Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc tác phẩm Truyện Kiều
Truyện Kiều được mệnh danh là một trong những tác phẩm kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Với những giá trị nhân văn sâu sắc được tác giả truyền tải qua Truyện Kiều, có thể nói Truyện Kiều là một kiệt tác bất hủ trong kho tàng văn học Việt Nam. Vậy Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu hay ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều là gì? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc nguồn gốc của Truyện Kiều lớp 10 hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?
A. Từ trong dân gian.
B. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc.
C. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.
D. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.
Đáp án: B
2. Nguồn gốc của Truyện Kiều lớp 10
Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ bộ truyện văn xuôi "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh từ năm 1521 tới năm 1567) mà sáng tạo ra "Truyện Kiều". Tác phẩm được viết bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam. Ban đầu tác phẩm lấy tên là Đoạn trường tân thanh có nghĩa là "tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột", sau đổi thành Truyện Kiều.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều
- Về nội dung, Truyện Kiều thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao đẹp và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.
''Truyện Kiều'' xoay quanh số phận của một người phụ nữ thuộc loại "dưới đáy cùng" của xã hội - một người phụ nữ đã phải bán mình chuộc cha và bị xã hội dồn đuổi buộc làm kỹ nữ trong chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã vượt lên những định kiến xã hội nặng nề để ca ngợi vẻ đẹp hình thể, tài năng, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Vương Thúy Kiều.
Tác phẩm mượn câu chuyện của nàng Kiều để vẽ lên bức tranh toàn cảnh về hiện thực xã hội phong kiến thối nát, kim tiền, xấu xa, đồi bại và đầy rẫy bất công ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19; đồng thời thể hiện ước mơ giải phóng con người, đòi quyền sống, quyền tự do, công lý, tình yêu và hạnh phúc.
- Về nghệ thuật, Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật về ngôn ngữ, về thơ lục bát, về tả cảnh, tả tình, tả người, ... bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du trở thành mẫu mực cổ điển vô song.
Nguyễn Du đã chắt lọc những phần tinh tú nhất trong lời ăn, tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ văn học dân gian, thông qua việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và dày đặc các khẩu ngữ, ngoa ngữ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ và một số thành ngữ Hán Việt đã được "thuần Việt".
4. Ý nghĩa tác phẩm Truyện Kiều
- Truyện Kiều ban đầu vốn có tên gọi khác khác là “Đoạn trường tân thanh”. Em hãy giải mối quan hệ giữa đầu đề đó với nội dung tác phẩm.
Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.
- Đầu đề tác phẩm:
+ Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm: dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.
+ Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm " tiếng kêu đau xót toát lên từ số phận con người.
Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Dũng
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
Soạn bài chị em Thúy Kiều ngắn gọn
(18 mẫu) Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
Top 2 bài phân tích lời nhờ cậy thuyết phục của Thúy Kiều hay chọn lọc
Top 5 mẫu viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
Top 3 bài cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Top 9 bài phân tích Chị em Thúy Kiều siêu hay
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh
-
Top 11 mẫu phân tích bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
-
Top 14 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu siêu hay
-
Cách làm bài văn nghị luận xã hội
-
Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
-
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
-
Nội dung chính của bài thơ Tức cảnh Pác Bó
-
Những câu ca dao tục ngữ nói về thời tiết
-
Top 5 mẫu phân tích Chinh phụ ngâm hay chọn lọc
-
(12 mẫu) Phân tích Đất nước hay chọn lọc
-
Ý nghĩa của câu Vũ trụ nội mạc phi phận sự trong Bài ca ngất ngưởng
-
Top 17 mẫu phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay

Bài viết hay Thơ
Soạn bài Bánh trôi nước ngắn gọn
Top 5 bài cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ siêu hay chọn lọc 2025
Top 4 bài nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
Top 7 mẫu phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ
Top 3 bài phân tích khổ 2 Sang thu hay chọn lọc
Top 7 bài Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên siêu hay