PowerPoint Toán 8 bài 13: Hình chữ nhật

Tải về

Sau đây là chi tiết giáo án Toán 8 bài 13: Hình chữ nhật được trình bày trên PowerPoint và Work, sẽ rất thuận tiện cho thầy cô trong quá trình sử dụng cũng như chỉnh sửa.

Kế hoạch bài dạy toán 8 Kết nối tri thức bài 13

Bài giảng PowerPoint Toán 8 Kết nối tri thức bài 13

Giáo án bài 13 Toán 8 KNTT

BÀI 13: HÌNH CHỮ NHẬT
(1 tiết).

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Mô tả được khái niệm hình chũ nhật là tứ giác có bốn góc vuông: liên hệ được hình

chữ nhật cũng là hình bình hành và cũng là hình thang cân.

- Giải thích được hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.

- Biết được dấu hiệu hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

* Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận, so sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về hình chữ nhật, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán như vận dụng tính chất của hình chữ nhật để chứng minh hai tam giác bằng nhau, chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Về phẩm chất:

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên: Bộ thiết bị vẽ bảng dạy học. Sách học sinh toán 8 tập 1, sách bài tập toán 8 tập 1, giáo án Power point, giấy A4/PHT

2. Đối với học sinh: Sách học sinh toán 8 tập 1, sách bài tập toán 8 tập 1, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước thẳng, thước đo góc, êke...) bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Ôn tập lại những điều đã biết về tứ giác (Bài 10), hình thang cân (Bài 11), hình bình hành (Bài 12).

- Tìm trước những ví dụ hình chữ nhật thường gặp trong thực tiễn: sách, vở, mặt bàn, ghế dài, cửa lớn,... Thử dùng ê ke vẽ hình chữ nhật, dùng compa kiểm tra lại...

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS nhận ra tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm môi đường là hình chữ nhật.

b) Nội dung: HS quan sát hình vẽ 3.40 trên màn chiếu, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi mở đầu.

c) Sản phẩm: HS đưa ra dự đoán cá nhân cho câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập: Hai thanh tre thẳng bằng nhau, được gắn với nhau tại trung điểm của mỗi thanh. Khi các đầu mút của hai thanh tre đó tạo thành bốn đỉnh của một tứ giác (H.3.40) thì tứ giác đó là hình gì? Tại sao?

* HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ khi thực hiện bài học và vấn đề được giải quyết khi thực hiện vận dụng cuối bài

* Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS đưa ra dự đoán cho câu hỏi mở đầu, HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt kết nối HS vào bài học mới.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 1
PowerPoint Toán 8 bài 13: Hình chữ nhật
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm