PowerPoint Toán 8 bài 36: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
Dưới đây là chi tiết giáo án Toán 8 bài 36: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông được trình bày trên PowerPoint và WORD, sẽ rất thuận tiện cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
Kế hoạch bài dạy Toán 8 Kết nối tri thức bài 36 Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
Bài giảng PowerPoint Toán 8 Kết nối tri thức bài 36 Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
Giáo án bài 36: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuôngToán 8 KNTT
BÀI 36: CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA HAI TAM GIÁC VUÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Học sinh áp dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác vào tam giác vuông
- Học sinh giải thích được các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu được định lí 1, định lí 2 về áp dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác vào tam giác vuông
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết cách lập luận, giải thích các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: Học sinh vận dụng được kiến thức để chứng minh hai tam giác vuông đồng dạng với nhau, giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tế.
3. Về phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi khám phá và sáng tạo cho học sinh
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy,thước thẳng, bảng phụ, phấn màu...
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng phụ, phấn màu...
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
b) Nội dung: Nam và Việt muốn đo chiều cao của cột cờ ở sân trường mà hai bạn không trèo lên được. Vào buổi chiều, Nam đo thấy bóng của cột cờ dài 6 m và bóng của Việt dài 70 cm. Nam hỏi Việt cao bao nhiêu, Việt trả lời là cao 1,4 m. Nam liền reo lên: “Tớ biết cột cờ cao bao nhiêu rồi đấy!”. Vậy cột cờ cao bao nhiêu và làm sao bạn Nam biết được?
c) Sản phẩm: Học sinh nhớ lại các trường hợp đồng dạng của hai tam giác
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Chuyển giao nhiệm vụ: GV: kiểm tra bài cũ Câu hỏi: 1.Nêu các trường hợp đồng dạng của hai tam giác? 2. Cho hình vẽ a) Cần thêm điều kiện gì để b) Hai tam giác trên đồng dạng theo trường hợp nào? Thực hiện nhiệm vụ: 2 HS lên bảng làm bài HS ở dưới làm vào vở Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS nhận xét bài trên bảng HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các câu trả lời của HS, cho điểm. - GV đặt vấn đề: Để nhận biết hai tam giác vuông đồng dạng, ít nhất cần phải xác định bao nhiêu góc nhọn bằng nhau? Đối với tam giác vuông, có mấy trường hợp để nhận biết các tam giác đồng dạng ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
|
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:
Nhung Nguyễn
- Ngày:
PowerPoint Toán 8 bài 36: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
4,7 MB 21/12/2024 8:51:00 SATải giáo án Toán 8 bài 36: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
21/12/2024 9:02:34 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Chương 1: Đa thức
- Chương 2: Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng
- Chương 3: Tứ giác
- Chương 4: Định lí Thalès
- Chương 5: Dữ liệu và biểu đồ
- Hoạt động thực hành trải nghiệm
- Chương 6: Phân thức đại số
- Chương 7: Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất
- Chương 8: Mở đầu về tính xác suất của biến cố
- Chương 9: Tam giác đồng dạng
- Chương 10: Một số hình khối trong thực tiễn
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028