bồi hồi không dứt, không nguôi. Nó dâng trào và mãnh liệt như những đợt sóng biển triền miên vô hồi, vô hạn. Một nỗi nhớ bao trùm cả không gian, xâm chiếm cả dòng chảy thời gian bất tận và choán ngợp cả tâm trí người con gái.
hay như người thiếu phụ trong thơ Đường đã từng khắc khoải :
Nhớ chàng như mảnh trăng đầy
Đêm đêm vàng sáng, hao gầy đêm đêm
Tác giả sử dụng những từ ngữ tương phản trái nghĩa "dưới lòng sâu" - "trên mặt nước", "ngày" - "đêm" diễn tả được nhiều chiều kích của nỗi nhớ. Điệp từ "sóng" được lặp lại ba lần gợi hình ảnh những con sóng cứ vỗ rập rìu như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết. Cả ba câu thơ gắn liền với hình sóng giống như những đợt sóng đang gối lên nhau hối hả vươn tới bờ hay đó cũng là một ẩn dụ nghệ thuật về những đợt sóng lòng đang trào dâng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu : Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ. Phải chăng những rung cảm quá đỗi mãnh liệt của trái tim yêu đã buộc lời thơ phải dài ra để diễn tả cho thỏa cái ngút ngàn của nỗi nhớ.
Con người luôn sống với hai trạng thái mơ và thức thì nỗi nhớ anh dường như đã xóa nhòa mọi khoảng cách giữa miền ý thức và miền vô thức. Nỗi nhớ đã trở thành một nhịp đập trọn vẹn trong trái tim người con gái đang yêu. Nó cứ bồi hồi, triền miên da diết như hơi thở của sóng. Nỗi nhớ đã không còn được chuyển tải qua hình ảnh dụng sóng mà đến đây Xuân Quỳnh đã bộc lộ một cách chân thành trực tiếp đầy mãnh liệt nỗi nhớ luôn thấp thỏm âm ỉ trong trái tim mình
Hình tượng sóng và em quyện hòa, đắp đổi nhưng cũng có những lúc em tự tách mình ra khỏi xong để nhận thức được rõ hơn về những cảm xúc riêng tư thầm kín của chính mình
Người con gái Xuân Quỳnh đã có những ý thức vô cùng sâu sắc vê tình yêu của mình. Bà khát khao được tan ra để hòa vào biển lớn tình yêu. Đó chính là khao khát được dâng hiến cho tình yêu - vẻ đẹp thánh thiện của người con gái khi yêu. Khát vọng đó bắt nguồn từ một thái độ sống thái độ yêu gắn liền với sự dâng hiến.
+ Vẻ đẹp truyền thống
Bằng một cách Ý nhị và kín đáo nhất, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng để diễn tả những cung bậc cảm xúc, Những quy luật tình cảm muôn đời của người con gái khi yêu.
Dữ dội và dịu em
ồn ào và lặng lẽ
hình ảnh sóng hiện ra với nhiều đối cực khác nhau "dữ dội" - "dịu êm", "ồn ào" - "lặng lẽ". Đây là những biểu hiện thường thấy ở những con sóng gợi lên những nét tương đồng với người con gái khi yêu lúc thì dịu dàng đằm thắm, lúc thì mạnh mẽ dữ dội. Dù cho người phụ nữ có mang bao nhiêu nét đẹp hiện đại thì Dường như cũng có những nét trạng thái không bao giờ đổi thay trong trái tim yêu.
Tuy nhiên với việc sử dụng biện pháp điệp cấu trúc câu kết hợp với liên từ "và" nối kết các từ trái nghĩa đã thể hiện được những sự thống nhất trong tâm trạng của người con gái. Tính khí của người con gái khi yêu là vậy, nó vốn mang trong mình nhiều đối cực mẫu thuẫn nhưng đó lại là những mâu thuẫn trong thống nhất bởi tất cả đều là biểu hiện của một trái tim chân thành mãnh liệt.
Dẫu xuôi về phương Bắc
dẫu ngược về phương Nam
nơi nào em cũng
hướng về anh một phương
Tác giả sử dụng lối nói đối lập, tương phản kết hợp với các từ ngữ chỉ hướng ngược nhau "xuôi" - "ngược", "Bắc" - "Nam" để diễn tả, khuyếch đại được không gian nhằm bộc lộ, khẳng định nỗi nhớ của mình đồng thời gửi gắm trong đó còn là nỗi âu lo trăn trở suy tư về lòng người.
Mặc cho dòng đời có tấp lập, giữa bốn bề cuộc sống muôn phương cách trở của không gian , thời gian thì em vẫn luôn hướng về một phương - đó là phương anh. Dấu gạch ngang được sử dụng ở giữa dòng nhằm nhấn mạnh tình yêu thủy chung son sắt vẹn toàn trong trái tim em đối với anh. Khoảng cách muôn trùng có thể ngăn bước chúng ta đến bên nhau nhưng không thể ngăn nổi trái tim yêu cồn cào mãnh liệt này hướng về anh.
Xuân Quỳnh mượn quy luật của tự nhiên, của những con sóng để nói đến quy luật của lòng người . Sóng luôn khao khát vươn tới bờ như em luôn khao khát có anh. Cũng như những con sóng vượt qua mọi cách trở luôn vươn tới được bờ, em với trái tim yêu chân thành này cũng sẽ bước qua mọi thử thách khó khăn đi cập bến bờ hạnh phúc. Tác phẩm được Xuân Quỳnh viết sau khi trải qua những đổ vỡ, đắng cay của tình yêu vậy mà trong trái tim bà vẫn vẹn toàn một niềm tin son sắt đối với tình yêu, với cuộc đời, với con người
Niềm tin yêu của người con gái thật mãnh liệt nhưng ta cũng thấy được những trăn trở lo âu không hề dấu diếm của người con gái
Không biết do trái tim của người phụ nữ hay sự tinh tế giàu cảm xúc của người nghệ sĩ mà Xuân Quỳnh là người nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian. Bà có ý thức sâu sắc về sự ngắn ngủi hữu hạn của đời người giữa tương quan với cái vô hạn mênh mông của vũ trụ, sóng biển cũng như sự mong manh sương khói của tình yêu
Cấu trúc câu nhượng bộ, tăng tiến "tuy" - "vẫn" - "dẫu", giọng điệu khẳng định mạnh mẽ thể hiện niềm tin mãnh liệt son vào sức mạnh của tình yêu hạnh phúc cuộc đời.
Hình ảnh cuộc đời dài rộng, đại dương mênh mông cũng có thể được tượng cho những thử thách lớn lao, tuy nhiên thử thách chắc chắn sẽ vượt qua khoảng cách không gian sẽ được xóa bỏ.
Đó là tình yêu em muốn nói cùng anh
Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng
Lòng tắt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự người hơn
+ Đánh giá nghệ thuật
3. Kết bài
Người phụ nữ nhân vật trữ tình trong bài thơ mang về đẹp hài hòa giữa những nét đẹp truyền thống đặc trưng cùng với đó là về đẹp vô cùng hiện đại táo bạo mà vẫn thật chân thành và tha thiết. Tuy nhiên dù là vẻ đẹp nào thì đó tất cả đều là tập trung thể hiện cho khát vọng yêu và được yêu một người phụ nữ. Đó là khát khao và là giá trị muôn đời của bất cứ người con gái nào trong tình yêu.
5. Phân tích vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ Sóng
Mở bài
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
Những vần thơ của Xuân Diệu thật đáng phải suy ngẫm. Cuộc sống sẽ mất đi một phần ý nghĩa của nó nếu thiếu vắng tình yêu. Dường như thẩm thấu được điều đó, Xuân Quỳnh cũng đã yêu và gửi gắm tình yêu của mình vào trong thơ ca. Bài “Sóng” là một minh chứng cho điều đó. Đặc biệt là vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ sóng đã thể hiện trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu. Đồng thời, ta nhận thấy rõ quan niệm tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
Thân bài vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ sóng
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Xuân Quỳnh là một người nghệ sĩ tài năng. Bà không những là một diễn viên múa chuyên nghiệp mà còn là một nhà thơ có phong cách đằm thắm, thiết tha. “Sóng” là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh, được viết vào năm 1967, tại bãi biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ đã khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”. Vẻ đẹp ấy vừa mang nét truyền thống, vừa mang vẻ hiện đại.
Biểu hiện vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong bài thơ sóng được biểu hiện thông qua: Nỗi nhớ trong tình yêu; Sự thủy chung, son sắt trong tình yêu; Sự dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng, giàu nữ tính trong tình yêu.
Vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ sóng được biểu hiện thông qua: Chủ động, trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ; Sự mãnh liệt, táo bạo trong tình yêu; Tình yêu hòa tan vào biển lớn của cuộc đời.
Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong bài thơ Sóng
Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để khắc họa rõ nét tâm tình của người phụ nữ khi yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Những trạng thái chuyển động bất thường, đối lập của con sóng cũng chính là những trạng thái đối cực của người phụ nữ trong tình yêu. Xuân Quỳnh đã khéo léo xây dựng nghệ thuật đối lập để thể hiện tâm tính của người phụ nữ khi yêu: Lúc mãnh liệt, cuồng nhiệt, đắm say, cũng có lúc đằm thắm, dịu dàng, đầy nữ tính. Những sắc thái tâm lý ấy là một phẩm chất muôn đời của con người khi yêu. Tuy rằng cảm xúc ấy có những lúc đối chội, mâu thuẫn nhau nhưng nó cùng thống nhất hài hòa trong tính cách của người phụ nữ đang yêu.
Tình yêu truyền thống không chỉ thể hiện ở những cung bậc cảm xúc đối lập nhau mà còn thể hiện ở nỗi nhớ nhau da diết, miên man:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa, như ngồi đống than” (Trích). Tình yêu trong ca dao đã thể hiện rõ nỗi nhớ. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài “Sóng” dường như cũng từng bắt sâu vào cội nguồn dân tộc qua những lời ca dao ấy. Tình yêu luôn đi cùng với nỗi nhớ, đặc biệt là khi xa cách. Những con sóng mang trong mình nỗi nhớ cồn cào. Và nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian, thời gian: Ngày – đêm; dưới lòng sâu hay trên mặt nước. Nỗi nhớ mãnh liệt, da diết của sóng khi phải xa bờ cũng tựa hồ như nỗi nhớ của người phụ nữ dành cho người mình yêu. Qua phép nhân hóa hình tượng sóng và bờ, Xuân Quỳnh đã gián tiếp bộc lộ nỗi nhớ đau đáu trong trái tim, tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
Tình yêu của người phụ nữ vừa nồng nàn, say đắm, vừa đằm thắm, dịu dàng và cũng vừa thủy chung duy nhất:
“Dẫu xuôi về phương bắc
…
Dù muôn vời cách trở”
Trong vũ trụ của tình yêu, người phụ nữ chỉ có một phương duy nhất “phương anh”. Lời khẳng định ấy đã thể hiện sự thủy chung, kiên định của em đối với anh. Đất trời có bốn phương nam – bắc – tây – đông như kéo dài không gian xa cách giữa hai người yêu nhau.
Dù vậy, người phụ nữ trong thơ của Xuân Quỳnh vẫn luôn có niềm tin vào tình yêu đích thực. Dù có bao nhiêu trở ngại, xa cách đi nữa thì tình yêu ấy chỉ thêm bền chặt chứ không rạn nứt bao giờ. Cũng như những con sóng, dù có trải qua sóng gió tới đâu thì cuối cùng nó cũng sẽ cập bờ vậy đó. Niềm tin tuyệt đối vào một tình yêu vững bền là vẻ đẹp của tình yêu theo quan niệm truyền thống.
Vẻ đẹp hiện đại
Nếu ở hai câu thơ đầu trong khổ thơ thứ nhất, người đọc đã cảm nhận rõ nét khát vọng tình yêu đẹp đẽ trong tâm hồn của người phụ nữ, thì khép lại khổ thơ, những khát vọng ấy càng trở nên mãnh liệt, dứt khoát hơn:
“Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Trái tim của người phụ nữ đang yêu vốn dĩ đã rạo rực, mãnh liệt. Ấy thế mà Xuân Quỳnh còn bộc lộ sâu sắc và mới mẻ hơn cái cung bậc cảm xúc đó. Tình yêu trong thơ nữ sĩ không chấp nhận được sự tầm thường, nhỏ hẹp. Trái tim yêu đương phải hướng tới cái lớn lao và sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để hướng tình yêu đích thực. Cũng như con sóng kia luôn khao khát tự nhận thức, khám phá mình. Nó trở nên quyết liệt, khi “sông không hiểu nổi mình”, con sóng sẽ tìm ra tận bể, tìm đến với sự bao dung, rộng lớn hơn.
Khác với người phụ nữ xưa, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng giống như con sóng. Họ chủ động và táo bạo trong tình yêu. Họ không còn cam chịu, nhẫn nhục nữa mà sẽ vượt qua rào cản để tìm lấy một tâm hồn đồng điệu cho mình. Thể thơ năm chữ được sử dụng phù hợp đã thể hiện được sự dứt khoát, tự tin, quyết liệt của người phụ nữ trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc đích thực của đời mình. Qua đó, ta cảm nhận được cái tình và cái tình trong cách khắc họa thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
Vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ Sóng
Người phụ nữ trong bài thơ không chỉ gián tiếp bộc lộ nỗi nhớ qua hình tượng sóng. Bởi chăng sóng chưa thỏa mãn được cảm xúc, tâm tư của cái tôi trữ tình, do vậy mà nhà thơ đã trực tiếp bộc bạch nỗi lòng của mình:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Người phụ nữ trong tình yêu luôn khao khát tìm đến bến bờ hạnh phúc. Do vậy, họ không còn để cho những con sóng kia nói hộ lòng mình nữa. Họ phải trực diện đối mặt với những cảm xúc từ tận đáy lòng mình “Lòng em nhớ đến anh”. Nỗi nhớ ấy không bình thường tí nào cả. Nó len lỏi cả trong tiềm thức của nhân vật trữ tình. Rõ ràng, “anh đã chiếm trọn cả Tâm – Trí” (Trích).
Điều đặc biệt tạo nên vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” đó chính là khát vọng tình yêu vĩnh hằng, ý nghĩa, mà người phụ nữ hướng tới. Họ không chỉ dám sống hết mình với tình yêu mà còn khao khát tình yêu nhỏ bé của mình chan hòa với tình yêu rộng lớn của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Chỉ có một vài con sóng nhỏ nhoi thì không thể làm nên đại dương rộng lớn. Đại dương là nơi hội tụ của trăm vạn con sóng. Thấm thía được quy luật ấy, Xuân Quỳnh đã nhận ra chỉ có sự dâng hiến, hòa nhập tình yêu cá nhân con người vào tình yêu cuộc đời lớn lao, thì nó mới có thể trường tồn mãi mãi.
Hai chữ “tan ra” đã thể hiện cái khát vọng hòa làm một của nữ sĩ. Người ta có thể dễ lãng quên đi một con sóng bé nhỏ, một tình yêu cá nhân ích kỷ. Nhưng chẳng ai lại quên được cả đại dương rộng lớn và cái tình yêu hòa vào biển lớn của cuộc đời kia. Hồn thơ trẻ trung, sôi nổi nhưng cũng hết mực trăn trở, suy tư của Xuân Quỳnh đã cho thấy vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.
Kết bài
Thông qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã thể hiện thành công vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu. Qua ngòi bút điêu luyện của mình, nữ sĩ đã cho người đọc một góc nhìn mới hơn, tinh tế hơn trong tình yêu. Đọc “Sóng” của Xuân Quỳnh, người đọc luôn tìm thấy những giá trị mới mẻ mà nhà thơ đã gửi gắm. Càng đọc bài thơ, ta càng say, say với cái tình yêu nồng nàn, thủy chung của người phụ nữ và say với cả cái tinh yêu chủ động, quyết liệt của họ.
6. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
Mở bài:
Sóng là bài thơ tiểu biểu của Xuân Quỳnh. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng tình yêu với những cung bậc tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn củ người phụ nữ trong tình yêu, hồn nhiên chân thật, say đắm nống nàn, đôn hậu, thủy chung. Tình yêu trong “Sóng” vừa mang tính chất tế nhị, kín đáo của truyền thống vừa rất sôi nổi, mãnh liệt hết sức hiện đại.
Thân bài:
“Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn liền với những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó là quy luật tình cảm thường gặp trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát …
Tình yêu “hiện đại” là tình yêu đề cao cái tôi cá nhân, đề cao những cảm xúc, khao khát mãnh liệt vượt qua những giới hạn. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:
Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính – một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào – lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiên sóng luôn dạt dào, không bao giờ đứng yên. Phép nhân hóa “Sóng tìm ra tận bể”gợi liên tưởng sóng như có ý thức, có khát vọng tìm đến cái rộng lớn, bao la. Những đặc điểm này của sóng đã có “từ ngày xưa và ngày sau vẫn thế”, cách nói khẳng định, nhấn mạnh, đây là bản chất muôn đời của sóng.
Cách miêu tả những trạng thái bất thường của sóng gợi lên những khát vọng tình yêu trong tâm hồn đầy bí ẩn của người con gái, khi bồng bộn, sôi nổi, khi kín đáo sâu sắc, vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu mềm. Điểm gặp gỡ đồng điệu và kì lạ giữa sóng và nhân vật trữ tình “em” cho thấy sóng chính là ẩn dụ của “em”, của khát vọng tình yêu nhịều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ. Sóng tự ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn.
Tương tự thế, trái tim người con gái khi yêu cũng tự nhận thức được những biến động khác thường của lòng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp cô đơn của cái tôi cá nhân, tìm đến sự rộng lớn bao la của tình yêu thương giống như hành trình của sóng từ sông ra bể. Hình ảnh ẩn dụ này cũng gợi đến những khát khao, suy tư, trăn trở trong trái tim xôn xao, rạo rực tình yêu của người con gái.
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc. Có khi, mặt biển lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày đêm không ngủ được, lại có lúc trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương Nam và lại có lúc cũng không giấu nổi nỗi khắc khoải như con sóng nổi trên mặt nước. Và đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quất trong lòng như con sóng ngầm dưới biển sâu.
Không chỉ “nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh” tình yêu đã lấp đầy con tim, khối óc, trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được nhân hóa mang “tình em” và“nỗi nhớ” của em thật thi vị. Từ cảm “ôi” xuất hiện giữa dòng thơ như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ được diễn tả trực tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru, sóng vỗ, sóng vẫn thao thức với thời gian. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng dường như vẫn chưa đủ mà còn được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình “em”:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ thơ 6 dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của người nữ sĩ – một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu. Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì nó không chỉ tồn tại trong ý thức, mà dường như còn len lõi vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ “cả trong mơ còn thức”.
Nỗi nhớ ấy tạo độ bền cho lòng chung thủy:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”.
Điệp từ “dẫu” như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù không gian mở rộng đa chiều “phương bắc phương nam” đầy cách xa trắc trở, dù thiên nhiên trời đất đổi thay “xuôi bắc ngược nam” nhưng nơi nào có “anh”, với“em”“hướng về anh một phương” bằng tình yêu thủy chung, duy nhất. Nỗi nhớ ở đây cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng triền miên dai diết vô hồi vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng rõ nhất, sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này. ngược cũng là xuôi. Trái tim tình yêu của em luôn
Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu của chúng ta sẽ đến được cùng nhau.
Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể “
Tình yêu hiện đại chính là khao khát tự lý giải bản thân và khao khát được dâng hiến và hi sinh.
Khi tình yêu đến có một tâm lí rất tự nhiên và thường tình là ng ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu. Con người đã từng có những khám phá vô cùng kì diệu về tự nhiên nhưng tự hiểu về chính mình lại rất khó. Hiểu mình trong tình yêu lại càng khó hơn bởi tình yêu là một trạng thái tâm lí khác thường, đầy bí ẩn và huyền diệu, nó có những lí lẽ riêng của con tim mà lí trí thông thường không thể lí giải được:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau “
Điệp ngữ “Em nghĩ” diễn tả sự thao thức suy tư của người con gái trước câu hỏi cội nguồn của sóng cũng như câu hỏi cội nguồn của tình yêu. Đó là câu hỏi của muôn đời và muôn người nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn. Thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình đã phải mượn cảm hứng lãng mạn để lý giải tình yêu đó sao:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu”
Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:
“Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nứơc hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu”
Băn khoăn: Tình yêu bắt nguồn từ đâu?”
Bởi tình yêu là một tình cảm đẹp rất thật nhưng khó nói nên lời, cảm thấy rất rõ nhưng không dễ nắm bắt. Câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?” không phải không giải thích được nhưng “em cũng không biết nữa” lại là cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trước những cung bậc huyền bí của tình yêu. Xuân Quỳnh đã nắm bắt được một trạng thái tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện nó thật duyên dáng. Tình yêu cũng như gió trời, sóng bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất ngờ và khó hiểu như thiên nhiên. Có thể nói, đây là cách phát hiện tình yêu rất nữ tính, trực cảm, kiểu Xuân Quỳnh.
Trước Xuân Quỳnh, có lẽ chưa ng phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết tha, nồng nàn cháy bóng như thế. Những khát vọng yêu đương của người con gái trong thơ được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng chỉ khao khát tới bờ, cũng như “em”“anh”. Tình yêu của người con gái ở đây trong sáng, mãnh liệt, thiết tha, giản dị, thủy chung, một tình yêu hết mình và quên mình. Đó là điều rất mới mẻ cả trong đời lẫn trong thơ thời ấy. Khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ da diết khi còn trẻ, mà cả sau này, khi đã nếm trải nỗi đau, thất vọng trong tình yêu thì khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn thiết tha, giàu yêu thương. Trong bài Tự hát (1984) tức là gần những năm cuối đời của Xuân Quỳnh, bà viết: chỉ khao khát tới
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.
Sóng với Xuân Quỳnh không chỉ là biểu tượng của khát vọng tình yêu mà còn là phương tiện để bà bộc lộ những suy tư về cuộc sống, tình cảm:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở “.
“Sóng vỗ bờ” là một chân lí tất yêu không gì thay đổi. Trên đại dương mênh mông có biết bao nhiêu con sóng và biết bao nhiêu trắc trở nhưng trăm ngàn con sóng vẫn tới bờ. Thế mà:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Cuộc đời tuy dài nhưng không phải vô cùng, như biển lớn mênh mông nhưng không phải vô tận. Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, ý thức về thời gian gắn với nỗi âu lo, dù vậy, nhân vật trữ tình trong thơ đã có cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng không mấy thất vọng, mà chỉ khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để vượt qua và chiến thắng sự hữu hạn của thời gian và đời người:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tan ra để hòa vào biển lớn của tình yêu, biển lớn của hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với Xuân Quỳnh, cách để sống mãi là sống với tình yêu của mình. Ước muốn ấy của bà vừa diệu dàng, đôn hậu, vừa nồng nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình tượng “sóng – bờ, em – anh” vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu.
Với thể thơ năm chữ linh hoạt, bài thơ có khả năng gợi âm điệu dạt dào, vừa là cái nhịp nhàng của sóng biển, vừa là cái khắc khoải của sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc. Xuân Quỳnh đã rất tài hoa trong việc ngắt nhịp, phối âm bằng trắc như những nhịp sóng khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội và nó cũng gợi đến những sự khắc khoải của sóng lòng. Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh sáng tạo hòa trộn thanh âm, nhịp điệu của sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận đan xen nối tiếp trong cõi lòng của người con gái khi yêu cũng tạo nên một yếu tố nhạc tính của thơ.
Kết bài:
Hình tượng ẩn dụ “sóng” là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. Nếu trước đó, Xuân Diệu, trong bài thơ Biển đã mượn hình tượng sóng để nói về tình yêu với những khát vọng của “anh”, của người con trai thì “Sóng” của Xuân Quỳnh lại là những khát vọng tình yêu của “em” – của người con gái với những cảm xúc tình cảm phong phú, phức tạp. Ở lớp nghĩa tả thực, hình tượng sóng được miêu tả cụ thể, sinh động với những trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Còn ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, gợi đến sự phong phú trong tâm hồn ng con gái khi yêu – vừa say đắm vừa tỉnh táo, vừa nồng nhiệt vừa âm thầm, lúc sôi mãnh liệt, lúc lại kín đáo, sâu sắc vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa hét sức mới mẻ, hiện đại.
7. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại
“Sóng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng tình yêu với những cung bậc tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, hồn nhiên chân thật, say đắm nồng nàn, đôn hậu, thủy chung. Tình yêu trong “Sóng” vừa mang tính chất tế nhị, kín đáo của truyền thống vừa rất sôi nổi, mãnh liệt hết sức hiện đại.
“Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn liền với những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó là quy luật tình cảm thường gặp trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát. Tình yêu “hiện đại” là tình yêu đề cao cái tôi cá nhân, đề cao những cảm xúc, khao khát mãnh liệt vượt qua những giới hạn. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:
Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính - một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội - dịu êm/Ồn ào - lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiên sóng luôn dạt dào, không bao giờ đứng yên. Phép nhân hóa “Sóng tìm ra tận bể” gợi liên tưởng sóng như có ý thức, có khát vọng tìm đến cái rộng lớn, bao la. Những đặc điểm này của sóng đã có “từ ngày xưa và ngày sau vẫn thế”, cách nói khẳng định, nhấn mạnh, đây là bản chất muôn đời của sóng.
Cách miêu tả những trạng thái bất thường của sóng gợi lên những khát vọng tình yêu trong tâm hồn đầy bí ẩn của người con gái. Khi bồng bộn, sôi nổi, khi kín đáo sâu sắc, vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu mềm. Điểm gặp gỡ đồng điệu và kì lạ giữa sóng và nhân vật trữ tình “em” cho thấy sóng chính là ẩn dụ của “em”, của khát vọng tình yêu nhiều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ. Sóng tự ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn.
Trái tim người con gái khi yêu cũng tự nhận thức được những biến động khác thường của lòng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp cô đơn của cái tôi cá nhân, tìm đến sự rộng lớn bao la của tình yêu thương giống như hành trình của sóng từ sông ra bể. Hình ảnh ẩn dụ này cũng gợi đến những khát khao, suy tư, trăn trở trong trái tim xôn xao, rạo rực tình yêu của người con gái.
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc. Có khi, mặt biển lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày đêm không ngủ được, lại có lúc trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương Nam và lại có lúc cũng không giấu nổi nỗi khắc khoải như con sóng nổi trên mặt nước. Và đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quắt trong lòng như con sóng ngầm dưới biển sâu.
Không chỉ “nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh” tình yêu đã lấp đầy con tim, khối óc, trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được nhân hóa mang “tình em” và “nỗi nhớ” của em thật thi vị. Từ cảm “ôi” xuất hiện giữa dòng thơ như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ được diễn tả trực tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru, sóng vỗ, sóng vẫn thao thức với thời gian. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng dường như vẫn chưa đủ mà còn được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình “em”:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ thơ sáu dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của người nữ sĩ - một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu. Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì nó không chỉ tồn tại trong ý thức, mà dường như còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ “cả trong mơ còn thức”.
Nỗi nhớ ấy tạo độ bền cho lòng chung thủy:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Điệp từ “dẫu” như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù không gian mở rộng đa chiều “phương bắc phương nam” đầy cách xa trắc trở, dù thiên nhiên trời đất đổi thay “xuôi bắc ngược nam” nhưng nơi nào có “anh”, với“em”“hướng về anh một phương” bằng tình yêu thủy chung, duy nhất. Nỗi nhớ ở đây cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng triền miên dai diết vô hồi vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng rõ nhất, sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này.
Trong tình yêu, người phụ nữ luôn giữ một trái tim tràn đầy niềm tin. Niềm tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu của chúng ta sẽ đến được cùng nhau.
Không chỉ mang nét đẹp truyền thống, ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn đầy hiện đại. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Tình yêu hiện đại chính là khao khát tự lý giải bản thân và khao khát được dâng hiến và hy sinh.
Trong tình yêu, để hiểu được mình thì thật khó khăn bởi tình yêu là một trạng thái tâm lý khác thường, đầy bí ẩn và huyền diệu, nó có những lý lẽ riêng của con tim mà lý trí thông thường không thể lý giải được:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Điệp ngữ “em nghĩ” diễn tả sự thao thức suy tư của người con gái trước câu hỏi cội nguồn của sóng cũng như câu hỏi cội nguồn của tình yêu. Đó là câu hỏi của muôn đời và muôn người nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn. Thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình đã phải mượn cảm hứng lãng mạn để lý giải tình yêu đó sao:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu”
Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:
“Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu rung trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu”
Bởi tình yêu là một tình cảm đẹp rất thật nhưng khó nói nên lời, cảm thấy rất rõ nhưng không dễ nắm bắt. Câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?” không phải không giải thích được nhưng “em cũng không biết nữa” lại là cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trước những cung bậc huyền bí của tình yêu. Xuân Quỳnh đã nắm bắt được một trạng thái tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện nó thật duyên dáng. Tình yêu cũng như gió trời, sóng bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất ngờ và khó hiểu như thiên nhiên. Có thể nói, đây là cách phát hiện tình yêu rất nữ tính, trực cảm, kiểu Xuân Quỳnh.
Trước Xuân Quỳnh, có lẽ chưa người phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết tha, nồng nàn cháy bóng như thế. Những khát vọng yêu đương của người con gái trong thơ được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng chỉ khao khát tới bờ, cũng như “em” mong gặp được “anh”. Tình yêu của người con gái ở đây trong sáng, mãnh liệt, thiết tha, giản dị, thủy chung, một tình yêu hết mình và quên mình. Đó là điều rất mới mẻ cả trong đời lẫn trong thơ thời ấy. Khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ da diết khi còn trẻ, mà cả sau này, khi đã nếm trải nỗi đau, thất vọng trong tình yêu thì khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn thiết tha, giàu yêu thương. Trong bài “Tự hát” (1984) chị viết:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
“Sóng” với Xuân Quỳnh không chỉ là biểu tượng của khát vọng tình yêu mà còn là phương tiện để bà bộc lộ những suy tư về cuộc sống, tình cảm:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
“Sóng vỗ bờ” là một chân lý tất yêu không gì thay đổi. Trên đại dương mênh mông có biết bao nhiêu con sóng và biết bao nhiêu trắc trở nhưng trăm ngàn con sóng vẫn tới bờ. Thế mà:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Cuộc đời tuy dài nhưng không phải vô cùng, như biển lớn mênh mông nhưng không phải vô tận. Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, ý thức về thời gian gắn với nỗi âu lo, dù vậy, nhân vật trữ tình trong thơ đã có cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng không mấy thất vọng, mà chỉ khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để vượt qua và chiến thắng sự hữu hạn của thời gian và đời người:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tan ra để hòa vào biển lớn của tình yêu, biển lớn của hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với Xuân Quỳnh, cách để sống mãi là sống với tình yêu của mình. Ước muốn ấy của bà vừa dịu dàng, đôn hậu, vừa nồng nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình tượng “sóng - bờ, em - anh” vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu.
Với thể thơ năm chữ linh hoạt, bài thơ có khả năng gợi âm điệu dạt dào, vừa là cái nhịp nhàng của sóng biển, vừa là cái khắc khoải của sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc. Xuân Quỳnh đã rất tài hoa trong việc ngắt nhịp, phối âm bằng trắc như những nhịp sóng khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội và nó cũng gợi đến những sự khắc khoải của sóng lòng. Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh sáng tạo hòa trộn thanh âm, nhịp điệu của sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận đan xen nối tiếp trong cõi lòng của người con gái khi yêu cũng tạo nên một yếu tố nhạc tính của thơ.
Hình tượng ẩn dụ “sóng” là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. “Sóng” ở đây là những khát vọng tình yêu của “em” - của người con gái với những cảm xúc tình cảm phong phú, phức tạp.
8. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
“Sóng” là bài thơ tình đặc sắc bậc nhất của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ là những trạng thái, cung bậc cảm xúc đầy sinh động của tâm hồn người con gái khi yêu. Đặc sắc của bài thơ là sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại và nét đẹp truyền thống để làm nên nội tâm, tình cảm đầy phong phú của người con gái.
Nhận xét về bài thơ “Sóng”, có ý kiến cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”, cũng có ý kiến khác cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm tình yêu mang tính truyền thống”. Hai nhận định mang tính trái ngược nhưng thực chất chúng hoàn toàn thống nhất để tạo nên nét đặc sắc nhất của bài thơ.
“Sóng” là tiếng nói của một cái tôi trong tình yêu đầy tính mới mẻ, hiện đại. Trong bài thơ này, tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy sinh động những trạng thái tình cảm mang tính đối lập, mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ"
Mượn hình ảnh của sóng, nữ sĩ đã gợi ra những trạng thái đối cực trong tâm trạng người con gái. Cũng giống như sóng ngoài đại dương có lúc ồn ào, dữ dội khi phong ba bão táp nhưng cũng có lúc dịu êm, lặng lẽ khi trời yên biển lặng thì tâm trạng người con gái khi yêu cũng vậy, sẽ có những lúc nồng nhiệt đắm say nhưng cũng có khi trầm lắng, dịu dàng. Tình yêu có thể tạo ra bao cung bậc cảm xúc phức tạp, đúng như câu nói “Tình yêu luôn có những quy luật mà lý trí không thể lý giải được”.
Cái mới mẻ, hiện đại trong hồn thơ Xuân Quỳnh được thể hiện trong bài thơ đó chính là cái táo bạo, khát vọng hướng đến tình yêu, chủ động tìm kiếm tình yêu của cuộc đời mình:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
“Em” trong sóng thể hiện một tâm hồn đầy sôi nổi, có sự chủ động và khát vọng sống hết mình cho tình yêu, đó là khi người con gái ấy mong muốn được hòa nhập trọn vẹn tình yêu nhỏ của bản thân để tạo nên tình yêu bất diệt, vĩnh cửu của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở”
Nữ sĩ đã có niềm tin bất diệt vào tình yêu, từ đó bày tỏ khát vọng thành thực của bản thân là được dâng hiến, sống hết mình cho tình yêu. Khát vọng ấy lớn lao đến mức “em” muốn tan ra thành trăm con sóng nhỏ để luôn rì rào vỗ sóng trong bể lớn tình yêu của muôn đời.
Bên cạnh một cái tôi đầy mới mẻ, hiện đại trong tình yêu thì “sóng” còn thể hiện được tình yêu đầy truyền thống:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Cũng giống như bao người phụ nữ xưa, khi yêu “em” cũng mang trong mình nỗi nhớ da diết, nỗi bồi hồi khắc khoải đối với người mình yêu. Ta có thể gặp quan niệm của Xuân Quỳnh về nỗi nhớ có điểm gặp gỡ với nỗi nhớ trong những bài ca dao, dân ca xưa:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh lại da diết, khắc khoải đến mức vượt qua mọi giới hạn về không gian gian, thời gian, trong thế giới của ý thức và cả sự vô thức. Nỗi nhớ nhung da diết của “em” hướng đến anh không chỉ thường trực khi còn thức mà còn khắc khoải cả khi đã chìm vào trong giấc mơ.
Sự thủy chung, son sắc của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng được thể hiện trong suy nghĩ luôn hướng về phía anh, nơi con tim của “em” được trao gửi:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Tình yêu sẽ phải trải qua bao gian nan, thử thách mới có thể đi đến bến bờ cuối cùng của hạnh phúc. Tuy nhiên những trắc trở, vô thường của cuộc đời cũng không thể ngăn cản trái tim của người con gái hướng về người mình yêu. Sức mạnh của tình yêu đã giúp em vượt qua tất cả để đến bên anh như một quy luật của tình cảm:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở”
Như vậy, qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu. Chính sự kết hợp đặc sắc này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Sóng trong trái tim của những người đang yêu.
9. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại ngắn nhất
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó Xuân Quỳnh mới hai mươi lăm tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của những người có đời sống văn hóa, tinh thần không bị ràng buộc bởi ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở: chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu. Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung…
Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Hay còn là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Hình ảnh so sánh cho thấy, người con gái ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt. Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Dù vậy, thì tình yêu trong “Sóng” vẫn chứa đựng những nét đẹp truyền thống. Nỗi nhớ thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em:
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày. Tình yêu gắn liền với sự chung thủy:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư. Tình yêu gắn với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến.
Tóm lại, “Sóng” chính là sự kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong tình yêu.
10. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại nâng cao
Nhà thơ Xuân Quỳnh có một chùm thơ về biển: “Thuyền và biển”, “Sóng”, “Chỉ có sóng và em”. “Sóng” được nhiều bạn đọc nhớ đến, đây là một trong những bài thơ tình hay nhất của chị. Bài thơ là nơi tập trung nhiều đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh: hồn hậu, nữ tính, chân thành. Đặc biệt qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức).
Xuân Quỳnh được biết đến như là cây bút nữ hàng đầu của thi ca tình yêu thời chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến. Thơ của chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” được viết năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Đây được xem là một trong những sáng tác thành công nhất của Xuân Quỳnh về đề tài tình yêu.
Giáo sư Hà Minh Đức qua tiếng lòng của người phụ nữ trong “Sóng” đã nhận ra “một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”. Nghĩa là, tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ ấy đã mang những đặc điểm của một tình yêu truyền thống như bao nhiêu tình yêu của người phụ nữ khác. Tình yêu ấy luôn giữ cho mình nét hồn hậu, đằm thắm, nữ tính muôn đời. Nhưng ẩn đằng sau chất truyền thống ấy là “chất hiện đại như tình yêu hôm nay”. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”. Tình yêu muôn đời có tự thuở xa xưa, khi trai gái biết nhớ thương, tình yêu bắt đầu bén rễ, hẹn hò bắt đầu làm tim nhau xốn xang để “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên” thì tình yêu đến. Nam giới thường tự do hơn trong tình yêu, tự do đến, tự do đi, tự do nói lời yêu, tự do bộc bạch. Còn phụ nữ, do đặc điểm về giới tính, về định kiến nên chuyện tình cảm đối với họ là điều khó bộc bạch. Vậy nên, trong tình yêu của người phụ nữ Việt Nam, cái truyền thống ngàn đời bó buộc họ trong một cái “khuôn” có sẵn. Xuân Diệu khi yêu đã mượn sóng để nói lên điều mãnh liệt của tình yêu giới mình, cái vồ vập, ham muốn của đàn ông khiến cho ai đó đỏ mặt:
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến nát cả trời
Anh mới thôi dào dạt”
Thì Xuân Quỳnh lại mượn sóng để nói lên nét nữ tính đáng yêu ngàn đời của người phụ nữ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Sóng là một hình tượng ẩn dụ vừa hóa thân vừa hòa nhập với cái tôi trữ tình. Và ở đây, sóng góp phần nói lên tình cảm, tình yêu của Xuân Quỳnh. Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính - một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội - dịu êm/Ồn ào - lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Xuân Quỳnh dùng quan hệ từ “và” ở giữa hai sự tương phản ấy chứ không phải là từ “nhưng”. Nếu là “nhưng” thì sự tương phản đối lập là hoàn toàn. Còn “và” thì trong cái dịu êm có cái dữ dội, trong ồn ào có cái lặng lẽ. Sự quân bình giữa hai trạng thái tâm hồn ấy tạo nên tình yêu muôn đời ở người phụ nữ thật đáng yêu làm sao.
Con sóng là sự vĩnh hằng của biển khơi (xưa cũng vậy và nay cũng vậy), và tình yêu luôn là sự khát khao bồi hồi của tuổi trẻ:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Quy luật muôn đời của tự nhiên là sóng “ngày xưa” hay “ngày sau” thì “vẫn thế”. Nghĩa là nó bất biến, không thay đổi. Nó vẫn chứa đựng trong nó những cung bậc dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ muôn thuở ấy. Từ quy luật muôn đời ấy của tự nhiên, Xuân Quỳnh cũng rất tự nhiên khi chạm vào lòng ta quy luật của tình yêu muôn đời:
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Dường như tuổi trẻ sinh ra là để yêu, và tình yêu có vị trí đặc biệt cho riêng tuổi trẻ vì “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Xuân Diệu). Tình yêu là “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy” đến bên ta như những con sóng nhỏ vỗ vào hồn để tim ta bồi hồi trong lồng ngực, để tâm hồn ta trào dâng bao “khát vọng” cồn cào. Vâng! Ông hoàng thi ca tình yêu Xuân Diệu đã đúng khi nói “Hãy để trẻ nhỏ nói vị ngọt của viên kẹo/ Hãy để tuổi trẻ nói hộ lời yêu”. Ai đang ở vào độ tuổi mười tám đôi mươi, ai đã đi qua thời tuổi trẻ, chắc chắn sẽ hiểu điều này.
Tình yêu là một tình cảm lớn lao, thiêng liêng được phát triển theo quy luật chung của đời sống xã hội và quy luật riêng của mỗi tình yêu. Không dễ cắt nghĩa, luôn là những thắc mắc “Khi nào ta yêu nhau” và rất khó xác định, không theo một quy luật chung nhất.
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?"
Biển cả là thiên nhiên thuộc về bao la, vô tận, vô cùng là ẩn dụ cho tình yêu vĩnh cửu vĩnh hằng. Trước biển, người con gái là em cảm thấy bé nhỏ quá. Nhìn những con sóng bất tận xô bờ mà lòng bỗng phân vân. Điệp ngữ “em nghĩ” ấy cứ láy đi láy lại hai lần để rồi trong tâm hồn người con gái nhiều ưu tư ấy bật lên nhiều trăn trở:
“Từ nơi nào sóng lên?
Gió bắt đầu từ đâu?
Khi nào ta yêu nhau?”
Ba câu hỏi ấy là hỏi về nguồn gốc của sóng gió và cũng là nguồn gốc bí ẩn muôn đời của tình yêu. Ba câu hỏi ấy có cùng chung một câu trả lời thật nữ tính, đáng yêu, rất ư là con gái:
“Em cũng không biết nữa”
Ta bắt gặp cái lắc đầu nhè nhẹ, cái bất lực đáng yêu. Và bởi vì em như thế nên tình yêu càng trở nên bí ẩn để anh mãi mãi đi tìm.
Nét nghĩa nữa trong ý thơ về nguồn gốc tình yêu trên là: tình yêu muôn đời vẫn là một ẩn số. Nó tựa như một giai điệu không có nốt nhạc kết, một bài thơ không có kết thúc, một bài toán không có đáp số… Tình yêu là sự khám phá hai thế giới, khám phá hai vũ trụ mà sự ngăn cách là “giới hạn không thể vượt qua”. Vì thế nên không một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh về tình yêu, hay nói đúng hơn là mọi định nghĩa về tình yêu đều trở nên gượng ép. Nói chung, càng yêu say đắm bao nhiêu, chân thành bao nhiêu thì người ta càng không thể lý giải được ngọn nguồn của nó. Hiểu như thế, ta càng yêu, càng quý người con gái trong bài thơ này vì tình yêu ấy chắc chắn không hề vụ lợi, toan tính mà rất tự nhiên, rất chân thành, đằm thắm.
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ là nồng độ để đo độ thủy chung ấy:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Có ai đó đã từng nói rằng: “Một trái tim đang nhớ là biểu hiện của một trái tim đang yêu còn một trái tim đã ngừng nhớ là biểu hiện của một tình yêu sắp sửa lụi tàn”. Từ xưa tới nay, tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ, nỗi nhớ gắn với hai đầu “ở hai đầu nỗi nhớ”. Nỗi nhớ là giai điệu chính của tình yêu lứa đôi. Tố Hữu từng có so sánh rất độc đáo trong bài Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Thế mới biết, nỗi nhớ người yêu là trên hết và có sức mạnh vượt qua mọi nỗi nhớ khác để trở thành nỗi ám ảnh của những người yêu nhau:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Hay:
“Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh”
Trong bài thơ “Sóng” nhà thơ mượn sóng để nói lên nỗi nhớ mãnh liệt của mình. Sóng nhớ bờ mà nỗi nhớ trùm lên mọi không gian “lòng sâu”, “mặt nước”, trùm lên mọi thời gian “ngày đêm không ngủ được” để khao khát hướng vào bờ. Nỗi nhớ ấy vừa hiện diện trong chiều rộng “trên mặt nước” vừa có chiều sâu “dưới lòng sâu”. Sóng không ngủ được cũng như em nhớ anh đến nỗi “cả trong mơ còn thức”. Xuân Quỳnh quả rất sâu sắc khi dùng đến sáu dòng thơ để bộc bạch nỗi nhớ. Trong đó hai câu cuối khổ năm quả rất tài tình:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Chữ “lòng” thật gợi cảm, nó là nhãn tự của cả câu thơ. Ý thơ giàu sức gợi có lẽ cũng là ở đây. Lòng là nơi sâu thẳm của tâm hồn con người, nhất là tâm hồn người phụ nữ. Nơi ẩn giấu những tình cảm chân thành đằm thắm. Nơi để yêu thương, sầu khổ, dịu dàng… Và khi Xuân Quỳnh nói “Lòng em nhớ đến anh” thì hãy hiểu rằng, người con gái ấy đã nghiêng hết cả tình yêu, dốc cạn cả tim mình để hướng về phương anh rồi. Câu thơ “Cả trong mơ còn thức” diễn tả nỗi nhớ thường trực. Nghĩa là cả trong tiềm thức, ý thức lẫn vô thức, hình bóng của người yêu vẫn cứ ám ảnh đến ngọt ngào khiến em “ra ngẩn vào ngơ một mình”.
Tình yêu truyền thống của người phụ nữ Việt là gắn liền với thủy chung. Vì yêu thương của người phụ nữ Việt là canh bạc mà yêu thương là sự “đặt cược” cuối cùng. Mất hết yêu thương coi như là sự trắng tay. Nhưng dù sao đi nữa thì em vẫn:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Hai câu thơ đầu như một mệnh đề với cặp từ “dẫu” đứng ở đầu câu cùng phép điệp cấu trúc “Dẫu xuôi - Dẫu ngược”. Các động từ “xuôi”, “ngược” và không gian địa lý Bắc - Nam đã góp phần làm nhấn mạnh sự xa xôi cách trở, sự vất vả, gian nan. Để mệnh đề hai Xuân Quỳnh khẳng định: Dẫu xa xôi cách trở, dẫu vất vả gian nan thì:
“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
“Nơi nào” - “cũng nghĩ” là cách diễn tả một cảm xúc thường trực, ám ảnh. Còn “hướng về anh” là sự toàn tâm toàn ý. Lại thêm dấu gạch nối ở giữa và chữ “một phương” ở cuối câu thơ. Càng chắc chắn thêm cho sự khẳng định hướng về anh là cả “toàn hồn” của em. Bởi như Xuân Quỳnh từng nói:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
(Tự hát)
Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”.
Thì tình yêu cũng thế, muốn có tình yêu bền vững, phải biết vượt qua những thử thách mới có được hạnh phúc. Vì:
“Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão tố
Tình ta như dòng sông
Đã yên mùa thác lũ”
(Thư tình cuối mùa thu, Xuân Quỳnh)
Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng ở mức độ tình yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào mà là tình yêu – hạnh phúc, tình yêu gắn với cuộc sống chung, với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu của tình cảm, với nhiều minh chứng của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm. Đặc biệt nó có “tính hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Nếu như những cô gái trong ca dao xưa khi yêu chỉ biết thụ động “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” để rồi không thể quyết định lấy được hạnh phúc của mình. Mãi mãi họ sống trong khổ đau:
“Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng nhấc nổi mình mà bay”
Thì ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Vì sóng chỉ thực sự là sóng khi nó tìm về với đại dương. Đại dương thực sự là nơi vĩnh hằng của sóng. Còn lòng sông chật hẹp kia muôn đời sao có thể làm con sóng yên lòng được. Cũng như vậy, tình yêu hiện đại là tình yêu không cam chịu một tình cảm nhỏ nhen, ích kỷ, tầm thường. Vì vậy, nếu anh hẹp hòi và thiếu sự bao dung thì em sẵn sàng từ bỏ anh để ra đi tìm tình yêu rộng lớn hơn.
Tình yêu hiện đại đó còn là một tình yêu với nhiều cung bậc (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, cả trong mơ còn thức…). Có lúc chị còn muốn hiến dâng:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Cụm từ “tan ra” không phải mất đi mà trường tồn đến ngàn năm vì Xuân Quỳnh biết chọn biển lớn tình yêu mà vỗ sóng. Biển lớn là hình ảnh cường tráng của điểm tựa tình yêu, tình người khiến bài thơ ấm và chắc. Sức hút của bài thơ là sức hút của người con gái biết yêu chủ động, mãnh liệt, biết dành hết mình cho tình yêu. Tình yêu của cá nhân con người chỉ có thể trở thành vĩnh cửu và bất tử khi tình yêu đó hóa thân vào biển lớn của tình yêu nhân loại. Xuân Quỳnh đã dám yêu và dám thổ lộ tất cả, đó là nét mới mẻ hiện đại trong tình yêu.
Có thể nói “Sóng” là khát vọng tình yêu, tồn tại mãi trong trái tim giàu yêu thương của Xuân Quỳnh và của chúng ta. “Sóng” vừa mang tính chất truyền thống muôn đời vừa mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay. Con sóng của Xuân Quỳnh vừa dịu dàng neo đậu vào bờ bến thuỷ chung vừa mới mẻ, hiện đại và táo bạo vô cùng. Đó là cái gốc của truyền thống dân tộc bền chắc khiến con sóng của Xuân Quỳnh gần gũi với sóng của ca dao: “Chừng nào con sóng bỏ ghềnh/ Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em”. Đến đây có thể khẳng định ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức là hoàn toàn chính xác: Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Bài thơ “Sóng” của nữ hoàng thi ca tình yêu Xuân Quỳnh giống như câu chuyện cổ tích về tình yêu. Nó đánh thức ta, khơi dậy trong ta về nguồn gốc, về đạo lý, ân tình của tình yêu khiến mỗi câu thơ như sợi chỉ đan vào tâm hồn ta bao sợi nhớ sợi thương. Từ đó soi chiếu vào tình yêu của mình chúng ta biết trân trọng những gì có trong cuộc sống hôm nay.
Trên đây là Top những mẫu phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng hay nhất về vẻ đẹp của người phụ nữ, về tình yêu....Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Top 9 mẫu phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
514,4 KB 08/12/2020 10:22:00 SATải phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng .doc
387,6 KB 07/12/2020 2:15:20 CH
Tham khảo thêm
Top 10 mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
31 mẫu mở bài Sóng hay chọn lọc
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Top 7 bài phân tích hình tượng Sóng hay nhất
Top 13 mẫu phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
Top 8 mẫu phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
6 mẫu cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh