PowerPoint Toán 8 bài 15: Định lí Thales trong tam giác

Tải về

Dưới đây là chi tiết bài giảng Toán 8 bài 15: Định lí Thales trong tam giác được trình bày trên PowerPoint và Work sẽ rất thuận tiện cho thầy cô trong quá trình sử dụng cũng như chỉnh sửa.

Kế hoạch bài dạy toán 8 Kết nối tri thức bài 15

Bài giảng PowerPoint Toán 8 Kết nối tri thức bài 15

Giáo án bài 15 Toán 8 KNTT

CHƯƠNG IV: ĐỊNH LÍ THALES

BÀI 15: ĐỊNH LÍ THALES TRONG TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

– Biết được khái niệm tỉ số của hai đoạn thẳng, đoạn thẳng tỉ lệ

- Nhận biết định Tí Thalès (thuận và đảo).

2. Về năng lực

– Năng lực riêng:

+ Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

+ Tính độ dài đoạn thẳng bằng cách sử dụng định lí Thalès.

+ Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng định lý Thales.

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

3. Về phẩm chất

– Bồi dưỡng ý thức học tập hứng thú và nghiêm túc; khả năng làm việc theo nhóm.

– Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

– Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.

2 – HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, ôn tập lại kiến thức về đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, tỉ số.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

– HS thấy nhu cầu của việc sử dụng định lý Thales

– Tình huống mở đầu thực tế, gần gũi gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.

b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dươi sự hướng dẫn của GV.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu. GV dẫn dắt, phân tích, giới thiệu tình huống mở đầu về việc làm thế nào đề tính được khoảng cách giữa hai điểm C và D hoặc tình huống tương tự:

+ GV đặt vấn đề:

Cây cầu AB bắc qua một con sông có chiều rộng 300m. Để đo khoảng cách giữa hai điểm C và D trên hai bờ con sông, người ta chọn một điểm E trên đường thẳng AB sao cho ba điểm E, C, D thẳng hàng. Trên mặt đất người ta đo được AE = 400m, EC = 500m.

Theo em, người ta tính khoảng cách giữa C và D như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta sẽ cần vận dụng định lý Thales trong tam giác. Vậy định lý Thales trong tam giác có nội dung như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay”.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Đoạn thẳng tỉ lệ

a) Mục tiêu:

– Học sinh rút ra được khái niệm tỉ số của hai đoạn thẳng, định nghĩa đoạn thẳng tỉ lệ.

– HS cần hiểu: khi thay đơn vị đo, tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng không đổi.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Tiến trình nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện HĐ1, HĐ2, HĐ3.

- GV: Sau khi so sánh hai tỉ số tìm được trong HĐ 1, HĐ 2 ta có nhận xét gì vè tỉ số độ dài đoạn thẳng AB và CD khi thay đổi đơn vị đo?

– HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV đánh giá.

GV dẫn dất: Khi ta thay đổi đơn vị đo, tỉ số độ dài hai đoạn thẳng AB và CD không thay đổi. Ta gọi tỉ số đó là tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD. Thế nào là tỉ số hai đoạn thẳng?

GV chốt lại kiến thức khái niệm về tỉ số hai đoạn thẳng.

1–2 HS đọc phần kiến thức cần nhớ.

-GV yêu cầu HS thực hiện Luyện tập 1.

- GV yêu cầu HS áp dụng tính tỉ số các đoạn thẳng AB và CD; A’B’ và C’D’ trong hình 4.3, từ đó so sánh hai tỉ số .

- GV dẫn dắt:
Khi hai tỉ số , ta có tỉ lệ thức . Khi đó ta nói AB và CD tỉ lệ với A’B’ và C’D’. Vậy khi nào hai đoạn thẳng AB và CD được gọi là tỉ lệ với A’B’ và C’D’?

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thực hiện Luyện tập 2.

1. Đoạn thẳng tỉ lệ

* Tỉ số của hai đoạn thẳng

Cho hình 4.2 em hãy thực hiện các hoạt động sau

HĐ1:

Nếu chọn đoạn MN làm đơn vị độ dài thì tỉ số \frac{AB}{CD}=\frac{2}{6}=\frac{1}{3}\(\frac{AB}{CD}=\frac{2}{6}=\frac{1}{3}\)

HĐ2:

AB = 3 cm; CD = 9 cm

\frac{AB}{CD}=\frac{1}{3}\(\frac{AB}{CD}=\frac{1}{3}\)

HĐ 3: Tỉ số \frac{AB}{CD}\(\frac{AB}{CD}\) trong HĐ 1, HĐ 2 đều bằng nhau.

Nhận xét: Khi ta thay đổi đơn vị đo, tỉ số độ dài hai đoạn thẳng AB và CD không thay đổi. Ta gọi tỉ số đó là tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD.

Kết luận:

Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 1
PowerPoint Toán 8 bài 15: Định lí Thales trong tam giác
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm