PowerPoint Toán 8 bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử

Tải về

Giáo án PowerPoint Toán 8 bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử đầy đủ file WORD và PPTX sẽ giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học cho trường của mình.

Bài giảng PowerPoint Toán 8 Kết nối tri thức bài 9

Giáo án Bài 9 Toán học 8 KNTT

BÀI 9: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ

I. Mục tiêu: 

1. Về kiến thức:

- Nhận biết phân tích đa thức thành nhân tử và biết ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử: đặt nhân tử chung, sử dụng hằng đẳng thức, nhóm các hạng tử.

2. Về năng lực:

- Năng lực giao tiếp toán học:

+ Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày thảo luận trong các hoạt động nhóm

+ Nghe hiểu, đọc hiểu để biết được phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm hạng tử.

+ Gọi chính xác tên 3 phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử

- Năng lực mô hình hóa toán học: Biến đổi các đa thức cụ thể để đưa về các hằng đẳng thức đã học

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia làm việc nhóm.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Giáo viên:

- SGK, tài liệu giảng dạy.

- Bài giảng powerpoint

2. Học sinh:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp,

- Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm

III. Tiến trình dạy học:

Tiết 1

1. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung

2. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng hằng đẳng thức

Tiết 2

3. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm hạng tử

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu:

‒ Gợi mở động cơ dẫn đến nhu cầu phân tích đa thức thành nhân tử.

b) Nội dung: GV đọc bài toán mở đầu, học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Có thể một số học sinh xuất sắc đưa ra được câu trả lời .

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đọc bài toán bạn tròn biết cách làm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc cá nhân (có thể tìm ra hoặc không tìm ra câu trả lời)

- GV quan sát, theo dõi các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận:

Nếu học sinh có câu trả lời, giáo viên gọi học sinh trả lời

Nếu không có câu trả lời giáo viên đặt vấn đề vào bài

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV đặt vấn đề vào bài

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)

1. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung

a) Mục tiêu:

- Hình thành khái niệm phân tích đa thức thành nhân tử

- Học sinh biết được muốn phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung cần làm gì và sử dụng kiến thức nào

- Hình thành kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung.

b) Nội dung: Học sinh làm HĐ và thực hiện các chỉ dẫn GV, đọc và thảo luận Ví dụ 1, thực hành làm Luyện tập 1.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, nắm được phân tích đa thức thành nhân tử là như thế nào? Hình thành các bước làm, Luyện tập 1

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập: Hãy viết đa thức x2 - 2xy thành tích của các đa thức, khác đa thức là số

-GV giới thiệu khái niệm phân tích đa thức thành nhân tử học sinh lắng nghe và đọc lại.

- GV yêu cầu HS đọc Ví dụ 1, hoạt động cá nhân sau đó trao đổi hỏi đáp. GV mời 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung. GV đánh giá và chốt đáp án. Qua ví dụ 1: GV giới thiệu phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung

- Học sinh hoạt động cá nhân Luyện tập 1

- Học sinh hoạt động cá nhân Vận dụng 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân hoàn thành

HS hoạt động cá nhân nghiên cứu ví dụ 1

HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ và hoàn thành Luyện tập 1 vào vở (2 học sinh lên bảng)

HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ và hoàn thành (1 học sinh đứng tại chỗ trình bày lời giải)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác, nhận xét bổ sung và ghi vở

Với Luyện tập 1 giáo viên chữa bài trên bảng của học sinh. Dùng máy soi chiếu 1 một bài học sinh khác làm trong vở

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Chú ý: 6y3 + 2y = 2y(3y2 + 1)

Có thể học sinh chỉ phân tích
6y3 + 2y = y(6y2 + 2)

thì vẫn đúng. Tuy vậy, phân tích dạng ban đầu sẽ gọn hơn

GV đánh giá kết quả của học sinh, trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới

GV: yêu cầu học sinh đọc phần đóng khung

1.Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung

HĐ:

x2 - 2xy = x(x - 2y)

Luyện tập 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 1
PowerPoint Toán 8 bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm