Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Để chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo 2024, ở những bài viết trước Hoatieu đã chia sẻ đến bạn đọc rất nhiều nội dung bổ ích như ngày đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2024, giờ đẹp cúng ông Táo năm 2024, cách bày mâm cúng ông Táo, ban thần Tài có cúng ông Công ông Táo không... Vậy cúng ông công ông táo ở đâu thì đúng hay cúng ông Táo ở đâu là hợp lý nhất? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp các gia đình người Việt lại sửa soạn lễ cúng Táo công để tiễn ông Táo về trời báo cáo với Ngọc hoàng các công việc trong năm ở dưới hạ giới. Chính vì vậy lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 Tết được các gia chủ chuẩn bị rất thịnh soạn với mâm cỗ cúng Táo công, vàng mã, giấy tiền và cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Ngày 23 tháng Chạp năm 2023 sẽ rơi vào ngày thứ 7 cuối tuần. Vậy cúng ông Công ông Táo trước có được hay không hay cúng ông Táo trên bàn thờ hay dưới bếp? Đây là câu hỏi đang được nhiều bạn đọc quan tâm Hoatieu xin chia sẻ trong nội dung dưới đây.

Cúng Táo quân trong bếp hay trên ban thờ

1. Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?

Tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.

Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho biết, theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Táo đẹp nhất là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp, cần được thực hiện từ 11h - 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

2. Cúng Táo quân trong bếp hay trên ban thờ?

Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng, người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.

Theo phong tục truyền thống và theo các nhà nghiên cứu, lễ cúng Táo Quân nên tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Thông thường giờ cúng tốt nhất là vào trưa ngày 23, giờ Ngọ (từ 11 - 13h), vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

3. Bộ giấy cúng ông Táo

Tùy vào vùng miền, bộ đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo sẽ có những thứ cần chuẩn bị khác nhau. Thông thường, lễ vật gồm có mũ ông Công ba cỗ gồm hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho Táo ông sẽ có thêm hai cánh chuồn, còn mũ của Táo bà thì không. Những chiếc mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lấp lánh và kim tuyến nhiều màu sắc. Đôi khi, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công kèm theo áo và một đôi hia làm bằng giấy.

Ngoài ra, theo phong tục miền Trung, các gia đình chuẩn bị ngựa bằng giấy với yên và cương đầy đủ, còn miền Nam thì đơn giản với đôi hia, mũ, quần áo bằng giấy.

Bộ giấy cúng ông Táo

4. Cách cúng ông Công ông Táo

Để nắm được cách chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp cũng như cách thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, mời các bạn tham khảo thêm đường link bên dưới:

5. Văn khấn ông Công ông Táo 2024

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 6.534
0 Bình luận
Sắp xếp theo